meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách nào thu hút, khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội?

Thứ sáu, 23/02/2024-07:02
Tại Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, công tác phát triển NOXH sẽ có những bước tiến mới đột phá.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã cho thấy những kết quả tích cực sau gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án. Đạt được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và sự ủng hộ, đồng hành của các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan liên quan.


Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn những hạn chế. Ảnh Báo Chính phủ
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn những hạn chế. Ảnh Báo Chính phủ

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn những hạn chế. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ quan của những hạn chế như: việc phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nước và từng địa phương; sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa kịp thời, kiên quyết; một số nơi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa thực sự chú trọng ưu tiên bố trí quỹ đất và nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội; hệ thống các cơ chế, chính sách và pháp luật về nhà ở xã hội chậm được đổi mới, chưa thực sự bảo đảm yêu cầu về đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; còn thiếu những cơ chế, chính sách đột phá để thu hút nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội; thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng, mua bán kinh doanh đối với dự án nhà ở xã hội, tiếp cận các chương trình hỗ trợ mua bán nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế và bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thực sự chặt chẽ, còn thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; việc ưu tiên bố trí nguồn lực của Nhà nước để thực thi các chương trình, dự án, đề án còn nhiều bất cập, hạn chế; nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa thực sự quan tâm đến yêu cầu phát triển nhà ở xã hội.

Trong thời gian tới, để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác xây dựng nhà ở xã hội, tại Đề án trình Ban Bí thư, Ban KTTW và Bộ Xây dựng đã đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương

Thứ nhất, thống nhất nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, coi phát triển nhà ở xã hội (bao gồm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển nhà ở quốc gia, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển cân đối, bền vững thị trường bất động sản; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội với giá bán phù hợp với khả năng chi trả của công nhân và người có thu nhập thấp; bảo đảm phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương; đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu (y tế, giáo dục, văn hóa...).

Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, tạo mọi thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội; đảm bảo nguyên tắc chia sẻ, hỗ trợ giữa Nhà nước với các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội và doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội.

Cần coi phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội người dân và của cả hệ thống chính trị; các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới cơ sở quán triệt và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển nhà ở xã hội vào chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương; (5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển mới, trọng tâm.


Toàn cảnh Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024

Đẩy nhanh xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ chính sách, pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội, nhất là về đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý phát triển đô thị, quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách thuế, quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế...; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư và người dân được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội chủ yếu theo mô hình dự án có vị trí, quy mô lớn gắn với khu vực tập trung nhiều đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội, tại các quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu nhà ở thực tế của người dân. Bảo đảm quyền và ưu đãi thực chất đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; thu hút và khuyến khích chủ đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

Ban hành cơ chế, chính sách theo hướng hậu kiểm đối với quản lý nhà ở xã hội. Có cơ chế lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm. Đẩy nhanh hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đối với cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, hỗ trợ khả năng thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhằm tạo điều kiện giúp họ tiếp cận với nhà ở xã hội.

Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn, phát huy tốt vai trò là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội gắn với sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải các - bon thấp.


Cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển mới, trọng tâm.
Cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển mới, trọng tâm.

Thứ ba, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội, trong đó tập trung vào ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để bảo đảm thực hiện các mục tiêu về nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội.

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các địa phương sử dụng một phần tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khung cho các dự án nhà ở xã hội tại địa phương; mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương, nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội; nghiên cứu, thúc đẩy hình thành các định chế tài chính để phát triển nhà ở xã hội.

Có cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực của xã hội, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, bất động sản lớn trong nước; các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách cho vay phát triển nhà ở xã hội; thực hiện cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho cá nhân và doanh nghiệp vay phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục mở rộng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội.


Cần nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội. Ảnh VnExpress
Cần nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội. Ảnh VnExpress

Thứ tư, nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại được sử dụng đúng mục đích. Giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nhà ở xã hội đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, kịp thời xử lý những sai phạm.

Đôn đốc các chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại triển khai đầu tư xây dựng trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Nghiên cứu, hình thành mô hình doanh nghiệp nhà nước chuyên về đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Đẩy nhanh hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong đó có nhà ở xã hội.

Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng cao kéo giảm tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ

1 ngày trước

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

1 ngày trước

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

1 ngày trước

Người dân tại các điểm "nóng" đấu giá: Khó tiếp cận đất đai ở chính nơi chôn rau cắt rốn

1 ngày trước

Phòng master là gì? Quy chuẩn thiết kế dành cho phòng master

1 ngày trước