meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu về Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ

Thứ năm, 31/03/2022-09:03
Trong nền kinh tế, đất đai chính là cơ sở tư liệu không thể thiếu để đưa vào sản xuất phục vụ quy trình sản xuất. Với những vai trò to lớn đó, đất đai trở thành tài sản quý giá, cũng là đối tượng phát sinh nhiều giao dịch trong xã hội. Để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ quản lý hiệu quả nguồn đất, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai, trong đó đặc biệt là Luật Đất đai. Qua các thời kỳ, Luật Đất đai cũng được điều chỉnh để phù hợp với đặc trưng của kinh tế và xã hội. Hãy cùng tìm hiểu về Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ.

Luật Đất đai là gì?

Luật Đất đai là sự thể chế hóa quan điểm phát triển của đất nước thông qua việc ban hành nhằm mục đích quản lý và có hiệu quả đối tượng đất đai. Cụ thể, Luật Đất đai là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật mà nhà nước ban hành nhằm thiết lập trật tự quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, do nhà nước làm chủ đại diện sở hữu và sự bảo hộ đầy đủ của của nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


Hình ảnh về đất đai
Hình ảnh về đất đai

Luật đất đai thay đổi và phát triển như thế nào?

Cùng với tiến trình thay đổi của đất nước, Luật Đất đai cũng được cơ quan Lập pháp nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn. Tuy nhiên, mục đích quan trọng của Luật Đất đai vẫn là tạo ra cơ sở quản lý đất đai một cách toàn diện bằng tính cưỡng chế của pháp luật. Qua nhiều lẫn chỉnh lý, sửa đổi, hệ thống Luật Đất đai Việt Nam đã có nền tảng phát triển vững chắc. Tính đến nay, Luật Đất đai đã có 5 lần thay đổi, bao gồm: Luật Đất đai năm 1987; Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 1998; Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai năm 2013. 

Luật Đất đai năm 1987 - Văn bản điều chỉnh lĩnh vực đất đai đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 29/12/1987, văn bản Luật đất đai đầu tiên của Việt Nam được ra đời và chủ tịch Hội đồng nhà nước ký lệnh công bố ngày 08/1/1988. Đây là Luật Đất đai nguyên ngành đầu tiên của Việt Nam, nhận được sự ủng hộ từ đông đảo quần chúng nhân dân. Luật Đất đai năm 1987 cũng là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của một đất nước thời kỳ đổi mới, công tác quản lý đất đai được quản lý sâu sát từ cơ sở quy định pháp luật, thực hiện mọi quyền lợi, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ trên cơ sở nội dung mà Luật Đất đai quy định. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1987 ra đời ngay thời gian đầu của công cuộc đổi mới, do vậy vẫn còn nhiều điểm hạn chế về tư tưởng, quan điểm làm luật, nhiều điểm còn chưa thỏa đáng. 


Hình ảnh Luật Đất đai
Hình ảnh Luật Đất đai

Luật Đất đai năm 1987 có 6 chương, chia thành  57 Điều. Trong đó, 6 chương quy định về 6 nội dung khác nhau:

  • Chương 1: Những quy định chung được áp dụng (gồm 08 điều).
  • Chương 2: Chế độ quản lý đất đai (bao gồm 14 điều khoản).
  • Chương 3: Quy định của pháp luật về chế độ sử dụng các loại đất (phân chia thành 27 điều).
  • Chương 4: Tổng hợp những quy định về chế độ sử dụng đất đối với các cá nhân, tổ chức quốc tế, liên doanh và nước ngoài (gồm 2 điều).
  • Chương 5: Những quy định về khen thưởng và kỷ luật (chia thành 4 điều khoản).
  • Chương 6: Điều khoản cuối cùng của bộ luật (gồm 02 điều)..

Luật Đất đai năm 1987 quy định chia toàn bộ quỹ đất đai của Việt Nam thành 5 loại là: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất khu dân cư; Đất chuyên dùng; Đất chưa sử dụng.
Công tác quản lý nhà nước đối với đất đai được ghi nhận thông qua 07 nội dung:
1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính;
2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
3. Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
4. Giao đất, thu hồi đất;
5. Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
7. Giải quyết tranh chấp đất đai.

Luật Đất đai năm 1993

Cũng bởi vì những nội dung được quy định trong Luật Đất đai năm 1987 còn khá hạn chế và mang nặng tư tưởng của chế độ “quan liêu”, Nhà nước ta đã kịp thời sáng suốt nhận ra và xây dựng một cơ sở nội dung mới thay thế cho Luật này là Luật Đất đai năm 1993. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993. Điểm nổi bật của Luật Đất đai năm 2013 là bắt đầu có sự điều chỉnh mọi quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng quan liêu hay vô chủ trong sử dụng đất, hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất thay vì chỉ tập trung hướng đến chủ thể quản lý là nhà nước.

Luật Đất đai năm 1993 gồm 89 Điều luật, chia làm 7 Chương. So với Luật Đất đai năm 1987 thì thêm 32 Điều luật điều chỉnh nhiều nội dung khác nhau trong các chương. Cụ thể như sau:

  • Chương 1 quy định về Những quy định chung, bao gồm 12 Điều luật;
  • Chương 2 quy định về Quản lý Nhà nước về Đất đai bao gồm 29 Điều luật;
  • Chương 3 quy định về Chế độ sử dụng các loại đất bao, gồm 31 Điều luật;
  • Chương 4 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bao gồm 07 Điều luật;
  • Chương 5 quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, thuê đất của Việt Nam, bao gồm 04 Điều luật;
  • Chương 6 quy định về Xử lý vi phạm, bao gồm 03 Điều luật;
  • Chương 7 quy định về Điều khoản thi hành, bao gồm 02 Điều luật.

Về quản lý nhà nước đối với đất đai, tại Điều 13 của Luật Đất đai năm 1993 quy định bao gồm những nội dung sau:

  • Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính;
  • Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
  • Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
  • Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 

Luật cũng bắt đầu chú ý đến quyền lợi của người sử dụng đất, cụ thể người sử dụng đất có những quyền sau đây:

  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;
  • Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại;
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
  • Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi;
  • Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao.

Về nội dung xử lý vi phạm, Luật Đất đai năm 1993 có quy định người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật Đất đai năm 1998

Với sự phát triển nhanh chóng của đất nước sau đổi mới, những nội dung của Luật Đất đai năm 1993 bắt đầu có những hạn chế, Quốc hội đã nghiên cứu điều chỉnh và ban hành Luật Đất đai năm 1998 (thông qua ngày 02/12/1998). Luật này đề cập một số vấn đề về mặt hình thức và cách thức sử dụng đất, tiền tệ hóa quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất. 
Các quy định chủ chốt tại Luật Đất đai năm 1998 hầu như vẫn giữ nguyên theo tinh thần pháp luật của Luật Đất đai năm 1993. Sau đó, Luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001.

Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật đã nghiên cứu và đưa ra các nội dung có vai trò cụ thể hóa nội dung của chế độ sở hữu toàn bộ đất đai, quy định chi tiết hơn các quyền của Nhà nước là đại diện của chủ sở hữu và quyền của người sử dụng đất. 


Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2003

Luật đất đai năm 2003 gồm 7 chương và 146 Điều, không có đoạn mở đầu và không có chương quy định riêng về quy định đất đai cho người nước ngoài như Luật đất đai năm 1993. Luật tiếp tục khẳng định tài sản đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Luật đất đai năm 2003 phân chia đất thành 3 nhóm như sau: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được bổ sung đầy đủ bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;  Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; Thu hồi đất, bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi; Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quản lý tài chính về đất đai.

Luật đất đai năm 2003 cũng quy định cụ thể các trường hợp sử dụng đất không xác định thời hạn có có quy định thời hạn.

Luật Đất đai năm 2013

Trước sự chuyển biến mạnh của quan hệ đất đai, trên cơ sở kế thừa và phát triển hơn để phù hợp với hoàn cảnh đất nước, Luật Đất đai năm 2013 đã được nghiên cứu ban hành ngày 29/3/2013 và có hiệu lực từ 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 Điều. Vậy, Luật đã tăng 7 chương và 66 Điều so với Luật đất đai năm 2003, các chương tăng mới chủ yếu là quy định về các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trước đây. 


Luật Đất đai năm 2013
Luật Đất đai năm 2013

Chương I về quy định chung được phát triển gồm có 12 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, sở hữu đất đai, người sử dụng đất, nguyên tắc sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất, căn cứ để xác định loại đất và những hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II gồm 16 Điều quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai. Nổi bật trong đó là bên cạnh 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 có sự điều chỉnh, bổ sung các nội dung về quản sau đây:

  • Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
  • Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
  • Giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

Luật Đất đai năm 2013 đã tiến hành thêm chương III, đây là chương mới về địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai, gồm có 6 điều (từ Điều 29 đến Điều 34, quy định về: Địa giới hành chính; bản đồ hành chính; bản đồ địa chính; điều tra, đánh giá đất đai và thống kê, kiểm kê đất đai.

Chương IV của Luật quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây cũng là chương mới với 17 Điều luật quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Bên cạnh đó, tại Luật Đất đai năm 2013 cũng xuất hiện nhiều chương mới khác, có thể kể đến như: Chương V gồm 9 điều quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với các nội dung căn cứ, thẩm quyền, điều kiện giao đất cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; các trường hợp được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tiếp đó, chương VI, VII, VIII cũng đều là chương mới, quy định lần lượt về: Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất

Tại Luật Đất đai năm 2013, Chế độ sử dụng các loại đất được quy định thành chương dài nhất với số lượng là 41 Điều luật chia thành  04 mục chính quy định về thời hạn sử dụng đất, chế độ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.


Hình ảnh đất đai được đưa vào khai thác kinh tế
Hình ảnh đất đai được đưa vào khai thác kinh tế

Như vậy, có thể thấy rằng, Luật Đất đai qua các thời kỳ đều có sự thay đổi mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Luật cũng được đánh giá cao hơn, tiến bộ hơn ở chỗ đã có sự tập trung, quan tâm hơn về quyền lợi của người sử dụng đất, chặt chẽ hơn trong nội dung xử lý vi phạm liên quan đến các hành vi xâm hại đến quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Luật Đất đai các thời kỳ đã có sự đóng góp rất lớn cho công cuộc quản lý đất đai của Nhà nước, phát triển nền kinh tế và đẩy mạnh phát huy những giá trị vốn có của đất nước.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước