meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin quy hoạch Thanh Hóa và bản đồ quy hoạch chi tiết

Chủ nhật, 14/02/2021-22:02

Thanh Hóa là một mảnh đất linh thiêng, anh hùng, là quê hương của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Chưa kể tới, mảnh đất này còn có biết bao nhiêu bãi tắm đẹp, thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Vì thế, việc lập bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn tỉnh và toàn khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm tới.

Vị trí hành chính, giới hạn quy hoạch thành phố Thanh Hóa

Thanh Hóa là một thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ tại Việt Nam. Đây được biết là khu trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa.

Nhờ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Thanh Hóa nhanh chóng trở thành khu đô thị lớn của khu vực Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, vào năm 2014, thành phố đã được công nhận trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và nắm trong mình sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực và công nghiệp của toàn tỉnh.

Theo thông tin về quy hoạch thành phố Thanh Hóa, phạm vi lập quy hoạch sẽ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố và toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đông Sơn ( tỉnh Thanh Hóa ). Cụ thể, ranh giới lập quy hoạch sẽ được thiết lập như sau:

  • Phía Bắc: Giáp huyện Hoằng Hóa, huyện Thiệu Hóa
  • Phía Nam: Giáp huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống
  • Phía Đông: Giáp huyện Hoằng Hóa, Thành phố Sầm Sơn
  • Phía Tây: Giáp huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa

1.Ranh giới thiết lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa
1.Ranh giới thiết lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa

Hiện nay, thành phố Thanh Hóa có tổng cộng 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Nếu tính thêm toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đông Sơn thì quy mô diện tích lập khu vực quy hoạch sẽ khoảng 232,64km2.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bản đồ quy hoạch thành phố Tây Ninh mới nhất 2021

Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa

Nhiệm vụ quy hoạch thành phố Thanh Hóa đã được Chính phủ xét duyệt và bàn giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch đó chính là nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa. Đồng thời, xây dựng Thanh Hóa trở thành đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa.

Không chỉ vậy, Thanh Hóa là một thành phố có tiềm năng phát triển rất lớn. Do đó, việc lập bản đồ quy hoạch sẽ giúp đô thị thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại của tỉnh.


2.Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa đầy đủ và chi tiết nhất
2.Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa đầy đủ và chi tiết nhất

Định hướng quy hoạch phát triển không gian TP Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai lập kế hoạch chi tiết về định hướng quy hoạch phát triển không gian toàn thành phố Thanh Hóa để sớm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bản kế hoạch đã xác định phát triển không gian đô thị gồm có khu vực trung tâm và các vùng động lực kinh tế khác.

Khu vực trung tâm

Định hướng quy hoạch phát triển khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa sẽ bao gồm:

  • Cấu trúc và hướng phát triển đô thị.
  • Xác định các hệ thống trung tâm, công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung tâm cấp đô thị.
  • Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn. Đồng thời đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị để tạo điểm nhấn đô thị.
  • Xác định mối liên hệ giữa không gian đô thị cũ và mới, trong đó cần phải nghiên cứu quy hoạch các trục phát triển mới.
  • Dự báo phát triển không gian vùng, những xu thế phát triển mới cùng với các dự báo chiến lược lớn của quốc gia về phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ.
  • Phát triển khu vực thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn và các khu vực phụ cận trở thành khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, du lịch và các hoạt động thương mại.

3.Định hướng quy hoạch phát triển khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm và triển khai, phân tích chặt chẽ
3.Định hướng quy hoạch phát triển khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm và triển khai, phân tích chặt chẽ

Vùng động lực kinh tế khác

Bên cạnh việc định hướng quy hoạch phát triển khu vực trung tâm, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng rất chú trọng tới các vùng động lực kinh tế khác. Trong đó, có một số vấn đề trọng tâm như sau:

Trục quốc lộ 1A

Từ thị xã Bỉm Sơn đến khu kinh tế Nghi Sơn, ưu tiên việc phát triển các khu công nghiệp xanh, kết nối các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với các khu du lịch ven biển. Bên cạnh đó, cần phải triển khai một số dự án trung tâm dịch vụ, các cơ sở đào tạo nghề và y tế chất lượng cao.


4. Hinh ảnh trục quốc lộ 1A từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn
4. Hinh ảnh trục quốc lộ 1A từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn

Trục đường Hồ Chí Minh

Từ Thạch Thành đi Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng, Bãi Trành. Trong đó, hạt nhân chính là đô thị Lam Sơn - Sao Vàng. Cần tập trung phát triển khu công nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng cùng với các dự án chế biến nông lâm sản, chế biến khoáng sản,... tại các khu vực khác.

Trục quốc lộ 45 và 47

Từ thị xã Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Triển khai, xây dựng các khu đô thị tập trung hiện đại, các khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với các khu trung tâm công nghệ cao,  du lịch và dịch vụ.

Các đô thị

Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống đô thị. Đề xuất quy mô, tính chất, chức năng từng đô thị trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mối liên kết giao thông và hình thành các cụm đô thị để chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong không gian kinh tế - kỹ thuật đô thị toàn tỉnh.

Các điểm dân cư nông thôn

Đối với các điểm dân cư nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa cần phải triển khai và đề xuất mô hình khu ở dân cư theo tiêu chuẩn “ Nông thôn mới “.

Các vùng sản xuất công nghiệp

Thiết kế các vùng sản xuất công nghiệp theo quy định. Đề xuất phân bố các vùng công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng công nghiệp chuyên ngành và vùng công nghiệp đa ngành gắn liền với 4 cực động lực kinh tế và 3 trục phát triển kinh tế đã được xác định.

Đồng thời, đề xuất phân bổ các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn liền với các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp và các làng nghề tại tỉnh.


5.Các vùng sản xuất công nghiệp tại thành phố Thanh Hóa
5.Các vùng sản xuất công nghiệp tại thành phố Thanh Hóa

Các khu sản xuất nông, lâm ngư nghiệp

Thiết lập dự án khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, thị trấn Thống Nhất và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Phân bổ các vùng nông, lâm ngư nghiệp để tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh lớn, sản xuất tập trung.

Các vùng du lịch

Tập trung phát triển các khu du lịch biển, nghỉ dưỡng tại các bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Hải Hòa. Đồng thời, phát triển các khu du lịch văn hóa có tính lịch sử như di sản văn hóa Thành Nhà Hồ, đền Bà Triệu,...

Đặc biệt, ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ cao cấp, chất lượng cao tại các khu du lịch và trọng tâm là thu hút các dự án resort, nhà hàng cao cấp và khu vui chơi giải trí.

Nội dung chi tiết quy hoạch đất đai thành phố Thanh Hóa

Vào năm 2018, quy mô đất xây dựng đô thị trong thành phố hiện hữu khoảng 5.000 ha, chỉ tiêu đạt khoảng 120m2 / người. Theo bản quy hoạch TP. Thanh Hóa, đến năm 203, quy mô đất xây dựng đô thị sẽ khoảng 7.000 ha, chỉ tiêu khoảng 120m2 / người.

Về nội dung chi tiết quy hoạch đất đai thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh đã cung cấp những thông tin như sau:

  • Tập trung cải tạo các khu dân cư cũ, xây dựng các khu công nghiệp Bắc sông Mã và các khu trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, quảng trường trung tâm thành phố tại phía Nam của quốc lộ 1A và đại lộ Lê Lợi. Đồng thời, xây dựng một số khu đô thị mới ở phía Bắc đại lộ Nam sông Mã, phía Đông ở khu vực ở Quảng Đông, phía Nam khu vực thành phố thuộc xã Quảng Thành.
  • Xây dựng 5 cụm công trình kiến trúc trọng điểm bao gồm các công trình dịch vụ thương mại, các tòa nhà cao ốc.
  • Ưu tiên xây dựng cầu vượt qua sông Mã tại vị trí đại lộ Lê Lợi kéo dài để kết nối thành phố Thanh Hóa với khu vực phía Bắc sông Mã. Xây dựng các tuyến đường cao tốc và ga đường sắt cao tốc tại khu vực Đông Tân.

6.Tham khảo nội dung chi tiết quy hoạch đất đai tại TP. Thanh Hóa
6.Tham khảo nội dung chi tiết quy hoạch đất đai tại TP. Thanh Hóa

Nội dung quy hoạch giao thông TP Thanh Hóa

Trong bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa, hệ thống giao thông phải kết nối đồng bộ trong thành phố, có nhiệm vụ kết nối thành phố với các huyện, các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, việc phát triển giao thông theo cũng phải theo xu hướng hiện đại, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, tăng cường những khoảng trống cần thiết cho cây xanh, bãi đỗ xe.


7.Hệ thống giao thông tại TP. Thanh Hóa có nhiệm vụ trọng tâm kết nối thành phố với các tỉnh, các huyện lân cận và các nước trong khu vực
7.Hệ thống giao thông tại TP. Thanh Hóa có nhiệm vụ trọng tâm kết nối thành phố với các tỉnh, các huyện lân cận và các nước trong khu vực

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng phân tích chi tiết các mô hình phát triển giao thông nhằm xác định khung giao thông vùng, các công trình đầu mối giao thông quan trọng liên kết với các vùng kinh tế động lực của tỉnh đã được xác định.

Thêm vào đó, tỉnh cũng đề xuất các giải pháp phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông tăng mạnh trong thời kỳ phát triển mới. Đánh giá thực trạng và nêu ra định hướng để khai thác thế mạnh giao thông đường thủy của sông Chu, sông Mã và biển Đông.

Nội dung của quy hoạch thành phố Thanh Hóa đã được định hướng đến năm 2035 với mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh của thế kỷ 21. Hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư vào thành phố, chắc chắn mảnh đất này sẽ trở thành đô thị thịnh vượng, trung tâm dịch vụ, thương mại, hạt nhân kết nối 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong vòng 5 - 10 năm tới.

Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch Hải Phòng chi tiết cập nhật mới nhất 2021

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa. Hy vọng với nhiều định hướng và giải pháp được đưa ra trong bản quy hoạch này, Thanh Hóa sẽ sớm trở thành khu đô thị hiện đại, khu trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

6 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

6 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

6 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước