meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Đầu tư sớm để nghỉ hưu không lo về tiền: Vợ chồng U50 mua từ cổ phiếu, vàng, BĐS, BHXH, BHNT… hướng đến tự do tài chính

Thứ hai, 27/05/2024-15:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Người phụ nữ 40 tuổi đã chuẩn bị từ rất sớm cho thời gian nghỉ hưu của hai vợ chồng bằng việc cùng nhau tiết kiệm tiền, đầu tư vào nhiều kênh giúp tiền đẻ ra tiền.

Tâm lý của người Việt Nam thường mong muốn khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ an nhàn, có tiền dưỡng già. Theo nghiên cứu của Viện Y - Xã hội học, thực tế chỉ có hơn 28% người Việt được hỏi là có kế hoạch chuẩn cho cuộc sống khi về già. Trong đó, yếu tố khiến nhóm được khảo sát (độ tuổi 30-44) cảm thấy thiếu tự tin nhất là vấn đề tài chính.

Một câu chuyện về việc lập kế hoạch tài chính cho thời điểm nghỉ hưu của một cặp vợ chồng đăng lên mạng xã hội đang được rất nhiều người quan tâm. Theo "người tham gia ẩn danh", người này năm nay 40 tuổi, chồng cô 44 tuổi, đã có 3 người con lần lượt là 17 tuổi, 14 tuổi và 6 tuổi. Sau khi trừ các chi phí thì mỗi tháng gia đình sẽ dư ra khoảng 40 triệu đồng.

Người trẻ đã bắt đầu học cách tiết kiệm sớm. (Ảnh minh họa)
Người trẻ đã bắt đầu học cách tiết kiệm sớm. (Ảnh minh họa)

Người vợ dự tính sẽ đi làm thêm khoảng 6-7 năm nữa thì bắt đầu giảm khối lượng công việc để dành thời gian nghỉ ngơi và cho gia đình. Vì vậy, hai vợ chồng đã sớm dùng một phần tiền tiết kiệm để đầu tư nhằm chuẩn bị cho lúc về già. Các khoản đầu tư mà người phụ nữ này liệt kê như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo tác giả bài viết, chồng cô đang làm cho một công ty đã 20 năm nên sau này sẽ có BHXH. Tuy nhiên bản thân cô làm việc tự do nên tự đóng dựa vào công ty cũ và sau này khi có bảo hiểm nhân thọ thì sẽ chuyển sang loại hình này.

“Tính đến nay, tôi đóng BHXH được 16 năm, tức là đến tầm tuổi được hưởng lương hưu thì cả 2 vợ chồng đều được hưởng. Đây là khoản dự phòng trong trường hợp mình sống thọ, về già không thể tự chăm sóc bản thân, con cái cũng không phải chịu áp lực chi phí nuôi bố mẹ. Hoặc phương án khác là dùng tiền đó để vợ chồng vào viện dưỡng lão ở. Dù lương hưu của cả hai sẽ có khoảng 22-25 triệu đồng/tháng”, người vợ chia sẻ.

Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn. (Ảnh minh họa)
Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn. (Ảnh minh họa)

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT)

Cô cũng chia sẻ đã mua cho hai vợ chồng BHNT, nhưng chỉ mua những sản phẩm chính, không mua bảo hiểm tai nạn, bệnh nan y, hỗ trợ đóng phí… vì sẽ bị trừ phí hàng năm. Sản phẩm phụ duy nhất được mua là thẻ chăm sóc sức khỏe, chủ yếu là dự phòng nên mức mua không cao, ngoài ra cũng mua cả bảo hiểm y tế.

“Phí hàng năm để đóng BHNT cho hai vợ chồng là hơn 40 triệu đồng. Đây là khoản dự phòng rủi ro nếu một trong hai gặp chuyện không may, con cái sẽ có thêm một khoản để lo ăn học.

Tôi đã tham gia gói này được 8 năm nay, tôi khuyên mọi người nên tham gia càng sớm càng tốt, bởi tuổi càng trẻ thì tiền bảo hiểm tính mạng sẽ càng được giá, phí cũng thấp hơn. Khi kết thúc hợp đồng (7 năm nữa) thì tôi sẽ nhận được một khoản kha khá để sử dụng vào mục đích nghỉ ngơi, đi du lịch”, người phụ nữ viết.

Mua cổ phiếu

Theo tác giả bài viết, chồng cô sẽ dành ra khoảng 4-5 triệu đồng hàng tháng để mua vài mã blue chip (mua lâu dài), mục đích là mua để dành chứ không bán, nên cứ mã nào xuống giá lại mua để gom. Chồng cô cũng dùng khoảng 1-2 triệu đồng mua các mã khác theo kiểu chơi “xổ số”, bán khi lên giá. Khoản lãi từ kênh này sẽ được sử dụng trong quãng thời gian vợ chồng giảm làm chờ nghỉ hưu.

Mua chứng chỉ quỹ

Người vợ chia sẻ:“Thật ra tôi khá ngại tìm hiểu thị trường chứng khoán, cũng không biết mua bán thế nào nên mới mua chứng chỉ quỹ định kỳ cho nhanh. Mỗi tháng sẽ trích khoảng 2 triệu để mua. Năm nay tôi đã tăng khoản này thành 3-4 triệu vì thu nhập hai vợ chồng cũng tăng. 

Việc mua định kỳ kiểu này theo tôi sẽ không lỗ vì hàng tháng mua là được mức trung bình giá rồi. Tôi mua chứng chỉ quỹ bên SSI cũng đã khoảng 6-7 năm nay, xác định là để đó nên không hay để ý tài khoản, nhưng vẫn nhận báo cáo định kỳ qua email.

Nó cũng giống như tiết kiệm tiền, mà mình không cần trông nom giữ gìn. Ngoài ra, khoản này tôi dự định để dành đóng học cho đứa con út”. 

Mua vàng

Cô cho biết, kể từ khi bố mẹ hai bên qua tuổi 60 thì mỗi dịp sinh nhật, cô đều đặn tặng mỗi người một chỉ vàng. Bố mẹ cô cũng sẽ để dành khoản này cho các cháu khi chúng lấy vợ gả chồng. Từ đó, cô cũng bắt đầu tích trữ vàng cho các con.

Mỗi dịp sinh nhật của các thành viên trong gia đình, cô sẽ mua một chỉ cất đi, như vậy mỗi năm tích được 5 chỉ vàng. Thói quen này thực tế không quá khó để duy trì, khi đến tuổi nghỉ hưu thì gia đình cô cũng tích lũy được lượng vàng kha khá.

Đầu tư vào nhiều kênh để gia tăng thu nhập thụ động. (Ảnh minh họa)
Đầu tư vào nhiều kênh để gia tăng thu nhập thụ động. (Ảnh minh họa)

Tiết kiệm và đầu tư bất động sản

Vì ba người con vẫn đang tuổi ăn tuổi học, bố mẹ hai bên bắt đầu bước vào giai đoạn già yếu nên vợ chồng cô luôn có khoản tiết kiệm dự phòng ít nhất 200-300 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi khi gom được một khoản kha khá thì sẽ mua bất động sản theo dạng trả góp hoặc sản phẩm vừa với số tiền đang có để không bị áp lực vay nợ.

Người phụ nữ 40 tuổi còn chia sẻ một bí kíp để không bị tồn đọng vốn khi đầu tư là chọn loại cho thuê được ngay chứ không mua đất ở xa trung tâm rồi để đó chờ lên giá.

Sau 18 năm kết hôn, vợ chồng cô hiện nay đã sở hữu được một vài tài sản để ở và cho thuê. Tài chính gia đình đang ở mức ổn định.

“Nếu không có gì biến động thì sau khoảng 10 năm nữa, khi tôi 50 tuổi và chồng 54 thì cả hai có thể an tâm giảm việc làm dần, chờ lương hưu đúng như dự tính”, cô chia sẻ.

Chỉ sau thời gian ngắn đăng lên hội nhóm kín, bài viết nhận được lượng tương tác khủng từ cộng đồng mạng. Nhiều người khen tác giả quá khéo và tính toán chu toàn để tiền đẻ ra tiền.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng cách làm này chưa thực sự phù hợp với đại đa số người dân còn thu nhập khá thấp và một số kênh đầu tư như chứng chỉ quỹ, cổ phiếu không dành cho những tay mơ./.

Nguyễn Ngọc Huyền
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội lý giải về mức đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2 tại quận Hoàng Mai

Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh giúp thị trường bất động sản ấm lên

Thách thức chống thất thu thuế từ livestream, thương mại điện tử

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

Ghép nhà ở xã hội với phân khúc thương mại vừa túi tiền: Tại sao không?

Liệu có một lượng lớn “hàng giá rẻ” trước khi quy định siết phân lô có hiệu lực?

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

Tin mới cập nhật

Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh giúp thị trường bất động sản ấm lên

9 giờ trước

Apple đối diện với khoản phạt lên tới 50 triệu USD mỗi ngày

9 giờ trước

Hà Nội lý giải về mức đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2 tại quận Hoàng Mai

9 giờ trước

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

9 giờ trước

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

11 giờ trước