Vốn hóa Amazon bốc hơi 1.000 tỷ USD, ông lớn Microsoft cũng lao dốc không kém
BÀI LIÊN QUAN
Lạm phát tăng vọt, "ông lớn" Amazon vẫn tăng lương bèo bọt ở mức 42 xu/giờAmazon thuê văn phòng rộng 34.200 m2 tại SingaporeTỷ phú sở hữu đội bóng chày Los Angeles Angels 'đặt cược' vào cổ phiếu của AmazonTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, vốn hóa thị trường của Amazon đã lao dốc xuống còn 879 tỷ USD từ mốc kỷ lục là 1.880 tỷ USD. Trong khi đó, gã khổng lồ công nghệ Microsoft cũng đã bốc hơi 889 tỷ USD vốn hóa thị trường, tính từ mức đỉnh cao nhất trong lịch sử.
Amazon mới đây đã trở thành công ty đại chúng đầu tiên trên toàn cầu bị mất 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường. Hàng loạt các yếu tố như lạm phát không ngừng gia tăng, kết quả kinh doanh tồi tệ và chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt gây thất vọng đã khiến đợt bán tháo cổ phiếu Amazon lớn nhất lịch sử đã xảy ra trong năm nay.
Đại gia thương mại điện tử này đã chứng kiến giá cổ phiếu giảm 4,3% vào hôm 9/11, chỉ còn 86,14 USD/ cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của Amazon đã lao dốc từ mức cao kỷ lục 1.880 tỷ USD hồi tháng 7 năm ngoái xuống chỉ còn khoảng 879 tỷ USD.
"Mối đe dọa" của Amazon ngày càng bành trướng tại các thị trường lớn
Những đại gia công nghệ Trung Quốc đang cho thấy sự bành trướng của mình khi đang đẩy mạnh các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Đáng chú ý, những ông lớn này đang mang đến thách thức không hề nhỏ đối với Amazon khi xâm nhập vào những thị trường trọng yếu của gã khổng lồ xứ cờ hoa.Giá trị vốn hóa Amazon lao dốc xuống dưới 1.000 tỷ USD
Ở phiên giao dịch ngày vừa qua 1/11, cổ phiếu Amazon tiếp tục giảm, chứng kiến lần đầu giá trị vốn hóa lao dốc xuống dưới 1.000 tỷ USD.Tham vọng trở thành "Amazon của các dịch vụ gia đình" của startup Hàn Quốc
Vào năm 2021, Miso đã lọt vào danh sách Forbes Asia "100 to Watch" với tham vọng trở thành "Amazon của các dịch vụ gia đình". Hiện tại, công ty này cũng đang xem xét mở rộng sang một số thị trường và trong đó có Việt Nam.Đáng chú ý Microsoft cũng đang theo sát Amazon trong cuộc đua tiến tới cột mốc không mong muốn này. Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ Microsoft đã mất 889 tỷ USD vốn hóa thị trường từ mức đỉnh đã thiết lập vào tháng 11 năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, các cổ phiếu tăng trưởng và công nghệ đã lao dốc thậm tệ. Nhà đầu tư trở nên bi quan về nhóm cổ phiếu này vì những lo ngại về suy thoái kinh tế. Tính tổng cộng thì đã có 5 tập đoàn công nghệ lớn nhất của Mỹ về doanh thu đã bốc hơi tới gần 4.000 tỷ USD vốn hóa thị trường trong năm nay.
Ông lớn bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới đã tìm cách xoay sở suốt một năm nay khi chứng kiến tăng trưởng thương mại điện tử không ngừng đi xuống trong tình trạng người tiêu dùng đang quay trở lại những thói quen trước dịch bệnh.
Do doanh số chậm lại, lãi suất tăng vọt và chi phí leo thang nên cổ phiếu Amazon đã lao dốc gần 50%. Dữ liệu Bloomberg tổng hợp được cho thấy tài sản của tỷ phú Jeff Bezos, người đồng sáng lập Amazon đã chỉ còn 109 tỷ USD, giảm khoảng 83 tỷ USD.
Vào tháng 10, Amazon đã đưa ra dự báo rằng quý IV/2022 sẽ là quý nghỉ lễ mà công ty sẽ chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu thấp nhất trong lịch sử vì người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do lạm phát và ảnh hưởng từ triển vọng kinh tế ảm đạm.
Sau dự báo này, vốn hóa của Amazon đã lao dốc xuống dưới 1.000 tỷ USD lần đầu tiên từ thời điểm cách đây 2 năm khi mà dịch bệnh Covid 19 xảy ra, và cũng là đợt mà cổ phiếu của những tập đoàn công nghệ tăng mạnh.