meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cấp bách hồi sinh 6 dự án đô thị tại Mê Linh sau nhiều năm bỏ hoang

Thứ năm, 27/01/2022-10:01
Dự kiến trong năm 2022, chính quyền huyện Mê Linh sẽ thúc đẩy các thủ tục để thực hiện việc hồi sinh 6 dự án đã “đắp chiếu” nhiều năm. Điều này sẽ giúp cho ngân sách địa phương thu hồi về những khoản tiền lớn phục vụ xây dựng kinh tế xã hội.

Dự kiến trong năm 2022, chính quyền huyện Mê Linh sẽ thúc đẩy các thủ tục để thực hiện việc hồi sinh 6 dự án đã “đắp chiếu” nhiều năm. Điều này sẽ giúp cho ngân sách địa phương thu hồi về những khoản tiền lớn phục vụ xây dựng kinh tế xã hội.

Chính quyền địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

UBND huyện Mê Linh, Hà Nội cùng các UBND sở, ngành TP. Hà Nội đã tập họp bàn tháo gỡ các khó khăn cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn huyện. Theo đó dự kiến trong 3 tháng đầu năm 2022, Mê Linh sẽ thu hồi 6 dự án cơ bản hoàn thành đã bỏ không nhiều năm để thực hiện khởi công, đưa vào sử dụng. Qua đó thu hồi ngân sách về cho địa phương.

dji-0879-1643245225.jpg
Những dự án bỏ hoang cả thập kỷ ở Mê Linh gây ra sự bức xúc trong dư luận
 

Hiện Mê Linh có 60 dự án xây dựng trong đó 44 dự án đô thị, nhà ở, 12 dự án kinh doanh và 4 dự án mô hình xây dựng khác. Trong 60 dự án nằm trên địa bàn huyện phần lớn đã qua thời gian thực thi tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án. 

Sau khi Mê Linh sáp nhập địa giới hành chính về Hà Nội vào năm 2008. Sau đó, UBND Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án phân khu đô thị trong thời gian 2013-2015. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại nhiều dự án đã chậm trễ trong việc triển khai và đưa vào khai thác.

Nguyên nhân của sự chậm chạp trên là do công tác điều chỉnh quy hoạch kéo dài hơn so với dự kiến, điều chỉnh kế hoạch đầu tư chậm. Ngoài ra nguyên nhân cũng đến từ việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không được xử lý triệt để. Một số dự án chậm tới 13 năm. 

Dự án chậm triển khai không chỉ khiến người dân bức xúc, làm hạn chế nguồn cung ra thị trường đồng thời gây khiến thất thu ngân sách Nhà nước. Kinh tế địa phương không thể phát triển do quỹ đất bị lãng phí, người dân không thể sử dụng đất đai cho sản xuất, kinh doanh.

me-linh-2-1643245410.jpg
Chính quyền Mê Linh đẩy mạnh công tác thu hồi dự án bỏ hoang
 

Trước tình hình cấp bách nói trên, thời điểm cuối năm 2021, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất, họp bàn nhiều phương án để giải quyết các dự án chậm tiến độ. Chính quyền sẽ đồng hành cùng các chủ đầu tư dự án để tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc. Tuyệt đối không để kéo dài tình trạng chậm tiến độ mà không quy rõ trách nhiệm thuộc về ai. Mục tiêu quan trọng nhất là đưa các dự án vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, phục vụ thu ngân sách phát triển kinh tế ở địa phương, nâng cao đời sống nhân dân. 

Tuy nhiên, đối với các chủ đầu tư cố tình “ôm đất”, găm hàng không chịu thực hiện triển khai dự án hoặc cố tình chậm triển khai sẽ bị chính quyền huyện kiến nghị thành phố thu hồi đất từ các đơn vị đầu tư này. Đất thu hồi sẽ được tổ chức đấu giá hoặc trao cho các đơn vị đầu tư có khả năng về mặt kinh tế, có thể triển khai dự án cho địa phương. 

Hồi sinh 6 dự án đô thị mang về cho địa phương hàng ngàn tỷ ngân sách

Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh, ông Trần Thanh Hoài cho hay sau khi thẩm tra 47 dự án đô thị có 6 dự án về cơ bản đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục. Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ thi công các dự án này trong năm 2022. Như vậy Nhà nước có thể thu về cho ngân sách tới hàng ngàn tỷ đồng. 

Các dự án được khôi phục trong 2022 bao gồm: khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và, Dự án khu nhà ở TDK (10,3 ha), khu nhà Minh Đức. Các chủ đầu tư sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng các dự án quy mô lớn như : Dự án khu đô thị CEO Mê Linh ở xã Đại Thịnh, Tráng Việt, Mê Linh, Văn Khê…Dự án đô thị mới An Thịnh, dự án đô thị mới Vinalines. 

Hiện tại các dự án nói trên đều đã cơ bản hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trong việc điều chỉnh quy hoạch, đầu tư. Những vướng mắc còn tồn đọng khâu giải phóng mặt bằng sẽ được UBND huyện hỗ trợ xử lý cho các chủ đầu tư. UBND huyện cũng sẽ tích cực phối hợp với sở tài nguyên môi trường để thực hiện bàn giao đất cho doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ nộp tài chính. 

Nếu 6 dự án nói trên nếu hoàn tất thủ tục khởi công xây dựng trong năm 2022, các chủ đầu tư sẽ đóng góp ngân sách địa phương lệ phí sử dụng đất đai lên đến 4000 tỷ đồng. Việc khởi công các dự án cũng sẽ giúp bộ mặt đô thị Mê Linh thay đổi, trở nên khang trang, hiện đại hơn. Đây cũng là yếu tố giúp địa phương hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, đồng thời thu hút nhiều người dân đến với Mê Linh sinh sống, làm việc. Các dự án đô thị hiện đại cũng là đòn bẩy phát triển khối ngành dịch vụ, kinh tế địa phương qua đó mang về nguồn thu lớn cho ngân sách. Đời sống kinh tế của người dân được đảm bảo, trật tự kinh tế xã hội an ninh được duy trì ổn định.

Đối với 6 dự án nói trên, UBND đề nghị các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch và kiến trúc…hỗ trợ xử lý giải quyết khó khăn còn tồn đọng. Như vậy các chủ đầu tư sẽ có thể sớm triển khai dự án theo đúng tiến độ đã cam kết với chính quyền thành phố Hà Nội.

Cẩn trọng khi đầu tư giao dịch đất tại Mê Linh

Trong thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản Mê Linh xảy ra hiện tượng rao bán đất nền chưa cấp thẩm quyền cấp phép. Điều này khiến cho khách hàng có nguy cơ mất trắng tài sản trong trường hợp chính quyền thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

UBND huyện Mê Linh cảnh báo người dân cần cẩn trọng, tìm hiểu thông tin quy hoạch từ các sở ban ngành của huyện Mê Linh trước khi quyết định giao dịch mua bán. Điều này khiến cho khách hàng tránh tránh được những rủi ro khi đầu tư. 

UBND huyện sẽ phối hợp với ban ngành kiểm soát, điều tra và công bố các dự án được phép giao dịch và công bố rõ ràng để tất cả người dân nắm được thông tin. Qua đó tránh được tình trạng môi giới thổi đất, nâng giá đất ảo, nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

3 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

3 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

3 giờ trước