meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chi tiết máy là gì? Phân loại và đặc điểm của chi tiết máy?

Thứ năm, 27/10/2022-16:10
Rất nhiều người không biết chi tiết máy là gì, có đặc điểm như thế nào, phân loại ra sao. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc của mọi người. Hãy đọc bài viết này để bổ sung thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Chi tiết máy là gì? Tìm hiểu về chi tiết máy

Chi tiết máy hay machine details là những phần tử được cấu tạo một cách hoàn chỉnh nhờ vào bộ phận cấu thành nhằm đảm bảo chúng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chung trong máy. Những phần tử này đều được cấu tạo hoàn chỉnh và có một vai trò nhất định trong máy. 

Như vậy chi tiết máy đóng vai trò rất quan trọng bởi các loại máy móc muốn có một tổng thể hoàn chỉnh, thực hiện được nhiệm vụ đề ra thì phải lắp ráp và cố định các chi tiết máy lại với nhau. Để công đoạn này được thuận tiện hơn thì người ta thường lắp ráp các chi tiết máy lại thành nhóm theo từng chức năng riêng.

Đặc điểm để nhận biết các chi tiết máy này là những phần tử được cấu tạo một cách hoàn chỉnh có thể tháo rời hoặc không tháo rời tùy thuộc vào cách ghép nối mà bạn lựa chọn.


Chi tiết máy là gì?
Chi tiết máy là gì?

Chi tiết máy gồm có những loại nào? Cách lắp ghép chi tiết máy chuẩn nhất

Chi tiết máy gồm có những loại nào?

Hiện nay người ta chia chi tiết máy thành 2 loại dựa vào công dụng, cụ thể:

  • Nhóm chi tiết máy có cùng công dụng: Với loại chi tiết máy này, bạn có thể ứng dụng nó ở hầu hết các loại máy móc. Một số chi tiết máy có cùng công dụng gồm lò xo, bánh răng, bu lông, các loại đai ốc,...
  • Nhóm chi tiết máy khác công dụng: Những chi tiết máy thuộc nhóm này chỉ có thể sử dụng trong những loại máy có chức năng đặc thù, không thể dùng cho những loại máy có công dụng khác, chẳng hạn như khung xe, kim máy khâu, trục khuỷu,...

Chi tiết máy là gì, được chia làm mấy loại
Chi tiết máy là gì, được chia làm mấy loại

Cách lắp ghép chi tiết máy chuẩn nhất

Hiện nay có 2 cách phổ biến để lắp ghép chi tiết máy chuẩn nhất, đó là lắp ghép các chi tiết cố định hoặc lắp ghép chi tiết động.

  • Những mối ghép của chi tiết cố định: là các mối ghép không có chuyển động tương đối, trong đó gồm có mối ghép tháo rời được (then, chốt, ren,...) và mối ghép không thể tháo rời được (tán, đinh, hàn,..)
  • Mối ghép động: là các mối ghép có khả năng chuyển động tương đối và xoay đổi, cho dù các mối ghép đã khớp lại với nhau, nó vẫn có thể lăn hay trượt.

Cách lắp ghép chi tiết máy
Cách lắp ghép chi tiết máy

Một số vấn đề về thiết kế chi tiết máy hiện nay

Để thiết kế chi tiết máy, con người cần có bản vẽ chi tiết về máy và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn để thiết kế và đánh giá các phần tử. Những tiêu chuẩn đó sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Hiệu suất sử dụng chi tiết máy: Khi thiết kế chi tiết máy cần đảm bảo sản phẩm có thể đáp ứng được hiệu suất sử dụng cao, đồng thời năng lượng và ngân sách tiêu tốn ít nhất có thể.
  • Khả năng làm việc của chi tiết máy: Mỗi một chi tiết máy sẽ có những chức năng và nhiệm vụ riêng. Do đó phải thiết kế làm sao để các chi tiết máy này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời còn hoạt động bền bỉ, tuổi thọ cao.
  • Độ tin cậy của chi tiết máy: Đây cũng là một yếu tố tác động đến việc thiết kế chi tiết máy. Bạn cần đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng phần tử này đem đến độ tin cậy cao, cụ thể là xác suất làm việc và không bị hỏng hóc quá nhiều.
  • Tính công nghệ, tính kinh tế: đây là hai yếu tố cần phải được tối ưu hóa khi thiết kế chi tiết máy. Bạn nên chú ý tất cả các yếu tố, từ hình dạng đến kết cấu của phần tử cần lựa chọn vật liệu thích hợp. Thiết kế sản phẩm với kích thước nhỏ cùng khối lượng ít sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.

Đặc biệt cần phải đảm bảo các chi tiết máy an toàn trong quá trình sử dụng.


Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chi tiết máy
Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chi tiết máy

Những điều cần biết khi tính toán thiết kế chi tiết máy

Để có thể tạo ra được một chi tiết máy hoàn chỉnh và có chất lượng cao nhất thì việc chú ý kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chí trên là chưa đủ, bạn còn phải tính toán các chi tiết máy. Bạn có thể sử dụng công thức lý thuyết, các hệ số thực nghiệm thông qua các đồ thị, hình vẽ hay bảng hiệu cụ thể để tính toán chi tiết máy.

Để tính toán và xác định được kích thước của chi tiết máy, bạn cần phải trải qua hai bước: thiết kế chi tiết máy và tính kiểm nghiệm chi tiết máy. Trong đó tính kiểm nghiệm chi tiết máy được coi là bước quan trọng bởi nó quyết định đến các thông số và kích thước cụ thể của chi tiết máy.

Khi tính toán chi tiết máy, bạn sẽ thấy các ẩn số nhiều hơn số các phương trình. Do vậy để có thể giải quyết được vấn đề, bạn nên căn cứ vào quan hệ giữa lực và biến dạng. Ngoài ra bạn cũng có thể dựa vào quan hệ kết cấu kết hợp với vẽ hình.

Như vậy, không chỉ có 1 giải pháp để giải quyết việc tính toán chi tiết máy. Do đó khi tiến hành, bạn nên lựa chọn giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất với bản thân.


Tính toán thiết kế chi tiết máy
Tính toán thiết kế chi tiết máy

Làm thế nào để nâng cao độ bền của chi tiết máy?

Bên cạnh câu hỏi “chi tiết máy là gì” thì câu hỏi “làm thế nào để nâng cao độ bền của chi tiết máy” cũng rất được nhiều người quan tâm đến. Việc nâng cao độ bền chi tiết máy sẽ giúp thời gian hoạt động được kéo dài, từ đó giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

Độ bền của chi tiết máy là gì?

Trước khi đi tìm hiểu cách để nâng cao độ bền của máy thì chúng ta phải biết độ bền của chi tiết máy là gì. Đó là khả năng tiếp nhận trọng tải mà không bị phá hủy hay biến dạng quá mức của các chi tiết máy. Hiện nay độ bền của chi tiết máy được chia làm 4 dạng:

  • Độ bền tĩnh: là độ bền của chi tiết máy khi bị tác động bởi ứng suất không đổi.
  • Độ bền mỏi: là độ bền của chi tiết máy khi bị tác động bởi ứng suất thay đổi.
  • Độ bền mặt: là độ bền của chi tiết máy cần phải tránh bị tác động vào bề mặt làm việc.
  • Độ bền thể tích: là độ bền của chi tiết máy cần phải tránh bị biến dạng hay gãy hỏng.

Độ bền của chi tiết máy là gì?
Độ bền của chi tiết máy là gì?

Biện pháp giúp nâng cao độ bền của chi tiết máy

Độ bền của chi tiết máy phụ thuộc vào hình dáng kết cấu, kích thước tuyệt đối, công nghệ gia công bề mặt và trạng thái ứng suất. Do đó bạn có thể dựa vào những yếu tố này để nâng cao độ bền của chi tiết máy.

Bên cạnh đó, còn có 2 cách giúp bạn có thể nâng cao độ bền của chi tiết máy, đó là sử dụng các biện pháp về kết cấu và các biện pháp công nghệ.

Đối với các biện pháp về kết cấu:

  • Đảm bảo hình dạng tại các chỗ lượn chuyển tiếp phải khớp với các mối ghép khi lắp ráp.
  • Đối với các mối ghép bằng độ đôi thì nên vát mép mayơ hoặc tăng độ mềm của mayơ. Điều này sẽ giúp áp suất giữa trục và mayơ giảm bớt, từ đó độ bền được nâng cao.
  • Nên trang bị rãnh cho các chi tiết máy để giảm tập trung ứng suất.

Đối với biện pháp công nghệ:

  • Nên sử dụng các biện pháp giúp tăng độ bền mỏi như nhiệt luyện hoặc hóa nhiệt luyện.
  • Ứng dụng các biện pháp cứng nguội.
  • Sử dụng biện pháp đánh bóng, mài nghiền để gia công tinh bề mặt, giảm độ nhám của sản phẩm.

Lời kết

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ chi tiết máy là gì cũng như các thông tin liên quan đến chi tiết máy. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để đọc thêm những thông tin bổ ích khác nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

13 giờ trước

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

13 giờ trước

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

13 giờ trước

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

1 ngày trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

1 ngày trước