meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Giải pháp nào cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2023?

Thứ sáu, 03/02/2023-08:02
Trải qua một năm 2022 với nhiều khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đặt ra những bài toán khó cho năm 2023. Vậy, giải pháp nào để giải bài toán trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023? Câu trả lời có trong bài phân tích chuyên sâu của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong dưới đây.

Cần những giải pháp tổng thể

Để khôi phục và phát triển lành mạnh, hiệu quả thị trường TPDN cần sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.

Theo tinh thần Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường TPDN, Bộ Tài chính cần khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành TPDN, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế; khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023. 


Giải pháp nào để khôi phục và phát triển hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Giải pháp nào để khôi phục và phát triển hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Đồng thời, chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ; chủ động phòng chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ.

Trong năm 2023, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, rà soát tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trước mắt, xem xét trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ nhằm tháo gỡ các khó khăn phát sinh hiện nay.

Trong gặp mặt nhân dịp đầu Xuân mới và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng ngày 27/1/2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính  đã yêu cầu NHNN rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, chọn điểm đột phá tập trung tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua, góp phần tháo gỡ nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo trong nền kinh tế


Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ
Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ

Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao tín nhiệm, tăng cường minh bạch thông tin và kiểm soát chặt chẽ rủi ro; đồng thời, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên tạo động lực tăng trưởng, trong đó có các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; bảo đảm thanh khoản, an toàn của hệ thống ngân hàng gắn với tăng cường thanh tra, giám sát; có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung xử lý nợ xấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng các quy định pháp luật; đánh giá kỹ tình hình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại để có giải pháp thích hợp thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giải ngân; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ...

Làm sao lấy lại niềm tin của nhà đầu tư?

Ngoài những giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại về mặt pháp lý cũng như các vấn đề liên quan đến đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu 2023 rất cần những giải pháp để ổn định tâm lý và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Từ đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có thể phát triển ổn định trong thời gian tới.

Do đó, cần tăng cường truyền thông, ổn định tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư, nhất là về định hướng phát triển thị trường TPDN công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường; ngăn chặn việc đưa tin không chính thống, chưa kiểm soát; kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin giả mạo, thất thiệt,... gây ảnh hưởng đến thị trường; tập trung quản lý giám sát, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tiếp tục rà soát, đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng nhà nước cần xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm trong cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, phân phối trái phiếu; đặc biệt là việc chào mời khách hàng gửi tiền tiết kiệm chuyển sang mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua mua trực tiếp hoặc ký hợp đồng hợp tác đầu tư với công ty chứng khoán.

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, cải cách quy trình cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đủ điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng; các Sở Giao dịch chứng khoán chuẩn bị nền tảng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm phát triển thị trường thứ cấp minh bạch.

Bộ Tài chính cùng với Ngân hàng nhà nước, các bộ, ngành liên quan tập trung triển khai các biện pháp điều hành đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn; nâng cao hiệu quả giám sát liên thông, kịp thời nhận diện, cảnh báo rủi ro và đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, bền vững.


Nhiều điểm mới trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ (các chuyên gia trong một buổi tọa đàm về Bước ngoặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau Nghị định 65/2022)
Nhiều điểm mới trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ (các chuyên gia trong một buổi tọa đàm về Bước ngoặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau Nghị định 65/2022)

Cuối năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng lùi thời hạn áp dụng 1 năm đối với các quy định: xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm; và bổ sung quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay, hoặc tài sản khác để thanh toán gốc, lãi trái phiếu… 

Đồng thời, đẩy nhanh quy trình pháp lý để doanh nghiệp có quyền sử dụng đất; giảm chi phí đi vay cho các công ty và tham gia tái cơ cấu các nghĩa vụ trả nợ, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, đảm bảo các tổ chức phát hành cung cấp thông tin chính xác và đảm bảo thanh toán trái phiếu đúng hạn để củng cố niềm tin của nhà đầu tư…

Các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp phát hành sử dụng mọi nguồn lực để đảm bảo thanh toán gốc, lãi trái phiếu như cam kết với nhà đầu tư. Trường hợp có khó khăn trong việc cân đối nguồn thực hiện chi trả, doanh nghiệp phát hành chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu phù hợp với tình hình thực tế theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Đồng thời, sử dụng dịch vụ kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm, định giá tài sản, để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp; chủ động, kịp thời công bố thông tin chính thống cho nhà đầu tư để nắm bắt về tình hình tài chính của doanh nghiệp..

Là kênh dẫn vốn quan trọng và giúp giảm áp lực cung ứng vốn từ tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, triển vọng phát triển lành mạnhhiệu quả thị trường TPDN nói riêng, cũng như thị trường chứng khoán nói chung phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành; vào kết quả chỉnh đốn thị trường, loại bỏ những nhà phát hành không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; vào sự đa dạng hóa các sản phẩm có chất lượng, thông tin minh bạch, đầy đủ, chính xác và giữ được lòng tin, mức lãi suất hấp dẫn, mức độ rủi ro hợp lý cho nhà đầu tư, nhất là với nhà đầu tư cá nhân, nhóm hiện chiếm 1/3 khối lượng giao dịch TPDN.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một bộ phận bỏ phố về quê, đi làm vài chục km mỗi ngày vẫn thấy vui

Chàng trai 5 năm ở nhà thuê 1 triệu đồng, ăn cơm 30.000 đồng để đổi lấy căn nhà đầu tiên

Thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhà đầu tư cân nhắc giải ngân trở lại

Tiền gửi dân cư tại ngân hàng hồi phục, ghi nhận mức cao kỷ lục

Gen Z đang làm thế nào trên hành trình hướng đến độc lập tài chính?

Gen Z ngày càng chú trọng “siết chặt hầu bao” vì muốn mang tiền về cho mẹ

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (từ 3/6-7/6): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất là 33%

Hà Nội: Đề xuất mở rộng QL21 kết nối với đô thị phía Tây

Tin mới cập nhật

Một bộ phận bỏ phố về quê, đi làm vài chục km mỗi ngày vẫn thấy vui

2 giờ trước

Chàng trai 5 năm ở nhà thuê 1 triệu đồng, ăn cơm 30.000 đồng để đổi lấy căn nhà đầu tiên

3 giờ trước

Tiền gửi dân cư tại ngân hàng hồi phục, ghi nhận mức cao kỷ lục

3 giờ trước

Thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhà đầu tư cân nhắc giải ngân trở lại

3 giờ trước

Gen Z đang làm thế nào trên hành trình hướng đến độc lập tài chính?

3 giờ trước