Các ông lớn bất động sản tung loạt chính sách “chưa có tiền lệ”
BÀI LIÊN QUAN
Vốn hóa Amazon bốc hơi 1.000 tỷ USD, ông lớn Microsoft cũng lao dốc không kémHOREA kiến nghị chọn 10 “ông lớn” bất động sản để gỡ vướng pháp lý2 "ông lớn" xăng dầu vẫn lãi đậm dù liên tục hụt nguồn cungHàng loạt các chính sách chưa có tiền lệ của các ông lớn bất động sản
Có thể thấy, sức mua thị trường bất động sản cũng đang được kéo lại bởi các chính sách ưu đãi đặc biệt của các ông lớn bất động sản. Những chính sách này rất hiếm xuất hiện trong bối cảnh thị trường bình thường.
Thời gian mới đây, Novaland đã cho ra mắt chính sách bán hàng chưa từng có ở dự án Aqua City. Theo đó, khách hàng sẽ được lựa chọn phương án vay ngân hàng sẽ được hỗ trợ không lãi cũng như miễn thanh toán gốc cho đến tháng 6/2023. Song song với đó cũng được chiết khấu trực tiếp 5% vào giá bán. Điều đáng nói là ở một vài sản phẩm thì đơn vị này cũng đã tung ra chính sách ưu đãi đến gần 50%. Và với chính sách này, một căn shophouse hoàn thiện cơ bản mặt ngoài và phần thô ở bên trong niêm yết là hơn 13,2 tỷ đồng nhưng sẽ chỉ còn 6 tỷ đồng nếu như khách hàng thanh toán 95%. Những khách hàng lựa chọn tiến độ khác thì mức chiết khấu cũng lên đến 17%.
Tây Nguyên đón loạt dự án gần 130.000 tỷ đồng từ các “ông lớn”
Các doanh nghiệp lớn như T&T, Thaco, Đèo Cả, TH Group đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nông nghiệp, quặng tại các tỉnh thuộc Vùng Tây Nguyên.Nhiều “ông lớn” sản xuất xe điện của Trung Quốc đổ xô sang thị trường Đông Nam Á
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như Great Wall Motor, BYD, Hozon và Airways đều đang cung cấp các dòng xe điện ở các nước thuộc khu vực Asean trong bối cảnh thị trường trong nước ngày càng khó cạnh tranh hơn.Và cũng rất hiếm khi dành ưu đãi mạnh tay, Nam Long Group mới đây cũng cho biết, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, doanh nghiệp cũng đang áp dụng chương trình chiết khấu trực tiếp 5% vào giá bán ở dự án Flora Panorama (Bình Chánh, TP. HCM) và Akari City (Q.Bình Tân, TP.HCM) - đây chính là hai dự án đang được mở bán căn hộ ở giai đoạn tiếp. Trong khi đó, chính sách về thanh toán thì doanh nghiệp vẫn dành ưu đãi cho người mua khi tiến hành áp dụng gói vay 0%/năm trong thời gian 12 tháng và ân hạn nợ gốc hay gói vay cố định lãi suất 6% trong thời gian 24 tháng và ân hạn nợ gốc ngần ấy thời gian.
Còn chính sách bán hàng gây sốc là phải kể đến dự án Phúc Đạt Connect 2 (TP.Dĩ An, Bình Dương) khi mà người mua chung cư được tặng đất nền. Chi tiết, khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị của căn hộ sẽ được nhận quà. Còn đối với khách hàng mua từ 2 căn trở lên thì sẽ được tặng 1.000m2 đất ở Gia Lai.
Thời điểm trước đó, vào đầu tháng 10, chủ đầu tư của một dự án ở TP. Thủ Đức đã công bố chính sách chiết khấu với 43% nếu như khách mua thanh toán vượt 98% giá trị của sản phẩm. Và với chính sách này thì một căn hộ 70m2 sẽ có mức giá là 4,76 tỷ đồng được giảm xuống chỉ còn 2,57 tỷ đồng.
Vừa “nghe ngóng” thị trường vừa bán hàng
Trên thực tế cho thấy, đây là các doanh nghiệp vẫn còn có sản phẩm để bán và vẫn tiếp tục câu chuyện bán hàng ở trong bối cảnh thị trường biến động và tâm lý người mua cũng dao động mạnh. Và việc tiếp cận khách mua ở thời điểm này không dễ dàng đã khiến cho doanh nghiệp cố kéo sức mua bằng các chính sách bán hàng rất mạnh tay. Và theo các chuyên gia, đây sẽ là điều dễ hiểu ở trong bối cảnh mà người mua có tiền cũng ngại xuống tiền.
Có thể thấy, bản thân của các chủ đầu tư cũng đang trong trạng thái vừa bán hàng lại vừa nghe ngóng thêm thị trường. Có một số doanh nghiệp có kế hoạch mở bán vào cuối năm nay nhưng đã lựa chọn lùi dịch để chờ tín hiệu tốt hơn từ thị trường hoặc sẽ mở bán kiểu cầm chừng để chờ thêm động thái từ chính sách tín dụng và sức cầu nói chung.
Đại diện của một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ rằng, thực tế, sức mua cũng đã sụt giảm mạnh so với hồi đầu năm. Hiện, người quan tâm bất động sản chủ yếu ở nhu cầu ở thực và nhà đầu tư có dòng tiền. Mặc dù vậy thì đối tượng này lại ở trong tâm lý muốn chờ giá giảm thêm để có thể mua vào. Điều này cũng khiến cho thanh khoản thị trường chung tiếp tục giảm. Mặc dù vậy thì người mua hiện nay đang được hỗ trợ mạnh tay từ phía chủ đầu tư và đó là cơ hội rất lớn cho người mua khi thị trường phục hồi.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho biết, các chương trình ưu đãi bất động sản hiện nay chính là một giải pháp để cho doanh nghiệp tự giải cứu mình khi mà việc tiếp cận các kênh dẫn vốn đang trở nên vô cùng khó khăn. Các chính sách chiết khấu sâu cũng đang góp phần kéo bất động sản về với giá tri thực thay vì mức giá quá cao trong những năm qua. Và việc giảm giá hoặc tăng chiết khấu chính là chiêu thức kích cầu hiệu quả của doanh nghiệp bất động sản khi mà họ muốn nhanh chóng thu về tiền mặt.
Theo một số chuyên gia ở trong ngành, thị trường bất động sản cần giải pháp tổng thể để có thể cứu vãn thanh khoản. Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bởi vì tắc nguồn vốn tín dụng, trái phiếu và nghẽn cả nguồn vốn huy động từ phía khách hàng nên một số doanh nghiệp đói vốn phải vay vốn ở ngoài xã hội với mức lãi suất rất cao và đầy rủi ro. Cũng có trường hợp phải bán bớt đi tài sản và dự án hoặc là bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu đến 40 - 50% giá hợp đồng. Cũng theo đánh giá của ông Châu, năm 2023, cũng sẽ có nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng ở trên toàn cầu. Nếu như kịch bản này diễn ra thì sẽ tác động lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản Việt Nam.