meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đà Nẵng tập trung phát triển hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư

Thứ tư, 29/06/2022-15:06
Qua một thời gian dài bị ngưng trệ do đại dịch Covid-19, thành phố Đà Nẵng sẽ phân bổ, điều chỉnh vốn, tập trung thi công, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư.

Phê duyệt 36 dự án thu hút đầu tư

Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh đã ký Quyết định về việc ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2022 – 2026 và định hướng đến 2030. Quyết định số 1652 của UBND thành phố cho biết, từ nay tới năm 2026, định hướng tới năm 2030, thành phố sẽ có 36 dự án thu hút đầu tư.

Trong số 36 dự án này, bất động sản – du lịch, thương mại dịch vụ có 6 dự án. Logistics, giao thông, cơ sở hạ tầng có 9 dự án. Lĩnh vực y tế có 2 dự án; lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, công nghệ thông tin 6 dự án; công nghiệp và công nghệ cao 3 dự án; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 4 dự án và văn hóa – thể thao có 2 dự án; giáo dục và đào tạo có 4 dự án.


Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng được định hướng phát triển trở thành "thung lũng Silicon" của Việt Nam.
Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng được định hướng phát triển trở thành "thung lũng Silicon" của Việt Nam.

Chủ tịch UBND thành phố giao Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, xây dựng tài liệu chi tiết, đầy đủ của từng dự án và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án thuộc danh mục vừa được ban hành.

Hiện nay, tình hình thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng có những dấu hiệu khả quan. Điều đó được thể hiện qua các dự án mà địa phương này đã thu hút được trong thời gian qua. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ cao, thành phố đang có 3 dự án kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2025, bao gồm dự án công nghệ hàng không vũ trụ; Dự án thiết kế, chế tạo robot; Dự án sản xuất chip và cảm biến sinh học.

Các dự án này đề có suất đầu tư từ 8 – 15 triệu USD/ ha và được thực hiện trên diện tích đất sạch, đã được hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại khu công nghệ cao Đà Nẵng. Hình thức đầu tư là do nhà đầu tư đề xuất tổng vốn, nguồn vốn 100 % của nhà đầu tư.


Khu công nghệ cao Đà Nẵng có sẵn diện tích đất sạch chào đón các nhà đầu tư.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có sẵn diện tích đất sạch chào đón các nhà đầu tư.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thành phố cũng có 3 dự án thu hút đầu tư từ nay tới 2025 tại Khu công nghệ thông tin tập trung. Các dự án này cũng có suất đầu tư dự kiến lên tới 15 triệu USD/ ha. Mặt bằng dành cho các dự án là quỹ đất sạch, đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như: trạm biến áp, nước sạch, hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt, đường giao thông đã được đấu nối vào cao tốc La Sơn – Túy Loan, đường Nguyễn Tất Thành nối dài.

Đến nay, Đà Nẵng đã thu hút 508 dự án, trong đó 378 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 28.000 tỷ đồng và 130 dự án FDI với vốn đầu tư trên 1.860 triệu USD.

Dồn sức cho hạ tầng giao thông, logistics

Để có thể thu hút các nhà đầu tư vào thành phố trong thời gian tới, theo Chủ tịch UBND thành phố, ông Lê Trung Chinh, vấn đề hạ tầng giao thông là rất quan trọng. Theo ông Chinh, “Cần xác định hạ tầng giao thông là khâu đột phá trong phát triển Đà Nẵng”. Do đó, Đà Nẵng đã sớm kích hoạt cơ chế vốn, chính sách để tăng tốc, dồn sức cho đầu tư hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện để các dự án lớn “về đích”.


Hệ thống giao thông hiện đại.
Hệ thống giao thông hiện đại.

Ngay từ đầu năm, thành phố đã phân bổ hơn 7.800 tỷ đồng vốn từ nguồn đầu tư công cho các dự án trọng điểm, động lực. Trong đó, các dự án giao thông được bố trí tới hơn 1.500 tỷ đồng. Đối với các dự án hoàn thành trong năm 2021 mà thành phố đã bố trí vốn thanh toán, trong năm 2022 Đà Nẵng sẽ đầu tư mới 30 dự án với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Tiêu biểu là các dự án như: Cải tạo, nâng cấp đường Võ Duy Ninh; Cải tạo nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý; đường ven sông Cầu Đỏ - Túy Loan; tuyến đường 19,5 m từ khu dân cư Phần Lăng 2 đến đường Trường Chinh…

Mới đây, Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã thông qua các Nghị quyết về chủ trương đầu tư 1.203 tỷ đồng xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu. Đây là dự án được xếp vào nhóm B, công trình giao thông cấp 1 với nguồn vốn lớn. Đây cũng là một hợp phần quan trọng của dự án đầu tư cảng Liên Chiểu được Đà Nẵng. Đây có thể xem là nỗ lực khởi động sau thời gian bị trì hoãn bởi dịch Covid-19.

Theo Chủ tịch UBND thành phố, dự án này có ý nghĩa đặc biệt với Đà Nẵng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và cả vùng nói chung. Mục tiêu của dự án nhằm kết nối tuyến đường nội bộ cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân. Từ đó tạo nên tuyến vận tải độc lập, thúc đẩy phát triển kinh tế của Đà Nẵng với các vùng, khu vực khác và trên thế giới.


Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có ý nghĩa quan trọng với Đà Nẵng. Ảnh minh họa.
Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có ý nghĩa quan trọng với Đà Nẵng. Ảnh minh họa.

Đà Nẵng cũng dự kiến bổ sung 455 tỷ đồng nguồn vốn cho 13 công trình có tính chuyển tiếp từ các năm trước, như: Vành đai phía Tây từ đường 14B đến đường Hồ Chí Minh; đường trục I Tây Bắc; đường liên xã Hòa Ninh – Hòa Phú…

Bên cạnh đó, thành phố cũng triển khai các dự án khác như: cải tạo tuyến An Thượng 2, 3; tuyến Ngô Thì Sỹ - Võ Nguyên Giáp; Hoàng Kế Viêm – Võ Nguyên Giáp, Lê Quang Đạo… để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

Về lĩnh vực logistics, thời gian qua Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần đưa thành phố thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu của cả nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng cần chỉ ra những hạn chế để cải thiện năng lực logistics của thành phố.

Thứ nhất, về năng lực cung ứng dịch vụ, cạnh tranh và kết nối giữa khu vực trong nước và thế giới còn hạn chế. Thứ hai, chi phí vận tải đường bộ còn cao, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải chưa được tối ưu hóa. Thứ ba, về hệ thống kho bãi chưa đáp ứng được hết nhu cầu sản xuất, dự trữ của thành phố cũng như các tỉnh lân cận. Chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải quốc tế đang gia tăng.


Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics của miền Trung.
Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics của miền Trung.

Do đó, Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế của Đà Nẵng là “trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng”.

Theo Nghị quyết, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng sẽ có 5 trung tâm logistics chính được bố trí tại các đầu mối giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Các trung tâm gồm: Trung tâm logistics cảng Liên Chiểu; Trung tâm logistics Hòa Nhơn; Trung tâm logistics đường sắt Đà Nẵng; Trung tâm logistics Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Trung tâm logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Trong đó, Trung tâm logistics Hòa Nhơn là trung tâm logistics đường bộ. Đây là trung tâm có chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phương tiện vận tải đường bộ; dịch vụ logistics cho luồng hàng hóa Bắc - Nam và các tỉnh lân cận trung chuyển qua Đà Nẵng.


 
 

Trung tâm  logistics đường sắt là trung tâm logistics phục vụ vận tải đường sắt, đặt tại khu vực Hòa Liên.
Về hàng không, Trung tâm logistics Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là trung tâm logistics chuyên dụng hàng không, đặt trong hoặc gần khu vực Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

Trung tâm logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng là trung tâm logistics phụ trợ trung tâm logistics hàng không và đường bộ.

Ngoài ra, đến năm 2030, thành phố sẽ có 26 ha đất dành cho các trung tâm logistics nhỏ lẻ và các kho bãi khác. Đến năm 2045 đạt 68ha.

Hàng loạt “đại bàng” sẵn sàng về “làm tổ”

Trong vòng 5 năm từ 2016 đến 2020, hàng tỷ USD đã được doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ vào các dự án của thành phố bên dòng sông Hàn. Giai đoạn bùng nổ này đã ghi nhận tới 716 dự án với tổng mức đầu tư lên tới gần 149.000 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ghi nhận 914 dự án với mức đầu tư gần 4 tỷ USD.


 
 

Sở Xây dựng thành phố cho biết, tới nay đã có nhiều lời đề nghị đầu tư, nghiên cứu ý tưởng… của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước vào 12 phân khu quy hoạch của Đà Nẵng. Trong đó, Đà Nẵng đã tiếp nhận ý tưởng quy hoạch Phân khu Đô thị sườn đồi khoảng 2.729 ha. Một số tập đoàn lớn trong nước như Sun Group cũng tham gia ý tưởng với Dự án Khu tổ hợp đô thị thông minh - phi thuế quan với diện tích 1.110 ha thuộc Phân khu Đô thị sườn đồi. Tập đoàn này còn đề xuất tham gia nghiên cứu và đầu tư Khu đô thị ven sông Tây Nam Nhà máy nước Cầu Đỏ khoảng 50 ha.

Còn tập đoàn BRG đề xuất tài trợ ý tưởng quy hoạch phân khu khu vực khoảng 11.573 ha và đề xuất tài trợ ý tưởng quy hoạch tổng thể phát triển không gian 9 xã phía Nam Hòa Vang, khoảng 25.042 ha. Đối với khu dự trữ phát triển, bên cạnh Tập đoàn Vingroup tự khảo sát khoảng 450 ha tại xã Hòa Châu - Hòa Tiến, cũng có sự tham gia của Công ty cổ phần Phát Đạt...


Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022.

Vừa qua, tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022, ông Lê Trung Chinh cho biết, thành phố công khai thông tin về kế hoạch, tiến độ hoàn thành việc lập quy hoạch các phân khu chức năng theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, thành phố đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để Đà Nẵng hiện thực hóa, đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và thu hút đầu tư mạnh mẽ. Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh nhấn mạnh: “Chúng tôi ý thức rằng, không thể có được những kết quả mới cao hơn, hiệu quả hơn từ những cách làm cũ, theo tư duy cũ. Điều đó đòi hỏi từ lãnh đạo đến từng công chức của thành phố phải đổi mới tư duy, xác định những cách làm mới một cách cụ thể, phù hợp với quy định pháp lý và thực tiễn đặt ra; cũng như đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của mỗi chính sách”.


 
 

Còn theo ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố cho biết, Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào 7 dự án trọng điểm gồm: cảng Liên Chiểu; Khu phức hợp trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp; Không gian sáng tạo Đà Nẵng; Trung tâm thương mại quốc tế; Bệnh viện quốc tế; Viện dưỡng lão và Trường liên cấp quốc tế.

Theo các chuyên gia, thời gian tới các dòng vốn đầu tư lớn sẽ tiếp tục được rót về Đà Nẵng khi các quy hoạch được hoàn thiện. Do đó, hiện nay thành phố đang tập trung hoàn thiện quy hoạch giai đoạn mới. Đồng thời, với việc đầu tư, kêu gọi đầu tư vào hệ thống hạ tầng, giao thông, logistics, dự báo Đà Nẵng sẽ đón nhận thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước