Chậm nộp tiền sử dụng đất người dân sẽ bị xử lý như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Mục đích sử dụng đất là gì? Cách ghi mục đích sử dụng đất trên sổ đỏTiền sử dụng đất là gì? Đối tượng nào phải nộp tiền sử dụng đất?Sử dụng sai mục đích sử dụng ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xử lý như thế nào?Hỏi: Tôi hiện đang sống tại huyện Kim Bảng (Hà Nam), tôi muốn hỏi chậm nộp tiền sử dụng đất người dân có bị phạt tiền không? Trách nhiệm của các cơ quan Thuế trong việc thu tiền sử dụng đất là gì?
Xin cảm ơn.
Anh Lê Bá Lục (Hà Nam).
Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề anh thắc mắc, Luật sư Lê Văn Quyền - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin được tư vấn giải đáp như sau:
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất quy định trách nhiệm của cơ quan Thuế trong việc thu tiền sử dụng đất như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan và người sử dụng đất trong việc xác định và tổ chức thu tiền sử dụng đất:
1. Cơ quan tài chính:
a) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
b) Chủ trì xác định các khoản được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp.
c) Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định giá đất tại địa phương, có trách nhiệm tổ chức thẩm định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất trên cơ sở đề xuất của cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này để báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất tại địa phương xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký đất đai:
Xác định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, thời điểm bàn giao đất thực tế (đối với trường hợp được giao đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) làm cơ sở để cơ quan thuế xác định tiền sử dụng đất phải nộp.
3. Cơ quan thuế:
a) Xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, số tiền sử dụng đất được miễn hoặc giảm theo quy định tại Nghị định này và thông báo cho người sử dụng đất đúng thời hạn.
b) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại về thu, nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Cơ quan kho bạc:
a) Thu đủ số tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo nộp tiền sử dụng đất và không được từ chối thu vì bất cứ lý do gì.
b) Không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tục nộp tiền của người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
5. Người sử dụng đất:
a) Thực hiện việc kê khai tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Nộp tiền sử dụng đất theo đúng thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
c) Quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Theo đó, Cơ quan thuế có trách nhiệm:
- Xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, số tiền sử dụng đất được miễn hoặc giảm theo quy định tại Nghị định này và thông báo cho người sử dụng đất đúng thời hạn.
- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại về thu, nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Chậm nộp tiền sử dụng đất người dân có bị phạt tiền không?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất quy định việc chậm nộp thuế bị xử lý như sau:
Chậm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước thì người sử dụng đất phải nộp tiền chậm nộp. Việc xác định tiền chậm nộp tiền sử dụng đất thực hiện theo mức quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối tượng nào phải nộp tiền sử dụng đất?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng thu tiền sử dụng đất như sau
Đối tượng thu tiền sử dụng đất
1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
2. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa trong các trường hợp sau:
a) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa;
b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất;
c) Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất;
d) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.