meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cảnh báo hiện tượng “sốt đất” hàng loạt trong năm 2022 do các biện pháp kích cầu

Thứ ba, 15/02/2022-10:02
Theo Bộ Xây dựng, khi Chính phủ áp dụng hàng loạt các biện pháp kích cầu, khôi phục kinh tế sau một thời gian dài giảm phát do chịu tác động của dịch Covid có thể sẽ khiến thị trường bất động sản tăng trưởng nóng. Điều này dẫn đến nguy cơ “sốt đất” hàng loạt ở nhiều địa phương trong năm 2022.

Giá bất động sản tăng nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn

Năm 2021, nền kinh tế Việt Nam đối diện với muôn vàn khó khăn do chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Thị trường bất động sản theo đó cùng phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt dự án phải tạm ngừng thi công do lệnh giãn cách. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn như không thể đẩy dự án ra thị trường, không thể tiếp cận khách hàng.

bandatnen11640751195917163676284-1640849454-1644806471.jpg
Sốt đất khiến thị trường nhiễu loạn
 

Tuy nhiên bất chấp những khó khăn, trong năm 2021, thị trường bất động sản vẫn giao dịch khá sôi động. Cụ thể đã có 282.105 giao dịch bất động sản diễn ra trên cả nước vào năm 2021. Lượng giao dịch nhà riêng lẻ, căn hộ chung cư đạt khoảng hơn 111.000 giao dịch. Số giao dịch mua bán đất nền 170.465 giao dịch. Tính riêng thành phố Hà Nội đã có tới 10.875 giao dịch diễn ra thành ở. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra khoảng 14.443 giao dịch.

Số lượt giao dịch nhà ở riêng lẻ, chung cư đạt khoảng 96% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng giao dịch giảm mạnh nhất thời điểm quý III/2021 khi làn sóng Covid thứ 4 tràn vào Việt Nam và đã tàn phá trầm trọng nền kinh tế. Tuy nhiên những tháng cuối năm giao dịch đã tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát.

Dựa trên số liệu của Bộ Xây dựng, giá nhà ở hai đô thị lớn Hà Nội và TP. HCM đã tăng nhanh chóng chỉ trong hơn 1 năm trở lại đây. Thời điểm cuối năm 2021, giá chung cư tăng bình quân từ 4-7%. Giá nhà ở riêng lẻ vọt tăng 15-20%, riêng đất nền chứng kiến mức tăng mạnh nhất lên tới 20-30%.

Thời điểm cuối quý I, quý II đầu năm 2021, nhiều địa phương ven Hà Nội đã xảy ra tình trạng “sốt giá” đất. Ví dụ Quốc Oai giá tăng 20%, Ba Vì tăng 45%, một số huyện tỉnh Hòa Bình giá đất nền tăng khoảng 46%. Các khu vực như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đất tăng từ 20-26%.

Các địa phương miền Trung, miền Nam ghi nhận tình trạng đất nền tăng nhanh gồm có: TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, TP, Biên Hòa, Long Thành (Đồng Nai). Một số khu vực khác ven thành phố Hồ Chí Minh như tỉnh Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu…cũng đang “ngấp nghé” chuẩn bị tăng giá đất.

Tuy nhiên sau một thời gian tăng giá đất nền cục bộ, Chính phủ đã phối hợp cùng Bộ Xây dựng và các cơ quan ban ngành kịp thời chỉ đạo các địa phương thanh tra, rà soát những bất thường trên thị trường. Qua đó ngăn chặn tình trạng “sốt đất”. Ngoài ra các địa phương cũng đã mau chóng công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất để tránh tình trạng môi giới, cò đất lợi dụng thông tin thổi giá đất nền. 

Đến nay nhiều địa phương giá đất nền đã hạ nhiệt, không xảy ra tình trạng vỡ “bong bóng” bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại những hiện tượng nói trên có thể dẫn đến tình trạng leo thang giá bất động sản trong năm 2022. Vấn đề này càng có cơ sở khi sắp tới đây Nhà nước sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp kích cầu, hỗ trợ khôi phục kinh tế sau thời kỳ giảm phát. Nếu những biện pháp này được thực hiện tốt sẽ khiến thị trường hồi phục, đồng thời phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu không kiểm soát hiệu quả thì thị trường địa ốc sẽ như “quả bom nổ chậm” có thể khai hỏa bất cứ lúc nào.

Nguồn cung bất động sản tiếp tục khan hiếm ẩn chứa nguy cơ “sốt đất”

Trong năm vừa qua số lượng dự án bất động sản được cấp phép triển khai sụt giảm nghiêm trọng khiến nguồn cung thị trường tiếp tục hạn chế trong thời gian tới. Đặc biệt phân khúc nhà ở bình dân dành cho người thu nhập thấp vẫn còn nhiều hạn chế.

Về dự án nhà ở thương mại, năm 2021 cả nước chỉ có 252 dự án với tổng số căn hộ là 99.958 căn. Con số này chỉ đạt 34% tổng số dự án được cấp phép trong năm 2020. Có 1046 dự án chung cư với 299.075 căn đang được triển khai xây dựng qua đó con số 88,5% so với cùng kỳ 2020. Thị trường có 172 dự án đã hoàn thành và sắp được đưa vào sử dụng, đạt 60% so với cùng kỳ năm trước.

Phân khúc nhà ở xã hội tiếp tục là phân khúc có nguồn cung thấp nhất thị trường nhiều năm liên tục khi chỉ có 9 dự án được cấp phép và triển khai trong năm 2022. Hiện cả nước cũng chỉ có 16 dự án với hơn 3000 căn hộ đã hoàn thành cùng với đó là 9 dự án đủ điều kiện bán trong tương lai.

Sự thiếu hụt nguồn cung nhưng nhu cầu vẫn cao sẽ chứng kiến nhiều phân khúc bất động sản tăng giá mạnh trong thời gian tới. Đây là quy luật cung - cầu khó tránh khỏi của thị trường. 

Cẩn trọng với những cơn “sốt đất” kéo dài 

Sau mỗi đợt “sốt giá” đất có nhiều người bỗng chốc giàu lên nhanh chóng nhưng cũng có không ít người lâm vào cảnh nợ nần, phá sản vì không kịp thời rút chân khỏi thị trường. Đó là những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm “mua đỉnh bán đáy” nhảy vào thị trường giữa lúc cơn sốt nóng nhất. 

20210429072126-0e5b-1644806435.jpg
Khách hàng hãy thận trọng với những cơn sốt đất kéo dài 
 

Hàng ngàn câu chuyện thực tế đã diễn ra nhưng những “cơn sốt” vẫn âm ỉ và chờ thời cơ bùng lên mạnh mẽ. Bằng chứng là năm 2021, khi nền kinh tế lao đao vì Covid thì giá đất nhiều nơi vẫn tăng bất chấp, giao dịch đất đai vô cùng nhộn nhịp. Sang tới đầu năm 2022, xu hướng tăng giá vẫn có thể sẽ tiếp diễn. 

Những ngày cuối năm 2021, khu Đông thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến mức tăng giá đất nền “phi mã” do ảnh hưởng của đấu giá đất Thủ Thiêm. Đây là phát súng báo hiệu sự trở lại của những cơn “sốt đất” mạnh mẽ.

Cơn sốt bắt nguồn từ thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể trở thành ngọn lửa bùng lên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giờ đây môi giới không chỉ tập trung vào thông tin quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn nhắm vào tâm lý khách hàng đang dần rút tiền từ các chứng khoán, cổ phiếu, tiết kiệm để mời chào mua bất động sản. Nếu không thân trọng tỉnh táo người chơi sẽ phải trả giá rất đắt cho quyết định của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước