Các startup đối mặt “tiêu chuẩn cao” khiến cho IPO công nghệ giảm sâu
BÀI LIÊN QUAN
Ông lớn thời trang nhanh Shein đang tìm cách trả lời các cáo buộc để chuẩn bị IPODoanh nghiệp rục rịch lên sàn và IPOSau IPO, cổ phiếu công ty PT Amman Mineral Internasional tăng 269%, giúp 6 cổ đông trở thành tỷ phú USDTheo Financial Times, một số lượng kỷ lục của các công ty hủy kế hoạch niêm yết ở trên Star Market cho thấy, thị trường chứng khoán tập trung vào công nghệ Thượng Hải khi mà các cơ quan quản lý nâng cao các tiêu chí để có thể được phép tiến hành IPO nhằm mục đích lựa chọn ra những nhà vô địch ở trong nước có thể giúp cho Bắc Kinh hướng đến việc tự chủ công nghệ.
Trong dữ liệu công khai cho thấy, có 126 công ty đã hủy hoặc là đình chỉ đơn đăng ký IPO ở trên Star Market tính đến năm 2023, mức này nhiều hơn cả 4 năm trước đó cộng lại.
Trên sàn Star Market, hoạt động theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý do Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đứng đầu và đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho việc đăng ký niêm yết trong năm 2023. Và các công ty giờ đây không chỉ phải có lợi nhuận mà còn phải giải thích trong hàng trăm trang về công nghệ của họ ngang bằng, nếu như không muốn nói là tốt hơn những công ty dẫn đầu ngành như thế nào. Song song với đó, họ đã phải chỉ ra liệu rằng mô hình kinh doanh của họ có thực sự bền vững hay là không trước khi mà họ được bật đèn xanh IPO.
Chính điều đó đã khiến cho việc niêm yết ở trên Star Market nằm ngoài tầm với của nhiều startup, dù sàn này ban đầu được thành lập với mục đích cung cấp khả năng tiếp cận với thị trường vốn cho các công ty có hồ sơ rủi ro cao.
Trong khi giới chức trách đặt kỳ vọng sự giám sát đang ngày càng tăng của cơ quan quản lý sẽ giúp phân bổ nguồn lực cho các công ty có chất lượng tốt nhất, các nhà phân tích cũng cho rằng nỗ lực này có thể làm suy giảm đi sự đổi mới bằng cách chặn đứng các cơ hội tài trợ cho các startup có tiềm năng cao.
Giám đốc cấp cao của Orient Capital Partners tại Hồng Kông - ông Andrew Collier bình luận: “Xét về cơ bản thì Chính phủ Trung Quốc đã dường như đang tuyên bố rằng sẽ không đặt sức mạnh của đất nước đằng sau bất kỳ công ty nào không đảm bảo được sự thành công. Đó chính là một chính sách quá mang tính chính trị, khó có thể thành công được”.
Chen Zhiwu là giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông nói rằng, việc để cho các cơ quan quản lý quyết định công ty công nghệ cao nào sẽ được phép IPO cũng tương tự như yêu cầu một đứa trẻ 8 tuổi chọn công nghệ đáp xuống mặt trăng tốt nhất.
CSRC cho hay, trong một thông báo vào tháng 9 rằng cơ quan này sẽ hỗ trợ cho các công ty chất lượng, có công nghệ cốt lõi và quan trọng phát triển một cách mạnh mẽ bằng cách niêm yết trên Star Market. Và vào thời điểm đó, CSRC khẳng định rằng: “Không có chuyện các yêu cầu niêm yết bị thắt chặt”.
Đến khi Star Market được thành lập vào năm 2019 thì các công ty không phải bị đòi hỏi có doanh thu cũng như lợi nhuận để nộp đơn đăng ký IPO, mà chỉ cần có giá trị thị trường ít nhất là 4 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 550 triệu đô la) cùng các sản phẩm có tiềm năng thị trường, sức mạnh công nghệ đáng kể.
Mặc dù vậy thì dữ liệu công khai cho thấy, chỉ có một công ty không có lợi nhuận, có doanh thu dưới 10 triệu nhân dân tệ niêm yết ở trên sàn Star Market năm nay, so với 8 công ty vào năm 2022 giảm.
James Li, lãnh đạo của một ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Thâm Quyến nói rằng: “Star Market không còn dành cho các startup thua lỗ nữa, mặc dù sàn này được thiết kế dành riêng cho họ”.
Yeestor Microelectronics là nhà sản xuất điều khiển chip nhớ flash có trụ sở ở Thâm Quyến đã nộp đơn đăng ký IPO ở Star Market vào năm ngoái. Và trong một cuộc thẩm tra vào hồi tháng 7, Star Market đã hỏi Yeestor Microelectronics, liệu rằng việc giảm thị phần toàn cầu có phải cho thấy công ty đang tụt hậu so với các đối thủ cùng ngành ở trong việc ra mắt sản phẩm mới và nâng cấp công nghệ hay là không.
Một lãnh đạo của Yeestor nói rằng: “Cơ quan quản lý không tin rằng chúng tôi vẫn là công ty dẫn đầu thị trường, họ chỉ muốn công ty tốt vẫn được niêm yết”.
Cũng theo dữ liệu, có gần ⅔ số đơn đăng ký IPO không được chấp thuận trong 9 tháng đầu năm 2023, so với chưa đến ¼ vào năm 2022. Một lãnh đạo của TransGen Biotech nói rằng: “Môi trường quản lý không thân thiện với chúng tôi”. TransGen Biotech có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, đã rút kế hoạch niêm yết ở Star Market sau khi nhận được hơn 100 câu hỏi thẩm tra, bao gồm cả lý do vì sao doanh số bán hàng của công ty lại thấp dù cho có thời gian dài kinh doanh.
Cũng theo đó, số lượng hủy bỏ IPO lớn trong năm 2023 đã làm chậm đi đáng kể tốc độ niêm yết ở trên Star Market, vốn thường chiếm hơn ⅓ số đợt niêm yết hàng năm tại Trung Quốc đại lục kể từ khi ra mắt. Cũng theo dữ liệu từ Dealogic thì tỷ lệ đó đã giảm xuống 29% trong 10 tháng qua khi mà Star Market chỉ thực hiện 60 đợt IPO, so với tổng số gần 120 vào năm ngoái.
Những điều kiện ảm đạm của thị trường cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến việc kiểm soát một cách chặt chẽ hơn đối với hoạt động niêm yết của các startup. Và với việc chỉ số Star Market 50, theo dõi cổ phiếu của 50 công ty có vốn hóa lớn nhất ở trên sàn Star Market cũng như mất hơn 25% giá trị kể từ mức đỉnh tháng 4, CSRC hồi tháng 8 đã công bố kế hoạch sẽ tạm thời thắt chặt phê duyệt IPO để tiến hành cung - cầu cổ phiếu mới có thể đạt được mức cân bằng.