Chủ tịch VCCI: Khó khăn bao trùm toàn thị trường bất động sản 2022
Khó khăn toàn diện của bất động sản 2022
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, năm 2022, nhiều doanh nghiệp BĐS phải đối mặt với những khó khăn lớn như nguồn vốn cạn kiệt, lãi suất cho vay tăng cao, tỷ giá ngoại tệ và thủ tục đầu tư, pháp lý dự án gặp nhiều trở ngại.
Theo ông Công, 2022 là một năm khó khăn toàn diện của ngành bất động sản. Trong đó, những khó khăn về pháp lý đã tồn tại từ lâu. Vào năm 2019, VCCI đã có báo cáo gửi Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội về những chồng chéo giữa các luật thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, môi trường, nhà ở, kinh doanh BĐS, đấu thầu.
Từ kiến nghị này, khi ban hàng Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Quốc hội đã thực hiện việc sửa đổi nhiều chồng chéo mà VCCI đã kiến nghị. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác rà soát sự chồng chéo, trong đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Tổ trưởng và Chủ tịch VCCI là tổ phó.
Chuyên gia BĐS: Nhà đầu tư cá nhân có thể cầm cự đến tháng 3/2023 trước một đợt "bán tháo" mới
Theo chuyên gia, thời gian tới, những ai tham gia vào thị trường bất động sản sẽ phải "vừa đi vừa dò" và chỉ có thể dự báo trong ngắn hạn. Bởi thị trường đang đi xuống, mọi thứ chưa có gì sẵn sàng, niềm tin của nhà đầu tư chưa trở lại, lãi suất vẫn tăng.BĐS ven biển, Condotel đang "giữ vốn" của doanh nghiệp địa ốc như thế nào?
Được kỳ vọng là bất động sản sinh lời “kép” cho các nhà đầu tư nhưng đến thời điểm này, các sản phẩm bất động sản ven biển và Condotel đang gặp rất nhiều khó khăn khi rao bán. Các doanh nghiệp bất động sản bị “chôn” số lượng lớn tiền vào đây và không biết đến bao giờ mới có thể đẩy hàng đi được.Thị trường càng biến động, tâm lý nhà đầu tư vẫn xem BĐS là kênh “giữ tiền” bền vững
Thị trường bất động sản vẫn chứng kiến câu chuyện nhà đầu tư có tiền mặt từ các kênh đầu tư khác rót vốn vào bất động sản. Điều này cho thấy, kênh đầu tư vẫn chiếm một vị trí khá quan trọng trong danh mục của nhà đầu tư.Tháng 11/2022, theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022, Thủ tướng đã thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khi triển khai thực hiện dự án BĐS cho các địa phương, doanh nghiệp. Động thái này đã phần nào làm ổn định tâm lý, củng cố niềm tin cho thị trường, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp bất động sản.
Việc thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng được kỳ vọng sẽ giúp các ngành, địa phương tháo gỡ các vướng mắc trong việc cấp phép dự án BĐS, tiếp động lực để doanh nghiệp luôn nỗ lực tự cứu chính mình, giữ chữ tín với khách hàng, đối tác cũng như đẩy mạnh việc tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở và hướng tới đáp ứng nhu cầu thực của xã hội.
Ngoài ra, Nhà nước cũng nên “cân nhắc” hỗ trợ thêm nguồn lực phù hợp giúp thị trường BĐS có trợ lực vượt qua khó khăn. Đây có thể là nguồn vốn nhất định cho vay hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với người lao động chưa có nhà vay để mua nhà theo tiêu chuẩn trung cấp trở lên. Điều này tạo ra dòng tiền cho thị trường.
Ông Lê Đình Hảo - Giám đốc Khối kinh doanh Batdongsan.com cho rằng, thị trường BĐS trong những tháng đầu năm 2023 có thể ổn định hơn khi chính sách liên quan tới lãi suất tín dụng, tỷ giá ban hành ổn định lại. Hiện tại, thị trường cũng đang nhận được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói vay 25.000 tỷ đồng) và người mua nhà) gói vay 15.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên hiện vẫn chưa được hấp thụ tốt, bởi doanh nghiệp muốn được hỗ trợ thì cần đảm bảo điều kiện không nợ xấu, có tài sản đảm bảo hay có dòng tiền ổn định… Nhưng sang năm 2023, khi đã ổn định lại chính sách lãi suất thì doanh nghiệp địa ốc sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và giúp thị trường ổn định.
Savills Việt Nam cho biết, trong 6 tháng qua, đơn vị đã đón tiếp nhiều lãnh đạo, chuyên gia cấp cao tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia này đều nhấn mạnh sự quan tâm tới nhiều lĩnh vực tại Việt Nam của các nhà đầu tư, nhất là với lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, logistics, văn phòng và nhà ở.
Việt Nam tiếp tục được chọn là điểm đến chứng minh rằng thị trường này có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động. Họ xem đây là nơi kinh doanh với dân số vàng và có nhiều chính sách hấp dẫn. Thị trường Việt Nam tăng trưởng tích cực, phù hợp để đầu tư kinh doanh dài hạn, rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức an toàn.
“Đây là thời kỳ thị trường phải trải qua nhiều khó khăn, đà tăng trưởng bị chậm lại. Nhưng quá trình giảm tốc này lại tạo ra điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành có thể xem xét, đánh giá hiện trạng, đưa ra phương án giải quyết nhằm củng cố và xây dựng thị trường phát triển bền vững” - Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam Neil MacGregor nhận xét.
Cần đổi hướng đi cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu cơ cấu, kiểm soát lại rủi ro dòng tiền, tỷ giá, lãi suất. Phải đưa ra phương án xử lý việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp cho 2 năm tới. Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế. Doanh nghiệp BĐS cũng cần thực hiện chuyển đổi số nhằm đón đầu xu hướng mới. Việc quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là vấn đề tất yếu.
Các doanh nghiệp BĐS cần hướng đến sự minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là với hồ sơ phát hành chứng khoán, hồ sơ tín dụng, thực hiện cam kết đã ký… Đặc biệt, khi huy động vốn cần phải gắn với mục đích sử dụng cụ thể. Cùng với đó là quan tâm tới quản lý rủi ro tài chính về dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Ngoài ra cần có thêm chính sách ưu đãi, tính toán lại giá bán cho phù hợp.
Theo chủ tịch VCCI, quản lý thị trường BĐS hiện nay không chỉ là kỹ thuật. Vì vậy thị trường phải nhanh chóng được tiếp cận với các giải pháp gỡ vướng pháp lý và khơi thông nguồn vốn.
Đồng thời, chính những doanh nghiệp cần “định vị” lại xu hướng mới của thị trường BĐS để khai thác phát triển bền vững. Chẳng hạn như xu hướng nhà ở thông minh bằng việc sử dụng ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), xu hướng sống xanh, sống an toàn, xây dựng một cộng đồng sống văn minh, đáng sống.