meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty con Vingroup lên kế hoạch rót 7.000 tỷ đồng cho một dự án tại Hà Nội 

Thứ tư, 17/05/2023-20:05
Dự án Vinhomes Cổ Loa tại huyện Đông Anh (Hà Nội) sẽ được Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Vefac - Mã: VEF) rót vốn gần 6.976 tỷ đồng để thực hiện.

Theo Tiền Phong, mới đây, Vefac đã công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 dự kiến tổ chức vào ngày 25/5 sắp tới. Một trong những nội dung đáng chú ý là tờ trình về huy động vốn từ cổ đông. 

Theo đó, hội đồng quản trị doanh nghiệp này đề xuất phương án chào bán gần 853 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ thực hiện quyền là 512%. Điều này có nghĩa cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu VEF có quyền mua thêm 512 cổ phiếu phát hành mới. Mức giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng với số tiền thu về là gần 8.530 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công thì vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng vọt từ 1.666 tỷ lên mức 10.196 tỷ đồng.

Cổ đông của doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư khác và bên nhận chuyển nhượng quyền mua không được phép tiếp tục chuyển nhượng cho bên thứ ba. Cổ phiếu phát hành cho bên có quyền mua không bị hạn chế chuyển nhượng. Dự kiến nguồn tiền thu về sẽ chi cho 1.467 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Hà Nội); gần 7.000 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Hà Nội); 87 tỷ đồng còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động. 

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) đã được UBND TP Hà Nội duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định 2588/QĐ-UBND vào tháng 6/2020. Khu đất nghiên cứu dự án Vinhomes Cổ Loa có diện tích gần 385 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 38.100 người. Tổng vốn đầu tư dự án Vinhomes Cổ Loa khoảng 42.215 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia khoảng 7.336 tỷ đồng.

Trước đó, trong hai năm 2021 và 2022, Vefac cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ nhưng chưa thực hiện được. 


Phối cảnh dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh.
Phối cảnh dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh.

Bên cạnh kế hoạch tăng vốn, Vefac còn xin ý kiến của các cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm 2022. Theo đó, toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh. Còn đối với năm 2023, Vefac đặt mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 37% so với thực hiện năm ngoái xuống mức 200 tỷ đồng (chủ yếu nhờ lãi tiền gửi và cho vay).

Trong thời gian tới, Vefac sẽ tiếp tục triển khai đồng thời hàng loạt dự án tại Hà Nội như Khu đô thị mới Đông Anh; Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Khu Chức năng Đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tại Mễ Trì; Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ tại 148 Giảng Võ, Ba Đình.

Được biết, Vefac có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập từ năm 1995. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, Tập đoàn Vingroup đã trở thành công ty mẹ đã nắm giữ 83% cổ phần của Vefac, tỷ lệ lợi ích 86,54%. Công ty con này của Vingroup hiện có quy mô tổng tài sản hơn 8.800 tỷ đồng. Trong đó, riêng lượng tiền và tương đương tiền chiếm hơn 1.600 tỷ; khoản cho vay các đối tác gần 4.000 tỷ đồng (hưởng lãi suất 11%/năm). 

Trong báo cáo tài chính quý đầu năm nay, công ty này có khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở tại dự án Vinhomes Cổ Loa là 1.053 tỷ đồng. Còn tại 4 dự án khác chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gần 1.700 tỷ đồng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Tin mới cập nhật

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

4 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

4 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

7 giờ trước

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

7 giờ trước

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

7 giờ trước