meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các nhà kinh tế Mỹ đang đau đầu vì lạm phát và suy thoái kinh tế, liệu đâu mới là ưu tiên của nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Chủ nhật, 07/08/2022-22:08
Một số nhà kinh tế lo sợ suy thoái kinh tế sẽ khiến cho hàng triệu việc làm biến mất, đẩy người lao động vào tình cảnh khốn cùng. Số khác thì tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể mở ra những cơ hội mới sau một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ. Chính vì thế, dập tắt lạm phát phải là ưu tiên số một lúc này. 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, sau hai quý GDP tăng trưởng âm liên tiếp, nhiều người tỏ ra lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ có thể đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, các chỉ báo khác lại phát ra những tín hiệu trái chiều, khiến cho khó ai có thể chắc chắn được con đường cần đi phía trước. Trọng tâm của cuộc tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia phân tích kinh tế là lạm phát hay suy thoái sẽ khiến cho tương lai nước Mỹ trở nên tệ hơn. 


Lạm phát hay suy thoái sẽ tệ hơn cho tương lai của nền kinh tế Mỹ?
Lạm phát hay suy thoái sẽ tệ hơn cho tương lai của nền kinh tế Mỹ?

Thông qua việc tăng mạnh lãi suất trong những kỳ họp gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đặt cược rằng, nguy cơ suy thoái chính là cái giá xứng đáng để kéo lạm phát di xuống. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và nhà lập pháp phản đối điều này. Theo họ suy thoái sẽ có hại cho nền kinh tế hơn nhiều so với lạm phát.

Chắc hẳn, Fed muốn tránh cả suy thoái kinh tế lẫn lạm phát tăng cao. Ngân hàng trung ương Mỹ luôn nhắm đến mục tiêu kinh tế nước này sẽ “hạ cánh mềm” bằng cách tăng lãi suất vừa đủ để giảm thiểu chứ không giết chết nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chính Fed cũng phải thừa nhận rằng, mục tiêu mà họ đề ra ngày càng khó đạt được.

Ông Josh Bivens, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế, đã viết trên blog của mình như sau: “Hành động của Fed cho tới nay chưa chắc tạo ra được suy thoái, nhưng nó làm tăng khả năng xảy ra suy thoái”.

Theo Bloomberg, có vẻ như nền kinh tế Mỹ sắp thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng của lạm phát. Tín hiệu trên thị trường trái phiếu chỉ ra rằng, các nhà đầu tư đang kỳ vọng lạm phát của Mỹ sẽ dịu bớt trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, lạm phát chính là vấn đề mà Fed đang muốn giải quyết bằng cách tăng lãi suất. Tuy nhiên, kịch bản hậu lạm phát thì rất khó để chẩn đoán chính xác chứ chưa nói đến vấn đề sẽ giải quyết như thế nào. 

Hơn nữa, sự già hóa dân số dang thu hẹp quy mô của lực lượng lao động, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ phụ thuộc. Xu hướng này sẽ gây ra nhiều rắc rối cho Mỹ, gây tổn thương đến tăng trưởng kinh tế. 

Về cơ bản, tương lai của nền kinh tế Mỹ sẽ đi theo một trong hai kịch bản sau: Lạm phát sẽ tăng cao tương tự như những gì chúng ta chứng kiến trong năm qua, hoặc một cuộc suy thoái kinh tế kéo giá cả đi xuống hàng loạt và rất có thể điều này sẽ khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nhảy vọt cũng như kìm hãm việc tăng trưởng lương của người lao động.

Phe lạm phát

Ông Bivens theo chủ trương “lạm phát cao không tốt nhưng suy thoái còn tệ hơn”. Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới thiệt hại mà suy thoái có thể gây ra cho thị trường lao động. Chia sẻ với CNN, ông nói: “Suy thoái thực chất có nghĩa là bình quân nền kinh tế sẽ trở nên nghèo đi”.

Lạm phát kéo dài sẽ bào mòn tiền lương của người lao động và điều này hoàn toàn không tốt. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 9,1% trong tháng 6, trong khi đó lương chỉ tăng 5,3%. Tuy nhiên, theo ông Bivens: “Suy thoái khiến cho lương giảm rõ rệt so với lạm phát”.

Một trong những luận điểm chính được phe đối lập đưa ra chính là lạm phát sẽ đi kèm với vấn đề tâm lý. Một khi ý nghĩ về lạm phát cao bám chặt vào tâm lý người tiêu dùng thì nó có thể sẽ tạo ra vòng lặp khó mà phá vỡ. Ông Bivens cũng thừa nhận rằng, đây chính là một hiện tượng đáng sợ. Tuy nhiên, theo những tính toán tính đến thời điểm này của ông thì nước Mỹ chưa rơi vào tình trạng này.

Trong suốt 40 năm qua, hầu như lạm phát của nước Mỹ luôn giữ ở mức ổn định quanh mốc 2%/năm. Do đó, theo ông Bivens, hầu như mọi người đều không tin rằng lạm phát sẽ ở mãi quanh mốc 9% này. Ông nói thêm: “Chúng ta nên tận dụng kỳ vọng cũng như sự tin cậy đó”.


Kỳ vọng lạm phát trong 5 năm tại Mỹ tính từ đầu năm 2019 đến tháng 7/2022
Kỳ vọng lạm phát trong 5 năm tại Mỹ tính từ đầu năm 2019 đến tháng 7/2022

Một nhân vật khác có tiếng nói nổi bật trong phe này chính là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren. Bà chỉ ra rằng, gốc rễ của vấn đề lạm phát hiện nay bao gồm cả việc chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn do đại dịch và chiến sự Nga-Ukraine đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Fed. 

Trên tờ Wall Street Journal tuần trước, bà Warren viết rằng, việc tăng lãi suất của Fed sẽ không giải quyết được việc giá năng lượng đang leo thang và nó cũng “không phá vỡ được thế độc quyền của các doanh nghiệp đang viện cớ lạm phát để tăng giá bán hàng hóa, như những gì được ông Powell thừa nhận hồi tháng 1”.

Lãi suất tăng cao khiến cho chi phí đi vay của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn trước. Điều này dẫn đến việc mọi người chi tiêu ít đi. Doanh nghiệp cũng giảm tốc độ tuyển dụng, giảm giờ làm hoặc sa thải công nhân trong bối cảnh nhu cầu giảm sút.

“Việc này đã khiến cho hàng triệu người - chủ yếu là những lao động thu nhập thấp và người da màu phải sống với mức lương thấp hơn hoặc không nhận được đồng lương nào”, bà Warren chia sẻ.

Phe suy thoái

Những người khác vẫn tin rằng, suy thoái tuy không phải là một kịch bản lý tưởng nhưng nó chưa chắc đã là thảm họa. Thậm chí, sau khi suy thoái nền kinh tế sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.


Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái rất cao. Ảnh: Getty
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái rất cao. Ảnh: Getty

Nhiều người đã lấy ví dụ về thời kỳ 1970, khi mà lạm phát trở nên mất kiểm soát và đại đỉnh vào năm 1980. Cuối cùng, Chủ tịch Fed, ông Paul Volcker đã phải tăng mạnh lãi suất và chấp nhận để hai cuộc suy thoái xảy ra thì mới phá vỡ được chu kỳ lạm phát dai dẳng đó.

Nhà kinh tế Noah Smith chia sẻ trên blog của mình rằng: “Nếu kỳ vọng lạm phát cao bám rễ vào nền kinh tế thì chỉ khi xuất hiện một cuộc suy thoái nghiêm trọng như thời ông Volcker mới có thể khống chế được giá cả. So ra thì một cuộc suy thoái nhẹ ở thời điểm hiện tại còn tốt hơn nhiều”.

Tuy nhiên, không phải cuộc suy thoái kinh tế nào diễn biến giống nhau. Theo dữ liệu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, trong lịch sử, Mỹ đã trải qua 34 cuộc suy thoái kinh tế tính từ năm 1857 hay trung bình cứ 5 năm nền kinh tế Mỹ sẽ có một cuộc suy thoái. Trung bình mỗi cuộc suy thoái này sẽ kéo dài trong khoảng 17 tháng. Điều này có nghĩa là, nước Mỹ đã vượt qua rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế.

Thế nhưng, liệu suy thoái có bao giờ được coi là một tin tốt hay không? Trả lời cho câu hỏi này, ông Lakshman Achuthan, đồng sáng lập của Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế cho biết câu trả lời đôi khi là “có”.

Trong email mà ông gửi đến CNN có viết: “Suy thoái có thể là sự kiện làm sạch nền kinh tế nói chung, buộc những gã khổng lồ kém hiệu quả phải rút lui và nhường chỗ lại cho những đối thủ nhanh nhẹn hơn, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Lần này, sau đại dịch nền kinh tế Mỹ đã thay đổi đủ nhiều và các cơ hội kinh doanh mới chắc chắn đã mở ra”.

Ông đã đưa ra ví dụ về Airbnb (thành lập năm 2008), Uber và WhatsApp (thành lập năm 2009) đều nổi lên sau cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Kích thích tài khóa của chính phủ Mỹ

Theo CNN, cuộc tranh luận liệu Mỹ có đang suy thoái hay không chủ yếu chỉ mang tính ngữ nghĩa. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang dần hạ nhiệt, nhu cầu mua nhà đang giảm bớt và niềm tin của người tiêu dùng đang suy giảm.

Trong hầu hết các cuộc suy thoái, việc chính phủ kích thích tài khóa chính là cách thường thấy nhất để thúc đẩy nền kinh tế đi lên và khôi phục lại niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, lần này, chưa chắc Mỹ đã tung ra những phao cứu sinh đó. 

Nhà nghiên cứu Bivens chỉ ra rằng: “Nếu công chúng bắt đầu có suy nghĩ ‘Mỹ suy thoái vì đã chi tiêu quá đà trong năm 2021’, thì tôi e là chính phủ sẽ không tung ra sự trợ giúp nữa. Nhưng tôi nghĩ sự chê trách kiểu này là sai lầm”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

12 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

12 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

12 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

12 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

12 giờ trước