Database marketing là gì? Vai trò của Database Marketing trong Digital Marketing
BÀI LIÊN QUAN
Database là gì? Vai trò của DatabaseIn-memory databases là gì? Ưu điểm và nhược điểm của In-memory databasesTìm hiểu những thông tin cơ bản về NoSQL DatabasesKhái niệm Database marketing?
Database Marketing nghĩa là tiếp thị cơ sở dữ liệu. Đây là hoạt động tận dụng dữ liệu khách hàng để cung cấp những thông điệp marketing đã được cá nhân hóa, phù hợp và hiệu quả tối đa cho các đối tượng khách hàng (cả khách hàng của doanh nghiệp hiện tại và những khách tiềm năng).
Thuật ngữ Database Marketing thường được sử dụng cho những chương trình quảng cáo nhằm thu hút các đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên, lượng data sẵn có của các các khách hàng hiện tại (và giá trị cao của việc có thể giữ chân được họ) làm cho nó ngày càng trở nên có giá trị hơn trong mọi chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Những loại dữ liệu cần thu thập về khách hàng phục vụ cho các chiến dịch tiếp thị
Có nhiều nguồn dữ liệu nội bộ và nguồn dữ liệu bên ngoài mà các doanh nghiệp, công ty có thể tổng hợp để tiến hành thiết lập, xây dựng Database Marketing. Bao gồm:
- Dữ liệu chuyển đổi: Thời điểm và cách thức mà khách hàng thực hiện việc truy cập vào những trang web/ứng dụng ban đầu thông qua một kênh hay một link liên kết nào đó, hoặc chiến dịch ưu đãi, khuyến mại…v.v.
- Dữ liệu về nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, công việc nghề nghiệp, địa chỉ…v.v.
- Lịch sử hoạt động ở trên web / ứng dụng: Các trang đã từng thực hiện truy cập; Tần suất việc truy cập; Các sản phẩm đã từng duyệt hoặc các game đã từng chơi; Những tính năng phần mềm được sử dụng, …v.v.
- Lịch sử mua hàng/ chi tiêu: Số lần mua hàng, số mặt hàng đã từng mua (tổng số tiền và trung bình số tiền của mỗi lần mua hàng); Giá của những mặt hàng khách đã từng mua; Ngày / khoảng thời gian mua hàng, tần suất mua sắm trước đó.
- Lịch sử phản hồi của mỗi chiến dịch quảng cáo : Khách hàng đã được tiếp cận với bao nhiêu các chiến dịch quảng cáo tiếp thị đến từ doanh nghiệp bạn ? Họ phản hồi như thế nào và tần suất phản hồi ra sao ? Loại chiến dịch được họ tiến hành việc phản hồi và thông qua những kênh nào?
- Dữ liệu chương trình của những đối tượng khách hàng thân thiết: Bậc xếp hạng; Điểm số đã từng kiếm được; Những khuyến mại đã từng được quy đổi, v.v.
- Khảo sát và các bảng câu hỏi: Những câu trả lời của các đối tượng khách hàng thực hiện ở trong các cuộc khảo sát; Thời gian để khách hàng có thể hoàn thành các cuộc khảo sát.
- Dữ liệu vị trí: Vị trí truy cập vào dữ liệu được ghi lại ở trên các thiết bị di động thông minh của người dùng.
- Các hoạt động truyền thông xã hội: Các chủ đề và những tên thương hiệu nổi tiếng, có độ phổ biến cao hoặc đang được thảo luận; Xếp hạng các ứng dụng; Chi tiết hồ sơ, v.v.
- Dữ liệu ở trong những chiến dịch quảng cáo trả phí: Các trang web khác đã được duyệt; Quảng cáo đã được nhấp vào; Những dữ liệu về ý định mua của khách hàng, chỉ số về nhân khẩu học, v.v.
Tầm quan trọng của Database marketing trong Digital Marketing
Việc xây dựng và nắm giữ cơ sở dữ liệu của khách hàng luôn là điều vô hết sức quan trọng. Thậm chí, ngay cả các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng cần phải có cơ sở dữ liệu Database đầy đủ, chi tiết chuẩn xác. Hơn nữa, công ty cũng cần phải liên tục bổ sung và nuôi dưỡng hệ thống Database. Bởi những dữ liệu Database chất lượng có thể hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động quảng bá, tiếp thị và kinh doanh.
Dưới đây là những yếu tố tạo nên tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu trong Digital Marketing:
- Tạo ra một danh bạ chi tiết, chuẩn xác và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào những phương tiện truyền thông xã hội. Bởi nhờ có Database Marketing, dù các trang mạng xã hội bị sập, không thể truy cập, bị tấn công, bị mất đi quyền kiểm soát. Người dùng vẫn có được đầy đủ các thông tin dữ liệu về khách hàng, về những người đang quan tâm đến các dịch vụ, sản phẩm của công ty.
- Giúp cho các công ty, các doanh nghiệp có thể nói chuyện được trực tiếp với các khách hàng đang sử dụng những sản phẩm, dịch vụ. Thậm chí là tiếp cận được với những đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Giúp cho các công ty, đơn vị doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Biết được những đối tượng khách hàng tốt nhất của bạn là ai? Họ đang sống như thế nào, cần những gì? Điều gì có thể khiến cho họ quan tâm, chú ý đến những sản phẩm, dịch vụ của bạn? Bạn có thể tìm hiểu thêm và tìm kiếm những người giống như họ ở đâu?
- Tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng hơn cho công tác phân loại các khách hàng theo phân khúc hoặc theo những quy tắc, tiêu chí riêng.
- Hỗ trợ để tạo ra những kế hoạch, những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Hướng dẫn sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng vào những hoạt động tiếp thị
Để sử dụng cơ sở dữ liệu người dùng vào hoạt động tiếp thị cần làm theo các bước như sau:
Hiểu được các dữ liệu là điều quan trọng nhất
Nhờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ tiên tiến, việc có được những dữ liệu khách hàng hiện nay tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, “Điều quan trọng nhất đó là các đơn vị doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được những thông tin dữ liệu mà mình đang có”. Nhờ việc có thể hiểu rõ, hiểu sâu được dữ liệu, các đơn vị doanh nghiệp dễ dàng xác định đúng những đối tượng khách hàng tiềm năng.
Việc gửi email với những nội dung phù hợp với khách hàng sẽ làm tăng thêm giá trị thương hiệu, có thêm cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu lựa chọn cách tiếp thị tràn lan, thiếu tính chọn lọc sẽ khiến cho hiệu quả chiến lược marketing không cao. Thậm chí khiến cho khách hàng dần có ác cảm với thương hiệu. Chính vì thế, trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được chính xác mình đang muốn tìm được loại dữ liệu gì.
Bằng cách hiểu được các thông tin dữ liệu, chúng ta có thể nắm được hành vi, sở thích của từng khách hàng. Từ đó, mỗi thông điệp được doanh nghiệp gửi đi sẽ chú trọng, tập trung vào các nội dung phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Đảm bảo về sự thống nhất
Tiền đề để bắt đầu là những nguồn data dữ liệu khác nhau cần được kết hợp phù hợp với nhau sao cho không có lỗi xảy ra. Đồng thời phải đảm bảo cập nhật và được liên kết một cách chính xác nhất với từng đối tượng khách hàng riêng lẻ khác nhau.
Việc định hướng đúng với mục đích cụ thể và tối ưu hóa các nguồn dữ liệu (data) có thể mang đến sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Ví dụ: Hiệu quả trong việc bán hàng; Trải nghiệm của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ; Lợi nhuận, doanh thu tăng trưởng kinh doanh; Độ nhận diện của thương hiệu,….v.v. Thách thức lớn nhất có lẽ là yêu cầu liên kết tất cả những thông tin dữ liệu của khách hàng, từ tất cả những nguồn khác nhau, cho một định danh về một đối tượng duy nhất.
Phân khúc khách hàng
Mỗi chiến lược quảng bá, marketing đều sẽ có những mục tiêu quan trọng, cụ thể. Doanh nghiệp không thể gửi đi những chương trình giảm giá, ưu đãi dành cho những khách hàng vừa mới mua sản phẩm. Hoặc không nên quảng cáo cho những dịch vụ đắt tiền, sang trọng, cao cấp tới những đối tượng khách hàng thu nhập thấp. Do đó, hãy thực hiện việc phân nhóm các thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại sau khi đã thực hiện tổng hợp.
Phân đoạn cơ bản: Dựa trên một hoặc có thể là nhiều trường cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn như: Đặc điểm về nhân khẩu học; Hoạt động ở trên các trang web / ứng dụng; Mẫu mua hàng và phản hồi đối với những ưu đãi, khuyến mãi trước đó.
Phân đoạn phức tạp: Phân tích nhiều điểm thông tin dữ liệu hơn như: Lần truy cập gần đây; Tần suất…
Cá nhân hóa sẽ là giá trị chính của việc tiếp thị cơ sở dữ liệu khách hàng
Dựa trên các phân khúc đối tượng khách hàng khác nhau, các đơn vị doanh nghiệp sẽ định hướng những phương thức tiếp cận khác nhau cho từng đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng cụ thể. Điều này sẽ dẫn đến những sự tương tác được thực hiện cá nhân hóa và có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Nó sẽ khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên ấn tượng thú vị và hấp dẫn trong tâm trí người dùng.
Cần phải biến doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật hơn trên thị trường. Mức độ liên quan và cá nhân hóa thông điệp sẽ tự nhiên dẫn đến việc khách hàng gắn bó hơn, trung thành hơn và duy trì được sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu lâu hơn.
Những khó khăn khi tự xây dựng chiến lược Database Marketing
Database Marketing không phải là khái niệm quá mới mẻ với những người làm Marketing. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng, triển khai chiến lược Database Marketing ở trong ngành Digital Marketing, bạn vẫn có thể sẽ gặp phải rất nhiều vướng mắc, khó khăn như:
- Tình trạng suy giảm dữ liệu: Mọi người có thể thực hiện thay đổi vị trí công việc, thay đổi tên dùng trên mạng, bỏ đi địa chỉ email. Thậm chí là bỏ đi tài khoản mạng xã hội cũ dẫn đến tình trạng về suy giảm dữ liệu.
- Dữ liệu có tính không chính xác: Điều này có thể xảy ra do vô tình nhưng cũng có thể xảy ra là vì sự cố ý của một vài đối tượng khách hàng. Bởi họ biết doanh nghiệp sẽ gửi đi những email tiếp thị và không muốn nhận được những email đó.
- Sử dụng những dữ liệu khách hàng quá chậm: Điều này có thể khiến cho khách hàng sẽ quên mất bạn là ai và họ cần gì ở doanh nghiệp của bạn….
Đây là những vấn đề chính mà những người học và hoạt động trong mảng Digital Marketing có thể sẽ gặp phải. Để giải quyết những vấn đề khó khăn này và xây dựng những chiến lược Database Marketing hiệu quả nhất. Bạn nên thận trọng hơn trong việc tiến hành thu thập, sàng lọc thông tin dữ liệu khách hàng.
Database marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng của lĩnh vực Digital Marketing, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, nâng cao doanh số bán hàng. Chính vì thế việc xây dựng cơ sở dữ liệu là điều rất cần thiết.