meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung người phụ nữ đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từng lỗ gần 4 tỷ/năm đến thành công mang lại kế sinh nhai cho phụ nữ vùng cao

Thứ tư, 09/03/2022-09:03
Hiện nay, có rất nhiều con đường dẫn một người đi đến với nghiệp kinh doanh và gắn bó với nó. Còn đối với Nguyễn Thị Huyền – CEO CTCP Quế hồi Việt Nam (Vinasamex), việc bén duyên với nông sản hữu cơ đến từ mong muốn từ tận đáy con tim.

Được biết, hành trình của doanh nghiệp mà Nguyễn Thanh Huyền xây dựng từ tuổi đôi mươi cũng là hành trình đưa hương liệu Việt Nam vươn tầm thế giới - điều này đã bồi đắp nên hình ảnh của một doanh nhân tận hiến với nghề đồng thời là một thủ lĩnh tận tâm với những người nông dân cùng khát khao tận lực bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng. 

Lỗ 3 - 4 tỷ đồng vào những năm đầu khởi nghiệp 

Nguyễn Thị Huyền xuất phát điểm là một sinh viên ngoại ngữ và cơ duyên đến với kinh doanh cũng rất tình cờ. Đối với chị, nói đúng hơn là hữu duyên, giống như câu mà nhiều người vẫn hay nói đó là nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. 

Được biết, từ lúc còn cấp ba chị đã bắt đầu thích và thử tập tành kinh doanh. Hồi đó chị bắt đầu buôn socola và bán hoa trong trường vào dịp Valentine. Lúc lên đại học thì chị bán quần áo, thậm chí còn tự làm cả bánh khoai, bánh chuối, nem chua rán rồi mang đi khắp nơi rao bán. Với chị, đó chính là những cơ hội đầu đời để bản thân va vấp với những lĩnh vực khác nhau và cũng gặp được nhiều đối tượng ở các nhóm tính cách khác nhau. 


Được biết, hành trình của doanh nghiệp mà Nguyễn Thanh Huyền xây dựng từ tuổi đôi mươi cũng là hành trình đưa hương liệu Việt Nam vươn tầm thế giới
Được biết, hành trình của doanh nghiệp mà Nguyễn Thanh Huyền xây dựng từ tuổi đôi mươi cũng là hành trình đưa hương liệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chưa bao giờ chị Huyền nghĩ bản thân mình sẽ kinh doanh mặt hàng nông sản Việt Nam đặc biệt là hoa hồi và quế. Cho đến ngày đầu tiên đi làm, chỉ đơn thuần là một nhân viên nhập khẩu đưa khách hàng nước ngoài lên rừng hồi thì chị đã phải thốt lên: "Trời ơi" khi lần đầu tiên trong cuộc đời mình được đặt chân đến vùng rừng nói quá đẹp, kỳ vĩ của đất nước. 

Chị Huyền đã đi tìm hiểu về sản phẩm thì biết được Ấn Độ là nước có sức tiêu thụ rất lớn về hoa hồi và quế tại Việt Nam. Sau nhiều thời gian nghiên cứu thì chị thấy đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng bởi không chỉ có thể bán được sang Trung Quốc mà còn có thể đưa đến Ấn Độ hay Bangladesh. 

Vào thời điểm đó, vùng hồi tại Lạng Sơn có diện tích 40.000ha và chủ yếu những người nông dân đang bán cho các tư thương mang đến cửa khẩu Trung Quốc, giữa họ đã nảy sinh nhiều cuộc xung đột và tranh chấp với nhau về giá. Và trước khi mang bán ra thị trường thì tư thương đã trả 20 ngàn nhưng khi mang đến tận cửa khẩu rồi thì người ta chỉ trả 15 ngàn. Lúc này tư thương vẫn phải bán vì họ đã gom hàng nên đành ngậm ngùi chịu lỗ. Bởi vì vừa yêu thích sản phẩm bản địa, quan tâm đến những người dân tộc thiểu số, say mê với những tán rừng tự nhiên đồng thời thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển sản phẩm thì chị Huyền và chồng chính thức thành lập Vinasamex vào năm 2012 với định hướng tiến đến thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường xuất khẩu cao cấp. 

Khi bắt đầu với nghề, chị Huyền đã phải đi đồi núi rất nhiều, cứ đi giữa 30km đường rừng, qua rất nhiều ổ gà, ổ voi sâu hoắm và trơn trượt nhưng cuối cùng vẫn phải quay xe lại vì gầm thấp không qua được. Rồi chị cũng đi công tác liên tục, đường nào cũng khó đi. Lúc đó bố mẹ chị mới bảo "Con ơi, con gái làm nghề gì không làm tại sao chọn nghề này". 

Không những thế, giai đoạn đầu cũng phải trả học phí rất cao bởi kinh nghiệm, kiến thức đều chưa vững. Ví dụ hư thời điểm nào thích hợp để gom hàng, khi nào nên mua hàng vào tích trữ để có thể bán dần cho khách hàng tôi đều không nắm được. 


Giai đoạn đầu chị Huyền cũng phải trả học phí rất cao bởi kinh nghiệm, kiến thức đều chưa vững
Giai đoạn đầu chị Huyền cũng phải trả học phí rất cao bởi kinh nghiệm, kiến thức đều chưa vững

Chị Huyền tâm sự: "Tôi nhớ mãi bài học rất đau thương đời đầu, đó là cái nhìn đầu tiên tôi mang tiền đi mua hàng vào thời điểm cao nhất năm 2011. Tôi lúc đó mua để trữ hàng ở trong kho, sau đó chỉ bán đâu đó được 3 công hàng là đã có một chút lãi, còn toàn bộ sản lượng tồn trong kho 1 năm trời, không bán đi đâu được do thời điểm đó Ấn Độ lockdown và họ không mua bất kỳ sản phẩm nào tại Việt Nam. 1 năm sau họ mua trở lại thì giá bán ra chỉ được 1/3 so với giá nhập". 

Nữ doanh nhân này cho biết bản thân thực sự may mắn vì phía sau luôn có một người chồng hậu thuẫn. Chồng chị trước đây đã kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, nhập khẩu ô tô, nhập khẩu linh kiện điện thoại ở Trung Quốc về đến Việt Nam. Thời điểm đó, hai vợ chồng dùng toàn bộ vốn tự có trong suốt thời gian kinh doanh trước đó để khởi nghiệp. Nhưng mọi chuyện lại không giống như mơ, việc bỏ ra 10 tỷ để mua hàng ở giai đoạn giá cao đỉnh điểm 1 ký là 120 nghìn đồng. Lúc đó lỗ nhiều, năm đầu tiên hạch toán về tài chính lỗ khoảng 2,4 tỷ và đến năm tiếp theo lại tiếp tục lỗ 3,4 tỷ. Tức là những năm đầu khởi nghiệp lỗ liên hoàn và không có điểm dừng. 

Nguyên nhân là do giá thành đi xuống và do kinh nghiệm sản xuất. Đối với sản phẩm quế, người nông dân phơi khô độ ẩm còn 30% nhưng mình xuất khẩu tiêu chuẩn chỉ được phép 13%. Vì mua của dân nên không có máy móc nào kiểm soát được độ ẩm, cán bộ thu mua kiểm tra hoàn toàn bằng cảm quan và họ cũng không biết sản phẩm có độ khô hay không đã mua về nên tỷ lệ hao hụt khá lớn. Đó cũng chính là bài học thương đau của chị Huyền. 

Cuộc đời sang trang mới

Theo chị Huyền, sau một thời gian dài lỗ như vậy thì bản thân đã có cơ duyên tham gia vào những hội chợ quốc tế, nhờ đó mà gặp được các khách hàng từ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hơn thế, chị đã học hỏi rất nhiều các chỉ tiêu về sản phẩm, thậm chí hỏi nhiều đến mức chị phát cáu vì rõ ràng làm trong nghề mà không hề biết. Khi quay về Việt Nam, chị Huyền mới ngộ ra là đã đến lúc bản thân cần phải thay đổi. 

Chị tâm sự: "Lúc đó có một vài tổ chức phi chính phủ họ tìm hiểu về lĩnh vực nông sản và họ cũng đặt vấn đề nhằm hỗ trợ vùng nguyên liệu. Khi đó, Vinasamex đã quyết tâm lên làm việc với chính quyền địa phương". Lúc đó, chị đã bắt đầu lên phỏng vấn chính quyền địa phương vùng trống quế, hồi và người nông dân thì thấy họ có quá nhiều vấn đề. Họ chị bản cho tư thương nhưng lại không biết những người tư thương mang đi đâu. Tuy trồng ra sản phẩm nhưng họ không biết sản phẩm để làm gì và cứ nói rằng thấy tư thương đến ngày hôm nay giá này, hôm khác lại giá khác, ngày kia sẽ có thể không mua - tức là không hề có sự ổn định từ tư thương. 


Theo chị Huyền, sau một thời gian dài lỗ như vậy thì bản thân đã có cơ duyên tham gia vào những hội chợ quốc tế, nhờ đó mà gặp được các khách hàng từ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc
Theo chị Huyền, sau một thời gian dài lỗ như vậy thì bản thân đã có cơ duyên tham gia vào những hội chợ quốc tế, nhờ đó mà gặp được các khách hàng từ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc

Ở vùng Lạng Sơn có 95% là người dân tộc thiểu số, họ không bán được hàng đồng nghĩa với việc không có tiền cho con đi học và cũng không mua được thứ gì để đảm bảo cuộc sống gia đình. Khi thấy họ nghèo như vậy, trong tâm thế của chị rất thương, nếu như doanh nghiệp của mình cứ làm vậy, phụ thuộc vào Ấn Độ mà không bán được hàng, bán với giá rẻ bèo như thế nó không có giá trị gì cả. Trong khi đó, thị trường ngoài kia có nhu cầu rất lớn, dân mình cứ mãi nghèo thì phải làm cái khác đi - đó chính là bước ngoặt để quyết định thay đổi. 

Năm 2013, Vinasamex đã bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị với người nông dân. Chị tâm sự: "Tôi không mua qua tư thương nữa và cũng không phải bán đi thị trường Ấn Độ nữa mà làm việc với từng hộ nông dân nhằm tạo ra chuỗi giá trị gọi là các nhóm nông dân sở thích và chúng tôi tiến hành đào tạo cho họ về những tiêu chuẩn quốc tế". 

Thời điểm ban đầu chị Huyền làm việc với các hộ nông dân gặp muôn vàn khó khăn. Chị và cả Vinasamex nhận nhiều gạch đá từ các hộ nông dân lẫn chính quyền và các doanh nghiệp khác. Họ đã bảo chị khùng, tại sao đang xuất đi thị trường Ấn Độ như vậy, việc tiêu thị được nhiều như vậy mà lại thay đổi, lại đi làm việc với những người nông dân. Theo đó, rất nhiều sự hoài nghi đòi hỏi bản thân cần phải vượt lên, phải kiên định và tạo niềm tin cho họ. Lúc đó, Vinasamex vẫn làm và không bỏ cuộc. Bằng cách đó, chị và công ty đã bắt đầu với vài hộ nông dân, 1 năm sau hợp tác công ty đã có kết quả thì các hộ nông dân khác dần tin tưởng. Chị Huyền bộc bạch: "Chúng tôi cứ thể đi từng bước nhỏ và từ đầu luôn cam kết mua cho bà con với giá cao hơn 5-10% của thị trường để 5-10% đó giúp họ cải thiện sinh kế". 

Đến thời điểm hiện tại, công ty của chị Huyền đang ký trực tiếp với 3.000 hộ nông dân hợp đồng bao tiêu trực tiếp trong chuỗi giá trị hữu cơ. Còn tác động lên họ thông qua việc truyền thông về ngành nghề phải lên đến 15.000 hộ. 

Với chị Huyền, điều quan trọng của những người dân chính là họ biết hữu cơ thực sự là gì, biết thế nào là sạch. Về thu nhập thì dân vùng quế, hồi càng giàu. Cách đây 5 - 6 năm, thu nhập của họ chỉ khoảng 7 - 10 triệu đồng nhưng bây giờ đã lên 150 triệu/ha. Đặc biệt, con đường ngày xưa đi toàn đất, ổ gà giờ nay đã đổ bê thông lên tận đỉnh đồi để thu quế. 


Sản phẩm từ mô hình sản xuất hữu cơ của Vinasamex
Sản phẩm từ mô hình sản xuất hữu cơ của Vinasamex

Chị Huyền chia sẻ: "Có một điều tôi thấy mãn nguyện nhất là ở vùng đó, chị em phụ nữ là người lao động chính, chồng ở nhà uống rượu thôi nhưng mọi vấn đề chồng vẫn là người quyết, phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình. Vinasamex đã đến xây dựng một dự án thúc đẩy bình đẳng giới cho chị em ở đó, để họ tự tin hơn, tự chủ hơn, tiếp cận được nguồn tài chính và có thể đưa ra quyết định". 

Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của chị Huyền và toàn bộ cán bộ công ty thì Vinasamex đã phát triển rất tốt đặc biệt là 2 năm COVID-19. Năm 2021, doanh thu tăng gần 60% bởi quế và hồi đang có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, mà trong đại dịch sức khỏe chính là mối quan tâm gần như hàng đầu. Hiện tại, Vinasamex đang có 4 vùng chính đó là Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và vừa rồi thì công ty chị Huyền mới ký kết MoU với huyện Cam Lộ, Quảng Trị nhằm phát triển 20.000ha quế ở đó. Vào năm 2016, chị Huyền cũng đã đạt 4 chứng nhận hữu cơ quốc tế cao nhất tại thị trường Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản từ đó khẳng định chất lượng của Vinasamex có thể đáp ứng được cho toàn thế giới ở chất lượng cao nhất. 

Về mục tiêu, chị Huyền cho biết Vinasamex muốn tiến đến IPO năm 2026 từ đó trở thành công ty niêm yết để có thể gọi vốn và khẳng định được thương hiệu. Để có thể khởi động được việc này, dự kiến trong 4 tháng tới, Vinasamex sẽ tiến hành một buổi pitching cá nhân dành cho các cá nhân đầu tư cả trong nước cũng như nước ngoài. Các nhà đầu tư quan tâm cũng có thể đến tham dự, đầu tư cho Vinasamex ở vòng gọi vốn đầu tiên. Còn về đường dài, chị Huyền cũng đặt kỳ vọng Vinasamex sẽ trở thành công ty nông sản sản xuất gia vị organic đầu tiên tại thị trường Việt Nam để từ đó truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác thay đổi được tư duy và mục tiêu kinh doanh. 

Chị Huyền kỳ vọng: "Tôi hy vọng họ sẽ không phóng ra thị trường để chạy theo guồng quay lợi nhuận, họ cần phải suy nghĩ làm sao để bên cạnh thu về lợi nhuận, họ nên trả lại cho cộng đồng, nên tác động điều gì đó đến cộng đồng để có một xã hội tốt đẹp hơn".
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước