meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu MWG đang có chuỗi "hở room" khối ngoại kéo dài nhất trong nhiều năm

Thứ tư, 20/09/2023-18:09
Các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây không còn quá hào hứng với MWG. Những giao dịch premium không còn xuất hiện, các lệnh thỏa thuận trực tiếp trên sàn với biên độ tối đa +/-7% gần như không có.

Cổ phiếu MWG dư hàng triệu đơn vị, không ai tranh mua

Theo Nhịp Sống Thị Trường, cổ phiếu MWG của Thế giới Di Động từng có thời gian được ví von là một trong những ‘thỏi nam châm’ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Room ngoại của MWG thường xuyên được phủ kín 49%, chỉ hở ra do các hoạt động ESOP song ngay sau đó sẽ được lấp đầy. Thậm chí, nhiều giao dịch ghi nhận khối ngoại đều phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường để sở hữu MWG, lên tới 40% so với thị giá.


Theo như ghi nhận trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại MWG đã giảm rõ rệt, từ mức tối đa 49% hiện đã giảm về sát ngưỡng 48,4%
Theo như ghi nhận trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại MWG đã giảm rõ rệt, từ mức tối đa 49% hiện đã giảm về sát ngưỡng 48,4%

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây không còn quá hào hứng với MWG. Những giao dịch premium không còn xuất hiện, các lệnh thỏa thuận trực tiếp trên sàn với biên độ tối đa +/-7% gần như không có.

Tình trạng “hở room” ngoại của cổ phiếu MWG cũng diễn ra ngày càng thường xuyên. Theo như ghi nhận trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại MWG đã giảm rõ rệt, từ mức tối đa 49% hiện đã giảm về sát ngưỡng 48,4%, tương ứng với lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm đến gần 8,5 triệu đơn vị. Đáng chú ý, đây là quãng “hở room” dài nhất của MWG trong nhiều năm trở lại đây. 

Trước đó, Arisaig Asian Fund Limited - quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) từng nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào cổ phiếu MWG, cũng như không có tư duy giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên, quỹ ngoại này chỉ sau khoảng 3 năm nắm giữ đã liên tục bán bớt cổ phiếu và giảm tỷ lệ sở hữu tại MWG, mục đích là tái cơ cấu đầu tư. Lũy kế 8 tháng đầu năm, cổ phiếu MWG lọt top chứng khoán bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất, giá trị lên đến hơn 500 tỷ đồng. 

Tại sao khối ngoại ngày càng không mặn mà với MWG?

Thực tế cho thấy, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại MWG có xu hướng giảm khi các dòng vốn ngoại cũng đang có xu hướng bán ròng ở thị trường chung. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến những cổ phiếu đang được khối ngoại nắm giữ với số lượng lớn, trong đó có MWG.

Thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của “ông lớn” bán lẻ này đang kém sắc hơn so với những năm trước. Đối với những mảng kinh doanh chính, doanh thu bán đồ điện tử ở các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh gần như chỉ đi ngang. Chuỗi nhà thuốc An Khang càng thêm chật vật trong việc tìm kiếm lợi nhuận sau 5 năm hoạt động. Tính đến cuối quý 2 năm nay, chuỗi cửa hàng dược phẩm này đang lỗ lũy kế 469 tỷ đồng. 


Đối với những mảng kinh doanh chính, doanh thu bán đồ điện tử ở các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh gần như chỉ đi ngang
Đối với những mảng kinh doanh chính, doanh thu bán đồ điện tử ở các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh gần như chỉ đi ngang

Dù được xem là mảng hoạt động tiềm năng của tập đoàn, Bách Hóa Xanh cũng đang gặp khó với mục tiêu hòa vốn. Khoản lỗ lũy kế từ năm 2016 đến ngày 30/6/2023 đã lên đến hơn 8.053 tỷ đồng.

Hiện nay, MWG vừa bị giảm nguồn thu từ mảng cốt lõi, vừa phải gồng lỗ cho chuỗi cửa hàng mới và nhà thuốc, siêu thị mini… Do đó, việc đóng cửa những cửa hàng hoạt động không hiệu quả là điều hiển nhiên, điển hình như AVASport, chuỗi Bluetronics tại Campuchia hay mô hình “shop in shop” bán kính mắt và đồng hồ, cửa hàng xe đạp, trang sức. ‘Ông lớn’ này cũng tạm dừng kế hoạch mở mới nhà thuốc An Khang, đồng thời thu hẹp số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh kể từ năm 2021. 

Thế khó của đại gia ngành bán lẻ Việt đã phần nào được phản ánh qua kết quả kinh doanh. Lãi ròng của MWG trong 6 quý gần nhất đều đã sụt giảm so với quý trước. Mới quý 2/2023, doanh thu thuần của tập đoàn là 29.465 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, biên lãi gộp cũng tiếp tục bị thu hẹp xuống chỉ còn 18,5%. Sau khi trừ khấu trừ các loại chi phí, MWG lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, đây là mức thấp nhất của doanh nghiệp kể từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2014.


Sau khi trừ khấu trừ các loại chi phí, MWG lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng trong quý 2/2023, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022
Sau khi trừ khấu trừ các loại chi phí, MWG lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng trong quý 2/2023, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022

Các chỉ tiêu kinh doanh khi nào mới phục hồi?

Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Everest (EVS), đơn vị này đã đánh giá rằng, kết quả kinh doanh của chuỗi Bách Hóa Xanh có thể tăng trưởng mạnh mẽ sau khi tái cơ cấu. Doanh thu của chuỗi này sau 7 tháng đầu năm là 16,5 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 9%. Ngoài ra, EVS cũng dự phóng doanh thu của Bách Hóa Xanh sẽ đi ngang trong 1 đến 2 tháng tiếp theo vì rơi vào thời điểm mùa mưa; đến những tháng cuối năm sẽ tăng trưởng lên 1,7 nghìn tỷ/ cửa hàng.

Sau khi áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá kể từ tháng 4/2023, MWG cũng đã tăng được ít nhất 5% tổng thị phần ICT. Thời điểm iPhone 15 ra mắt, cộng thêm lợi thế thị phần và vị thế đối tác lớn của Apple, Thế Giới Di Động sẽ có nguồn hàng sớm hơn, đây là yếu tố thúc đẩy lượng tiêu thụ, từ đó gia tăng doanh thu. 

Tuy nhiên, theo dự báo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), chuỗi Bách Hóa Xanh có thể sẽ hòa vốn từ cuối năm nay. Ngoài ra, thị trường ICT hồi phục là một yếu tố đáng mong đợi sau khi ông lớn này đã chiếm lĩnh thêm thị phần nhờ chiến lược giá rẻ. VCBS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG trong cả năm 2023 vẫn sụt giảm. Theo đó, doanh thu thuần sẽ giảm 10% và đạt 139.010 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.361 tỷ đồng và giảm 67%. Vì thế, các chỉ tiêu kinh doanh phải đến năm 2024 mới có thể hồi phục tốt hơn, lần lượt ghi nhận 139.010 tỷ đồng doanh thu thuần cùng 3.079 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá của MWG dù diễn biến khá khả quan trong những tháng gần đây nhưng vẫn còn cách xa 30% so với mức đỉnh cũ gần 80.000 đồng/cổ phiếu hồi giữa năm 2022. Chốt phiên 19/9, cổ phiếu MWG đạt mức 55.500 đồng/cổ phiếu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

18 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

20 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

20 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước