meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các thông tin quy định về chủ đầu tư dự án mới nhất

Thứ hai, 14/03/2022-13:03
Song hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chính là sự xuất hiện của những dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau của thị trường. Góp phần làm nên thành công và tạo được giá trị vững bền của những dự án là sự nỗ lực của các chủ đầu tư - người chịu trách nhiệm hoàn toàn về tiến độ, chất lượng và hiệu quả ở những dự án tại nhiều cấp độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chủ đầu tư cùng với những quy định đi kèm, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Chủ đầu tư là ai?

Luật đấu thầu năm 2013 quy định về chủ đầu tư dự án: Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Còn theo Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. 

Sẽ tùy vào từng trường hợp để có thể phân biệt cụ thể cũng như xác định ai là chủ đầu tư. Theo đó, tại Khoản 9 Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định cụ thể việc người quyết định đầu tư sẽ quyết định chủ đầu tư là ai. 


Sẽ tùy vào từng trường hợp để có thể phân biệt cụ thể cũng như xác định ai là chủ đầu tư
Sẽ tùy vào từng trường hợp để có thể phân biệt cụ thể cũng như xác định ai là chủ đầu tư

"1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.

5. Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật".


Sẽ tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho dự án để xác định cụ thể chủ đầu tư
Sẽ tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho dự án để xác định cụ thể chủ đầu tư

Vậy là, sẽ tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho dự án để xác định cụ thể chủ đầu tư: 

Thứ nhất, đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao cho quản lý, sử dụng vốn để xây dựng.

Thứ hai, đối với dự án sử dụng nguồn vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng.

Thứ ba, với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định mà pháp luật đặt ra. 

Thứ tư, dự án không thuộc đối tượng quy định tại những điểm a,b và c của Khoản 1 Điều 7 Luật Xây dựng năm 2014 do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho ban quản lý dự án đầu tư để xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư. 

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như người quyết định đầu tư vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo như những gì Luật xây dựng năm 2014 quy định và những quy định khác của pháp luật liên quan. 

Quy định về chủ đầu tư dự án: Quyền và nghĩa vụ

Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư gồm:

"1. Thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tại Điều 68 Luật Xây dựng và thẩm quyền quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.

2. Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng, biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường theo các thỏa thuận của hợp đồng xây dựng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và mục tiêu của dự án.

3. Quản lý chặt chẽ, sử dụng nguồn vốn bố trí cho dự án đúng mục đích; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định, đảm bảo tiến độ, hiệu quả của dự án.

4. Thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

5. Cung cấp thông tin dữ liệu của dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp hoặc tổ chức thu thập thông tin quản lý chi phí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

6. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

7. Mua bảo hiểm công trình đối với các công trình có quy định phải mua bảo hiểm hoặc ủy quyền cho nhà thầu mua bảo hiểm thông qua hợp đồng xây dựng.

8. Thực hiện nộp phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn chi phí quản lý dự án".


Trong bất cứ một dự án nào thì chủ đầu tư cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng đối với việc quyết định và phê duyệt những vấn đề liên quan đến dự án
Trong bất cứ một dự án nào thì chủ đầu tư cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng đối với việc quyết định và phê duyệt những vấn đề liên quan đến dự án

Có thể hiểu rằng:

Thứ nhất, chủ đầu tư sẽ là người điều chỉnh những chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định dựa trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật, yêu cầu công việc phải được thực hiện và định mức, để không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Có thể thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế ban đầu hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán nhưng không được vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt.

Dự toán bao gồm các nội dung như chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí dự phòng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Thứ hai, sẽ thực hiện đồng thời việc thẩm định dự toán xây dựng công trình cùng với việc thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như những gì quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã quy định về nội dung thẩm tra, thẩm định của cơ quan chuyên môn, bao gồm: 

“- Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;

– Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;

– Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này với các nội dung và yêu cầu của dự án;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; về việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;

– Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng”.

Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã quy định chi tiết về nội dung thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng của cơ quan hoặc tổ chức, cá nhân được người quyết định đầu tư giao chủ trì thẩm định:

"– Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; kiểm tra kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng của tổ chức tư vấn (nếu có);

– Kết quả hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng theo các kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có) và các ý kiến giải trình;

– Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng hoặc quy mô, công suất, năng lực phục vụ tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng so với thiết kế cơ sở của dự án;

– Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường và kế hoạch thực hiện dự án;

– Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định.”


Quy định về chủ đầu tư dự án: Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí những công việc chuẩn bị để lập bản thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
Quy định về chủ đầu tư dự án: Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí những công việc chuẩn bị để lập bản thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.

Thứ ba, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định chính xác và đầy đủ bao gồm nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư; Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư; Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu; Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản; Giá trị tài sản hình thành đầu tư. 

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án

Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 đã quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong hoạt động đấu thầu như sau:

"1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm: 
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống.

5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra. 

10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.

14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.”


Chủ đầu tư có vai trò quan trọng trong việc quản lý dự án
Chủ đầu tư có vai trò quan trọng trong việc quản lý dự án

Qua những điều trên, có thể thấy được trách nhiệm của những chủ đầu tư trong quá trình phê duyệt những nội dung ở quá trình lựa chọn nhà thầu, ký quỹ hoặc ủy quyền ký kết cũng như quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu, giải quyết, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, lưu trữ, bảo mật, cung cấp các thông tin liên quan, bồi thường thiệt hại cho những bên liên quan nếu như có thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và có người thẩm quyền trong quá trình chọn lựa nhà thầu, hủy thầu theo như quy định của pháp luật,...

Ngoài ra, chủ đầu tư khi thấy có căn cứ hì có trách nhiệm hủy thầu theo như quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật đấu thầu 2013. Có thể hiểu là khi tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được những yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Nếu như chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì phải thực hiện thêm những trách nhiệm quy định ở Điều 75 của Luật đấu thầu. 

Có thể thấy rằng các quy định về chủ đầu tư dự án thể hiện vai trò của chủ đầu tư đối với việc quản lý dự án là rất quan trọng, sẽ tùy thuộc vào từng loại hình dự án mà chủ đầu tư đảm nhận để xác định được vai trò. Bài viết trên đây mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu những thông tin quy định về chủ đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước