Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì? Vì sao cơ quan nhà nước cần chuyển đổi số
BÀI LIÊN QUAN
Chính phủ số là gì? Định hướng phát triển chính phủ số Việt NamSau chính phủ số là gì? Định hướng xây dựng chính phủ sốDanh tính số là gì? Những lợi ích của danh tính điện tửChuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì?
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động xây dựng và phát triển chính phủ số của các đơn vị, cơ quan Trung ương và tương ứng cùng với đó là những hoạt động phát triển của chính quyền số, phát triển đô thị thông minh của các đơn vị cơ quan chính quyền ở các cấp địa phương.
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước chủ yếu tập trung vào vấn đề chính là phát triển hệ thống hạ tầng số để phục vụ cho các cơ quan nhà nước một cách tập thông suốt, tập trung; thiết lập nên dữ liệu về kinh tế - xã hội phục vụ ra quyết định chính sách; tạo lập nên hệ thống dữ liệu mở có thể dễ dàng truy cập, tham khảo, sử dụng, tăng cường việc công khai, minh bạch thông tin, phòng, ngăn chặn, chống tham nhũng, thúc đẩy quá trình phát triển những loại hình dịch vụ số ở trong nền kinh tế; cung cấp các loại hình dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, cả trên những thiết bị di động để từ đó người dân, các doanh nghiệp có thể có được trải nghiệm tốt nhất về mặt dịch vụ, nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng, chính xác, không cần đến giấy tờ, giảm tối đa về chi phí.
Chính phủ số bản chất thực tế là chính phủ điện tử, nhưng được bổ sung những thay đổi nhanh chóng về cách tiếp cận, cách triển khai phương thức mới nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số.
Chính vì thế, khi nói tiến trình phát triển chính phủ số cũng chính là nói về sự phát triển chính phủ điện tử, trong chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử.
Vì sao cơ quan nhà nước cần phải thực hiện chuyển đổi số
Sau mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp, thứ hạng về chỉ số tổng GDP của các quốc gia đều có sự biến đổi rõ rệt. Lịch sử đã cho thấy rằng, nhiều quốc gia đã tận dụng rất tốt những cuộc cách mạng công nghiệp để có thể bứt phá tổng GDP, nhưng lịch sử cũng chứng kiến nhiều nước không theo kịp được xu thế của thời đại và đã bị tụt lại: Sau khi tiến hành cuộc cách mạng lần thứ 3 (Cách mạng kỹ thuật số bùng nổ vào thời điểm năm 1970 – Sự ra đời và phổ biến của những thiết bị máy tính, các thiết bị điện tử và mạng internet) đã giúp cho các đất nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…. trỗi dậy một cách mãnh liệt.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của McKensey đã cho thấy vào thời điểm năm 2025, mức độ tác động của quá trình chuyển đổi số đối với tổng GDP của nước Mỹ là đạt tỷ lệ khoảng 25%, với đất nước Brazil là đạt tỷ lệ 35%, còn ở những quốc gia Châu Âu là đạt khoảng 36%.
Vậy nên, quá trình chuyển đổi số mang đến những cơ hội lớn để cho Việt Nam bứt phá vươn lên, gia tăng chỉ số GDP vượt bậc. Đây là cơ hội tuyệt vời nhưng cũng là thách thức chưa từng có đối với đất nước ta.
Để đạt được điều này, nhà nước ta cần nhanh chóng phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số:
- Xây dựng chính phủ số: Giúp cho các cơ quan nhà nước hoạt động một cách hiệu quả hơn, tránh lãng phí. Đối với những hệ thống quản lý công, việc thực hiện quy trình chuyển đổi số về cơ bản là việc thực hiện áp dụng công nghệ nhằm tạo ra hệ thống quản lý thông tin dữ liệu số, làm thay đổi quy trình nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động, vận hành của bộ máy cơ quan nhà nước một cách dễ dàng, đơn giản và hiệu quả hơn. Xây dựng và phát triển Chính phủ số cũng sẽ giúp cho Chính phủ có thể vận hành, hoạt động một cách minh bạch và hiệu quả, giảm bớt tình trạng tham nhũng.
- Nền kinh tế số: Nhà nước đã và đang cố gắng nỗ lực tạo dựng nên một môi trường kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là việc thực hiện giao dịch điện tử (Gồm “thương mại điện tử”, “hạ tầng kinh doanh số” và “doanh nghiệp số”). Điều này, góp phần giúp đổi mới sức sáng tạo cho các đơn vị doanh nghiệp, tăng tối đa năng suất của đội ngũ người lao động. Từ đó tăng cao được vị thế, khả năng cạnh tranh ở trong nước cũng như trên toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Xã hội số: Xây dựng xã hội số giúp cho người dân có thể tiếp cận được các loại hình dịch vụ hiệu quả hơn, tốt hơn, nhanh chóng hơn và từ đó gia tăng chất lượng cuộc sống. Những trải nghiệm của người dân về dịch vụ công cũng được cải thiện, rút ngắn tối đa về thời gian, giúp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức và nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân. Xã hội số cũng giúp cho người dân được bình đẳng về cơ hội tiếp cận các loại hình dịch vụ, đào tạo, học tập tri thức, y tế, giải trí, thu hẹp về khoảng cách phát triển, giảm tình trạng bất bình đẳng.
Trên đây là những lý do giải thích cụ thể tại sao mà cơ quan nhà nước Việt Nam hiện nay đang cố gắng, nỗ lực hết mình để truyền thông và xây dựng, triển khai quy trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, để nhà nước thực hiện quy trình chuyển đổi số thành công thì các đơn vị doanh nghiệp phải được chú trọng đặt ở vị trí trung tâm.
Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan
Với sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị ban bộ, ngành, các cấp địa phương, việc thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả vô cùng nổi bật, tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều điểm tồn tại, những sự hạn chế; môi trường pháp lý cũng cần phải tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để từ đó tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn cho quá trình phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số trong giai đoạn mới sắp tới.
Trong thực tế, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong những hoạt động vận hành, quản lý của cơ quan Nhà nước hiện nay vẫn còn rất nhiều tồn tại, những điểm hạn chế kéo dài trong thời gian nhiều năm.
Nếu việc này bị chậm khắc phục, Việt Nam có thể sẽ không theo kịp được xu thế phát triển Chính phủ số trên thế giới, thậm chí là có thể rơi vào tình trạng tụt hậu. Cụ thể, nhiều hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan Nhà nước dù đã được triển khai trong một thời gian dài, nhưng vẫn rời rạc, thiếu đi sự kết nối; sử dụng nguồn tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, thậm chí còn trùng lặp.
Người dân, các đơn vị doanh nghiệp vẫn phải thực hiện cung cấp lặp lại các thông tin, dữ liệu cho các cơ quan Nhà nước khi thực hiện những thủ tục hành chính. Cơ quan Nhà nước vẫn yêu cầu người dân phải cung cấp những loại hình giấy tờ do chính các đơn vị cơ quan Nhà nước đã cấp trước đó…
Chính vì vậy, môi trường pháp lý cần phải tạo điều kiện thực hiện, triển khai những định hướng lớn về việc chuyển đổi số trong quá trình hoạt động của các đơn vị cơ quan Nhà nước, xây dựng phát triển chính phủ số, cụ thể như ưu tiên tập trung vào việc triển khai công nghệ điện toán đám mây; người dùng chỉ cần thực hiện việc cung cấp thông tin một lần duy nhất cho cơ quan Nhà nước; xây dựng phát triển chính phủ mở; cải tiến, thiết kế lại các mô hình, quy trình làm việc của các đơn vị cơ quan Nhà nước trong quá trình chuyển đổi số…
Với những nội dung nêu trên, Bộ TT&TT đề xuất việc triển khai xây dựng một Nghị định mới thay thế hoàn toàn cho Nghị định số 64 và có tên gọi là Nghị định về thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động vận hành của cơ quan Nhà nước.
Thực hiện việc công khai, minh bạch các dữ liệu thông tin trên môi trường số
Dự thảo nêu rõ những quy định, nguyên tắc triển khai quy trình chuyển đổi số trong những hoạt động của các đơn vị cơ quan Nhà nước, yêu cầu phải công khai, minh bạch dữ liệu, thông tin ở trên môi trường số, bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân do các đơn vị cơ quan Nhà nước nắm giữ ở trên môi trường số, bảo đảm tuyệt đối về vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng và đảm bảo sự hiệu quả, tiết kiệm.
Về điều kiện bảo đảm cho quá trình thực hiện phát triển chính phủ số, dự thảo quy định về việc yêu cầu triển khai, xây dựng những nội dung mang tính nền tảng, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyển đổi số ở trong những hoạt động của các đơn vị cơ quan Nhà nước, phát triển chính phủ số, bao gồm những nền tảng, nội dung chính như sau: Xây dựng hệ thống hạ tầng số, bao gồm cả việc triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng mạng, xây dựng nền tảng điện toán đám mây của chính phủ, xây dựng hệ thống hạ tầng mạng internet vạn vật…
Kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin dữ liệu số trong chính phủ số, gồm nguyên tắc kết nối, chia sẻ các thông tin dữ liệu; mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo đảm về yếu tố hạ tầng kỹ thuật trong kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu; kết nối hạ tầng số của các cơ quan Nhà nước; mở kho dữ liệu.
Xác thực những người thực hiện giao dịch ở trong chính phủ số: Hình thức xác thực những người thực hiện giao dịch trong chính phủ số; cung cấp những loại hình dịch vụ xác thực dành cho những người giao dịch ở trong chính phủ số; sử dụng các loại hình dịch vụ xác thực người giao dịch trong chính phủ số.
Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao: Chính sách thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng của các đơn vị cơ quan Nhà nước; ưu đãi dành cho nhân lực công nghệ thông tin làm việc trong các đơn vị cơ quan Nhà nước; biên chế đội ngũ nhân viên, cán bộ chuyên trách về lĩnh vực CNTT.
Đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt cho chính phủ số: Ưu tiên việc bố trí ngân sách, chi phí cho việc phát triển chính phủ số; chuẩn bị nội dung đầu tư dành cho chính phủ số; tiêu chí ưu tiên về việc đầu tư những dự án phát triển chính phủ số; khuyến khích những nguồn triển khai thực hiện đầu tư cho chính phủ số; quyền sở hữu trí tuệ đối với những giải pháp, phần mềm, hệ thống cơ sở dữ liệu.
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là quá trình dài lâu, cần nhiều nguồn lực. Tuy nhiên khi chuyển đổi số thành công, sẽ đem lại cho người dân rất nhiều lợi ích.