meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chính phủ điện tử là gì? Điểm khác nhau giữa chính phủ điện tử và chính phủ số là gì?

Thứ ba, 18/10/2022-09:10
Chính phủ điện tử là cụm từ được các phương tiện truyền thông hiện đại nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu khái niệm chính phủ điện tử là gì và chính phủ điện tử có ưu điểm, khác biệt như thế nào so với chính phủ truyền thống.

Chính phủ điện tử là gì?

Có nhiều cách định nghĩa Chính phủ điện tử là gì như sau:

Theo định nghĩa được công bố bởi ngân hàng thế giới (World Bank): "Chính phủ điện tử là việc mà các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống các phương tiện Công nghệ thông tin truyền thông để thực hiện công tác quan hệ với công dân, các đơn vị doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó mà các giao dịch của cơ quan Chính phủ đối với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức sẽ được cải thiện tối đa, nâng cao về chất lượng. Lợi ích cuối cùng thu được sẽ là giảm thiểu hiện tượng tham nhũng, tăng cường tính minh bạch, công khai, sự tiện lợi, đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển và giảm thiểu các chi phí phát sinh".

Còn theo sự định nghĩa của tổ chức Liên Hợp quốc: "Chính phủ điện tử là việc sử dụng mạng Internet và hệ thống mạng toàn cầu (world-wide-web) để từ đó cung cấp những thông tin và những dịch vụ của chính phủ đến với các công dân".

Có thể hiểu một cách đơn giản chính phủ điện tử là chính phủ thực hiện tin học hóa những quy trình truyền thống đã có, cung cấp các dịch vụ hành chính đã có theo phương thức trực tuyến.

Chính phủ số chính là chính phủ chuyển đổi số, thực hiện những sự đổi mới trong mô hình hoạt động, thay đổi các quy trình làm việc, thay đổi các cách thức cung cấp loại hình dịch vụ, nhanh chóng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công mới cho người dân.


Chính phủ điện tử sử dụng ứng dụng công nghệ cung cấp dịch vụ cho người dân
Chính phủ điện tử sử dụng ứng dụng công nghệ cung cấp dịch vụ cho người dân

Điểm khác biệt giữa chính phủ điện tử và chính phủ số 

Theo lý giải, phân tích của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Chính phủ điện tử là thực hiện tin học hóa những quy trình vốn đã có, còn Chính phủ số là thực hiện việc cung cấp những loại hình dịch vụ mới theo nhu cầu, mong muốn của người dân và các doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến các loại hình dịch vụ mới.

Chính phủ điện tử chủ yếu tập trung vào những loại hình dịch vụ công trực tuyến, trong khi đó Chính phủ số là thực hiện chuyển mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số, hoạt động dựa trên các dữ liệu có sẵn và cung cấp thêm những loại hình dịch vụ mới.

Chính phủ điện tử chủ yếu sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), còn Chính phủ số là sử dụng những công nghệ số, nhất là những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của cách mạng Công nghiệp 4.0.


Chính phủ điện tử giúp người dân tiếp cận các dịch vụ công dễ dàng hơn
Chính phủ điện tử giúp người dân tiếp cận các dịch vụ công dễ dàng hơn

Sự khác biệt cơ bản, cốt lõi của Chính phủ số là sử dụng các thông tin dữ liệu để đưa ra quyết định, coi các nền tảng dữ liệu là một nguồn tài nguyên mới, đó là sự chuyển đổi toàn diện về cách thức, cách đưa ra những quyết định của cơ quan chính quyền dựa trên những bản báo cáo văn bản giấy chuyển sang các dữ liệu phân tích định lượng và tổng hợp đến từ rất nhiều những nguồn dữ liệu thông tin khác nhau.

Đây là sự kết nối và chia sẻ về các thông tin dữ liệu của các đơn vị cơ quan nhà nước để người dân chỉ cần phải cung cấp các dữ liệu thông tin chỉ 1 lần duy nhất cho các đơn vị cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp để từ đó có thể sử dụng những dữ liệu này để cung cấp ra thêm các loại hình dịch vụ mới.

Những mục tiêu của chính phủ điện tử 

Mục tiêu chung của chính phủ điện tử là tăng cường tối đa về năng lực, nâng cao sự hiệu quả quá trình điều hành nhà nước của chính phủ, đem lại những sự thuận lợi cho người dân, tăng cường tối đa sự công khai minh bạch, giảm thiểu việc chi tiêu của chính phủ. Mục tiêu cụ thể của chính phủ điện tử là:

  • Nâng cao tối đa về mặt năng lực quản lý điều hành của cơ quan Chính phủ và những cơ quan chính quyền địa phương các cấp (thực hiện trao đổi các văn bản điện tử, thực hiện thu thập các dữ liệu, thông tin chính xác và kịp thời đưa ra các quyết định, thực hiện giao ban điện tử ….
  • Cung cấp cho những người dân và các đơn vị doanh nghiệp những loại hình dịch vụ công mới, tạo điều kiện cho người dân có thể dễ dàng truy nhập thông tin và sử dụng dịch vụ ở khắp mọi nơi.
  • Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.
  • Giảm thiểu được các chi phí vận hành cho bộ máy chính phủ.
  • Thực hiện một bộ máy chính phủ minh bạch, hiện đại và hiệu quả.

Chính phủ điện tử cũng sẽ tạo ra những phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.Xây dựng CPĐT là một yêu cầu cấp thiết, là một phần quan trọng trong quá trình cải cách hành chính quốc gia.

Những lợi ích của chính phủ điện tử 

Chính phủ điện tử đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:

  • Chính phủ điện tử là chính phủ đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc đưa ra các quyết định. Chính phủ điện tử lý tưởng là sẽ một chính phủ cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết, đúng lúc, đúng thời điểm cho những người đưa quyết định, đây được coi là lợi thế lớn nhất Chính phủ điện tử.
  • Chính phủ điện tử sẽ sử dụng công nghệ thông tin để từ đó tự động hoá những thủ tục hành chính của các cơ quan chính phủ, áp dụng các công nghệ thông tin vào những quy trình giám sát, quản lý, xây dựng các hoạt động vận hành của cơ quan chính phủ do vậy tốc độ xử lý những thủ tục hành chính cũng trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều lần.
  • Chính phủ điện tử cho phép các công dân có thể dễ dàng truy cập đến các thủ tục hành chính thông qua các thiết bị, phương tiện điện tử, ví dụ như: mạng Internet, điện thoại di động kết nối mạng, truyền hình tương tác.
  • Chính phủ điện tử giúp cho các đơn vị doanh nghiệp có thể làm việc với cơ quan chính phủ một cách đơn giản, dễ dàng bởi mọi thủ tục đều sẽ được hiểu, được hướng dẫn một cách cụ thể và mỗi bước thực hiện công việc đều sẽ được đảm bảo sẽ được thực hiện tốt, đáng tin cậy. Mọi thông tin về hoạt động kinh tế mà chính phủ có đều sẽ được cung cấp một cách đầy đủ cho các đơn vị doanh nghiệp để từ đó hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
  • Đối với nhân viên công chức, viên chức công nghệ thông tin được sử dụng trong chính phủ điện tử sẽ là một công cụ giúp cho họ có thể hoạt động nhanh chóng, hiệu quả hơn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của toàn thể người dân về hệ thống thông tin truy cập và từ đó xử lý chúng.

Chính phủ điện tử có nhiều ưu điểm và nhược điểm
Chính phủ điện tử có nhiều ưu điểm và nhược điểm

Những ưu điểm và nhược điểm của chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử sở hữu những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm chính của chính phủ điện tử là góp phần tăng cao khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ công và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm cao hơn:

Ưu điểm

  • Tăng cao độ minh bạch của chính phủ bởi vì công chúng sẽ được thông báo đầy đủ và chi tiết về những hoạt động, công việc mà chính phủ đang tiến hành thực hiện cũng như những chính sách, dự thảo, quy định pháp luật mà họ đề ra.
  • Cải thiện được một cách toàn diện và vô cùng hiệu quả so với hệ thống hành chính kiểu truyền thống là làm việc ở trên bàn giấy, giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, đồng thời cũng có thể rút gọn được khoảng cách giao tiếp giữa chính phủ và các doanh nghiệp.
  • Giảm được tối đa phần ngân sách chi phí dành cho việc phục vụ những hoạt động của các viên chức, công chức và mua sắm công.

Nhược điểm 

Nhược điểm của chính phủ điện tử là :

  • Mất nhiều thời gian xây dựng hệ thống: để xây dựng được hệ thống chính phủ điện tử cần phải tiến hành đồng bộ hóa được những cơ quan bộ phận hành chính với nhiều các thủ tục khác nhau, nhiều các hoạt động vận hành khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến việc sẽ phải mất một khoảng thời gian rất dài để có thể hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển đổi.
  • Bảo mật: Việc lưu trữ những thông tin dữ liệu cá nhân của các công dân có thể bị đánh giá là cố gắng kiểm soát khắt khe quyền riêng tư hoặc là lạm dụng thông tin cho những mục đích không tốt khác. Ngoài ra người dân cũng lo ngại nguy cơ về việc dữ liệu có thể sẽ bị mất cắp, hoặc sẽ là bị rò rỉ dữ liệu thông tin hoặc là bị bán thông tin, sử dụng thông tin cho các mục đích liên quan đến thương mại.
  • Chi phí tốn kém: Sẽ phải mất rất nhiều chi phí để có thể hoàn thành được việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử. Và còn có những khoản chi phí tiếp tục được phát sinh như một khoản chi phí dùng để bảo trì, nâng cấp hệ thống trang web. Đồng thời các cơ quan chính phủ cũng phải trả một khoản kinh phí rất lớn để bảo vệ được tối đa quyền riêng tư, tránh bị rơi vào tình trạng mất cắp, hack dữ liệu.
  • Chế độ chính trị: Tùy thuộc vào những chế độ chính trị khác nhau mà sẽ có rất nhiều những vấn đề sẽ phát sinh liên quan, ví dụ với những nước đi theo chế độ đặc biệt xem trọng về quyền tự do và quyền riêng tư của con người thì việc nắm giữ những thông tin cá nhân của người dân chắc chắn sẽ bị nhiều sự phản đối.
  • Với những quốc gia chậm phát triển, vẫn còn nghèo, chưa được phổ cập mạng internet toàn dân thì sẽ có một số bộ phận người dân không có kinh tế, không thể tiếp cận được với chính phủ điện tử, không sử dụng được các công nghệ mới. Họ là những người có thể sẽ bị cập nhật các thông tin mới muộn, chậm trễ hơn so với những người khác, chính phủ cũng sẽ không thể tiếp cận được các nhóm đối tượng này thông qua hệ thống chính phủ điện tử.

Chính phủ điện tử là mục tiêu triển khai của nhiều quốc gia hiện nay
Chính phủ điện tử là mục tiêu triển khai của nhiều quốc gia hiện nay

Trên đây là thông tin chính phủ điện tử là gì cũng như những ưu điểm và nhược điểm của chính phủ điện tử. Việc triển khai chính phủ điện tử là điều tất yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

15 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

16 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

16 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

16 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

16 giờ trước