meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chật vật tìm nơi tiệc tùng mùa lễ Tết, đặt bàn trước 1 tháng vẫn không còn chỗ

Thứ năm, 01/12/2022-11:12
Dù còn tận một tháng nữa mới đến Tết Dương lịch nhưng nhiều nhà hàng đều đã kín bàn, kín chỗ cho đêm giao thừa sắp tới.

Theo Zing News, Bảo Hà (24 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) đang tất bật tìm kiếm địa điểm hẹn hò vào đêm 31/12 dương lịch. Vừa làm việc cô nàng vừa lướt mạng xã hội để tìm kiếm, mong muốn có thể cùng người yêu ngắm pháo hoa trong đêm giao thừa. Vì thế, cô nàng muốn có thể đặt một nhà hàng skyview để có tầm nhìn từ trên cao. Tuy nhiên, dù đã liên lạc với 5 nhà hàng khác nhau nhưng Bảo Hà vẫn chưa thể nào đặt được bàn vì tất cả đều đã thông báo kín chỗ. 


Dù còn tận một tháng nữa mới đến Tết Dương lịch nhưng nhiều nhà hàng đều đã kín bàn, kín chỗ cho đêm giao thừa sắp tới. Ảnh minh họa
Dù còn tận một tháng nữa mới đến Tết Dương lịch nhưng nhiều nhà hàng đều đã kín bàn, kín chỗ cho đêm giao thừa sắp tới. Ảnh minh họa

“Tôi đã cố gắng tìm chỗ trước cả tháng trời, không ngờ vẫn gặp phải tình trạng như thế”, cô gái chia sẻ. Thậm chí, Bảo Hà còn nhắn nhủ với một số nhà hàng nếu như khách hủy bàn thì hãy thông báo lại cho cô. Để giữ chỗ, cô sẵn sàng cọc trước vài triệu đồng nhưng vẫn không hy vọng quá nhiều. Cô gái trẻ và bạn trai vẫn lo lắng rằng, năm nay cả hai sẽ khó có cơ hội ăn tối và ngắm pháo hoa, trong khi năm trước việc đặt bàn dễ dàng hơn nhiều, có lẽ là do mọi người vẫn cảm thấy lo ngại về dịch bệnh. 

Người trẻ chật vật tìm nơi tiệc tùng

Theo Bảo Hà, một tối hẹn hò dịp lễ và Tết của mình thường bao gồm 2 hoạt động chính đó là đi ăn và đi uống. Thông thường, cô và người yêu sẽ chọn một nhà hàng kiểu phương Tây, một quán cocktail bar để vừa thưởng thức những ly vang đỏ và cùng nhau trò chuyện. Tổng chi phí dành cho 2 người sẽ dao động trong khoảng từ 3 cho đến 5 triệu đồng. Thế nhưng, hiện tại việc đặt bàn ở một nhà hàng đã vô cùng khó khăn, việc giữ chỗ tại 2 địa điểm cho một buổi tối trọn vẹn chính là nhiệm vụ bất khả thi. 

Theo nữ nhân viên văn phòng này, đã có khá nhiều nhà hàng đăng tải những bài viết quảng cáo ở trên mạng xã hội, tung ra những chương trình giảm giá hấp dẫn cho dịp cuối năm. Tuy nhiên mỗi lần liên hệ trực tiếp, Bảo Hà đều nghe một câu trả lời quen thuộc đó là “xin lỗi vì đã hết bàn”. Thậm chí, một vài cơ sở nổi tiếng còn không nhận đặt bàn, họ muốn đón tiếp những du khách vãng lai để không phải giữ chỗ. 

“Khách đặt chỗ thường sẽ đến trong một khung giờ nhất định. Nếu như khách đặt lịch lúc 19h thì nhà hàng sẽ không thể nhận bàn khác vào lúc 18h30. Chính vì thế, nhiều địa điểm chỉ tích ưu tiên phục vụ cho khách vãng lai”, người này bổ sung. Vào năm ngoái, Bảo Hà từng đưa ra một quyết định khá mạo hiểm, đó là cùng người yêu lựa chọn một nhà hàng nhỏ, mới mở để tận hưởng một buổi tối trọn vẹn cuối năm. Thế nhưng, trải nghiệm “khó quên” ấy đã khiến cô ái ngại đến tận bây giờ. Vì có quy mô nhỏ, nhà hàng này không thể phục vụ chu đáo cho một lượng lớn du khách. Bảo Hà cùng với người yêu của mình đã phải chờ đợi hẳn 45 phút mới có thể thưởng thức bữa tối. Nếu như tình trạng khó giữ chỗ vẫn tiếp tục diễn ra, Bảo Hà dự định sẽ gọi đồ ăn về nhà hoặc tự mình nấu nướng tại nhà. 


Thông thường, Bảo Hà và người yêu sẽ chọn một nhà hàng kiểu phương Tây, một quán cocktail bar để vừa thưởng thức những ly vang đỏ và cùng nhau trò chuyện
Thông thường, Bảo Hà và người yêu sẽ chọn một nhà hàng kiểu phương Tây, một quán cocktail bar để vừa thưởng thức những ly vang đỏ và cùng nhau trò chuyện

Trong khi đó, Hoàng Nam (25 tuổi, quận 1, TP.HCM) lại rơi vào tình huống “mừng hụt” khi tiến hành đặt bàn cho tiệc tất niên của công ty. Công ty có tổng cộng 35 người với tổng ngân sách là 50 triệu đồng, Hoàng Nam đã quyết định lựa chọn một gastro bar quen thuộc. Đây được biết là nơi phục vụ cả đồ ăn và đồ uống, phù hợp với nhu cầu vui chơi của tập thể nhân sự. Theo như chia sẻ của Hoàng Nam cho biết: “Ban đầu, quán nhận lịch hẹn của tôi. Nhưng chỉ sau khoảng 3 ngày, quản lý đã gọi điện hủy bàn vì không nhận nhóm đông người trong đêm Giáng sinh. Tôi rất giận khi biết được rằng, họ mong muốn có thể tiếp đón được nhiều lượt khách hơn trong ngày lễ Tết”. 

Tuy nhiên “9 người thì 10 ý”, Hoàng Nam buộc phải xin lại ý kiến của từng nhân sự để có thể chọn ra địa điểm khác dành cho tiệc tất niên. Quy trình này vô cùng tốn kém thời gian. Sau khi tiến hành liên hệ với khoảng 5 đến 7 đơn vị, cuối cùng Nam mới nhận được xác nhận đặt chỗ thành công từ một nhà hàng. Theo anh, đây không phải là quán bar mà các đồng nghiệp của anh đều yêu thích thế nhưng mọi người vẫn phải chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác. 

Đáng chú ý, Hoàng Nam không chỉ chịu trách nhiệm sắp xếp tiệc tất niên cho cơ quan mà còn chịu trách nhiệm tổ chức tiệc cuối năm cho hội bạn thân của mình. Nhóm của Hoàng Nam gồm 5 đến 7 người, việc tìm địa điểm vui chơi dường như ngày càng dễ dàng hơn. Thế nhưng, Nam vẫn chưa hề ngờ đến vấn đề phát sinh. Quán bar mà anh đặt lịch vui chơi đưa ra yêu cầu đặt cọc trước. Nam tỏ ra ái ngại: “Nhóm chúng tôi vẫn chưa chốt được số lượng thành viên tham gia buổi tiệc. Chính vì thế, tôi không thể nào kêu gọi tất cả mọi người đóng góp tiền cọc luôn được. Là người đặt chỗ nên tôi đành phải ứng tiền trước”.


Hoàng Nam không chỉ chịu trách nhiệm sắp xếp tiệc tất niên cho cơ quan mà còn chịu trách nhiệm tổ chức tiệc cuối năm cho hội bạn thân của mình
Hoàng Nam không chỉ chịu trách nhiệm sắp xếp tiệc tất niên cho cơ quan mà còn chịu trách nhiệm tổ chức tiệc cuối năm cho hội bạn thân của mình

Cũng theo Hoàng Nam, hầu hết các nhà hàng, bar, pub đều yêu cầu khách hàng phải cọc tiền giữ chỗ ở trong ngày lễ. Đề đảm bảo được phục vụ trong dịp này, Nam đã phải bỏ ra 2 triệu đồng tiền đặt cọc. Kể cả đơn giản nhất là tổ chức tiệc prom cũng cần đặt cọc như các loại tiệc khác, các bạn hãy tham khảo về tiệc cuối năm prom là gì tại đây nhé.

Trăm ngàn cái khó của ngành dịch vụ ăn uống

Duy Hiển (29 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hiện đang là giám sát của một chuỗi quán bar. Theo anh, đây là thời gian cao điểm trong năm của ngành dịch vụ ăn uống. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết những quán mà anh quản lý đều đã kín chỗ đặt trước cho đêm Giáng sinh và Giao thừa. Thông thường, những khách hàng tổ chức sự kiện lớn sẽ thường liên hệ đặt bàn trước 2 tháng. Trong khi đó, những đôi hoặc hội nhóm thường đặt bàn trước trong khoảng 2 tuần cho đến 1 tháng. 

Duy Hiển cho biết: “Châm ngôn của chúng tôi là ‘First come, first served’ (Tạm dịch: 'Ai đến trước được phục vụ trước'). Vì thế, dù là khách hàng thân thiết nhưng đặt chỗ muộn thì chúng tôi cũng buộc phải từ chối”. Điều đáng nói, mức giá đặt cọc cho các loại bàn cũng ở mức khác nhau. Theo đó, khách đặt bàn tại chỗ quầy bar phải đặt cọc 500.000 đồng. Trong khi khách chọn bàn đứng phải bỏ ra một triệu đồng để chữ chỗ; và 2 triệu đồng cho những bàn ở gần sân khấu.

Anh Hiển chia sẻ và cho biết, việc vận hành trong ngày lễ cũng không phải vấn đề đơn giản. Hầu hết các quán mà anh giám sát đều cung cấp những bàn chờ cho các khách chưa đặt lịch. Trong khi đó, nhân viên cũng phải kiểm tra khách đặt chỗ một cách liên tục, xem khách nào không đến. Sau thời gian hẹn lịch, bàn sẽ chỉ được giữ tối đa trong khoảng 30 phút.


Hầu hết những nhân viên từ bartender, chăm sóc khách hàng cho đến lễ tân đều phải tăng ca
Hầu hết những nhân viên từ bartender, chăm sóc khách hàng cho đến lễ tân đều phải tăng ca

Trong những ngày này, hoạt động duy nhất là điều phối nhân sự. Hầu hết những nhân viên từ bartender, chăm sóc khách hàng cho đến lễ tân đều phải tăng ca. Anh Hiển tâm sự: “Tôi hiểu và thông cảm cho sự vất vả của nhân viên trong dịp lễ Tết. Dù lương được tăng lên gấp 2-3 lần nhưng nhân sự phải liên tục bỏ bữa và không có thời gian nghỉ ngơi”. 

Trong khi đó, bếp trưởng Phan Minh (30 tuổi, đang làm việc tại một nhà hàng tại trung tâm quận 1, TP.HCM) cũng đồng quan điểm với Duy Hiển. Theo anh, nhà hàng của anh hiện tại đã kín bàn đặt trước trong những ngày lễ lớn. Thời điểm hiện tại, đội ngũ nhân sự cũng đang tiến hành trang trí Giáng sinh và chuẩn bị menu cho ngày lễ. Một số khách hàng hàng đang tổ chức sự kiện cuối năm yêu cầu menu riêng cũng phải làm việc trực tiếp với đầu bếp trước hẳn 2 tuần. 

Trước mỗi đêm lễ hội, toàn bộ nhân viên nhà hàng đều đã lên dây cót tinh thần, thế nhưng nhiều vấn đề ngoài tầm kiểm soát vẫn xảy đến. Số lượng khách nhiều hơn gấp đôi so với ngày thường đã gây áp lực lên đội ngũ đầu bếp cùng với bồi bàn. Vì thế, khách đến sử dụng dịch vụ sẽ không tránh khỏi việc phải chờ đợi. Anh Phan Minh cho biết, việc anh phải làm nhiều nhất trong những ngày này là thay mặt nhà bếp đến xin lỗi từng bàn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước