meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khái niệm Business Development và các vị trí công việc Business Development

Thứ sáu, 01/07/2022-00:07
Business Development bao gồm các công việc trong quá trình Marketing tại doanh nghiệp. Các nhân viên Business Development phụ trách phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. 

Khái niệm Business Development

Business Development là những công việc liên quan mật thiết đến quá trình Sales và Marketing. Những người làm việc trong ngành này đóng vai trò tạo nên liên kết bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ tập trung vào những chiến lược dài hạn thay vì những chiến lược ngắn hạn và phát triển, duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Việc đầu tư vào bộ phận Business Development ở các doanh nghiệp hàng đầu hoạch định sự phát triển lâu bền, dài hạn của công ty đi đúng theo định hướng được định ra.


Business Development là những công việc liên quan mật thiết đến quá trình Sales và Marketing.
Business Development là những công việc liên quan mật thiết đến quá trình Sales và Marketing.

Tìm hiểu về nhân viên phát triển kinh doanh

Khái niệm

Nhân viên phát triển kinh doanh là một trong những công việc cấp thấp nhưng không thể thiếu thuộc ngành Business Development. Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm liên kết hai bộ phận Bán hàng và Marketing của doanh nghiệp. Họ sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng, tìm hiểu thông tin và sử dụng kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của công ty.


Nhân viên phát triển kinh doanh là một trong những công việc cấp thấp nhưng không thể thiếu thuộc ngành Business Development.
Nhân viên phát triển kinh doanh là một trong những công việc cấp thấp nhưng không thể thiếu thuộc ngành Business Development.

Nội dung công việc của Business Development

  • Sử dụng dữ liệu từ chiến dịch Marketing của công ty để khai thác tập khách hàng, sau đó liên hệ, sàng lọc các khách hàng tiềm năng và gửi thông tin về bộ phận Bán hàng.
  • Gọi điện trao đổi hoặc gửi email giới thiệu doanh nghiệp tới khách hàng nhằm quảng bá dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nắm bắt thông tin, nhu cầu của khách hàng, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng thông qua trao đổi trực tiếp/gián tiếp.
  • Sắp xếp, tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa khách hàng và các chuyên viên phòng Khách hàng để thu thập thông tin, nhu cầu mua hàng đảm bảo độ chính xác hơn.
  • Update, tiếp cận các sản phẩm mới.
  • Báo cáo thông tin, tiến độ, kế hoạch công việc thường xuyên tới quản lý.

Tiêu chí trở thành nhân viên phát triển kinh doanh

  • Ưu tiên tốt nghiệp các ngành học chuyên ngành như Marketing, Tiếp thị, Quản trị kinh doanh...
  • Có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí, lĩnh vực chuyên ngành hoặc các vị trí tương đương
  • Đạt thành tựu ở các vị trí tương đương, thành thạo các kỹ năng tiếp thị, bán hàng, tiếp cận khách hàng...
  • Sử dụng thành thạo các loại phần mềm có liên quan như Words, Excel...
  • Am hiểu các thông số, chỉ tiêu kinh doanh, nhanh nhạy với những biến động của thị trường...
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trao đổi, giao tiếp tốt với khách hàng...

Tiêu chí trở thành nhân viên phát triển kinh doanh
Tiêu chí trở thành nhân viên phát triển kinh doanh

Khái quát về Business Development Manager

Khái niệm Business Development Manager

Business Development Manager hay còn gọi là giám đốc phát triển kinh doanh là người phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm xác định tập khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, bên cạnh đó họ cũng có vai trò tư vấn, tham gia vào quá trình tiếp thị, quảng cáo, bán hàng... 

Có thể nói, đội ngũ phát triển kinh doanh với người đứng đầu là Business Development manager phụ trách tìm kiếm các cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp, nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp sau đó sắp xếp các cuộc hẹn giúp bộ phận Bán hàng có thể tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Họ là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên để quảng bá sản phẩm, đóng vai trò thúc đẩy việc bán hàng hiệu quả hơn.


Business Development Manager hay còn gọi là giám đốc phát triển kinh doanh là người phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Business Development Manager hay còn gọi là giám đốc phát triển kinh doanh là người phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung công việc của Business Development manager

  • Tìm kiếm cơ hội trong quá trình kinh doanh (Update xu hướng, tìm hiểu thị trường, khách hàng...)
  • Tạo và liên tục mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng
  • Tiếp cận trực tiếp/gián tiếp với khách hàng
  • Phân tích chiến lược kinh doanh dựa trên tình hình bán của doanh nghiệp, đưa ra định hướng, phán đoán hướng phát triển phù hợp với doanh nghiệp trong thời gian dài hạn
  • Xử lý các hợp đồng phát sinh vấn đề liên quan tới khách hàng trong trường hợp cần thiết.
  • Trong trường hợp cần thiết, tham gia tư vấn sản phẩm mới tới khách hàng.
  • Lập kế hoạch, chiến dịch bán hàng chi tiết cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Cùng doanh nghiệp, khách hàng tham gia quá trình đàm phán về giá thành sản phẩm.
  • Tham gia quá trình đào tạo, quản lý, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên.
  • Tham gia thảo luận, tư vấn cùng Bộ phận Tiếp thị, Bán hàng trong hoạt động chào bán, quảng bá sản phẩm trên thị trường.
  • Làm việc cùng các bộ phận hậu cần, kho bãi trong vận chuyển hàng hoá khi cần thiết.
  • Tham gia các hội thảo, hội nghị nâng cao kiến thức chuyên môn, update thông tin thị trường, xu hướng bán khi cần thiết.
  • Báo cáo kết quả công việc, hoạt động kinh doanh tới các cấp lãnh đạo.

Tiêu chí trở thành Business Development Manager

  • Business Development Manager là vị trí trọng yếu trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, để trở thành một nhân viên hoạt động tốt tại vị trí này, cần đảm bảo các tiêu chí cần thiết như:
  • Tốt nghiệp bằng Cử nhân các chuyên ngành liên quan như Marketing, Tiếp thị, Quản trị kinh doanh, Kinh tế... (Văn bằng càng cao càng là thước đo khẳng định năng lực của nhân viên tại vị trí này)
  • Kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong ngành nghề liên quan như Bán hàng, Tiếp thị, Quản trị kinh doanh...
  • Kỹ năng lãnh đạo: Vị trí Quản lý phát triển kinh doanh đòi hỏi cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt đội ngũ thực hiện mục tiêu dài hạn từ doanh nghiệp. 
  • Kỹ năng tổ chức: Quản lý phát triển kinh doanh cần có kỹ năng tổ chức để đưa ra những lựa chọn phù hợp, những cách giải quyết vấn đề chính xác cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả.
  • Kỹ năng thuyết trình, đàm phán: Đây là kỹ năng ưu tiên hàng đầu với người ở vị trí Quản lý phát triển kinh doanh. Công việc tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với khách hàng để quảng bá sản phẩm trong thời gian đầu đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng truyền đạt, trao đổi thông tin rõ ràng, rành mạch, hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp cũng giúp Quản lý phát triển kinh doanh dễ dàng chia sẻ kế hoạch, đường lối, chiến lược tới các cấp lãnh đạo, nhân viên...

Tiêu chí trở thành Business Development Manager
Tiêu chí trở thành Business Development Manager

Phân biệt nhân viên Sales và Business Development 

Theo bản chất

Tuy đều là vị trí tiếp cận với khách hàng, tuy nhiên về cơ bản nhân viên Sales và Business Development có những khác nhau cơ bản.

  • Nhân viên Sales sẽ phụ trách các hoạt động trước và sau khi tiếp xúc với khách hàng. Thành quả công việc của nhân viên Sales thường có thể đo đường trực tiếp, ngắn hạn, ngay khi tiếp xúc với khách hàng mục tiêu. Ví dụ, sau khi chào bán thành công 1 dịch vụ, sản phẩm, nhân viên Sales có thể tính toán được lợi nhuận cá nhân thu về. Mục tiêu hoạt động của nhân viên Sales là kích thích tăng trưởng doanh thu thông qua việc tiêu thụ sản phẩm.
  • Các nhân viên Sales thường hướng đến mục tiêu ngắn hạn, trực tiếp của doanh nghiệp, nhiệm vụ của họ được hoạch định rõ ràng trong chiến dịch bán của doanh nghiệp, doanh số là mục tiêu và động lực chính. Tóm lại, hình ảnh nhân viên Sales gắn liền với sản phẩm. 

Trong khi đó Business Development gắn liền với công nghệ. Nhân viên Business Development phụ trách:

  • Tìm hiểu, tiếp cận các thách thức tồn tại trên thị trường có thể được giải quyết bởi những công nghệ vượt trội sản xuất bởi công ty, doanh nghiệp.
  • Trao đổi và phổ cập với khách hàng về những khả năng, tiềm năng mà công nghệ của doanh nghiệp có thể tạo ra. Những giá trị mà công nghệ doanh nghiệp có thể giúp ích đối với khách hàng và thúc đẩy khách hàng trải nghiệm dịch vụ.
  • Làm việc cùng bộ phận R&D để tìm ra, phát triển các giải pháp phù hợp với các thách thức, vấn đề còn tồn tại.
  • Kết hợp với bộ phận Marketing và bộ phận Sales để đưa ra các chiến dịch phù hợp với kênh phân phối bán hàng nhằm hoàn thiện thông điệp gửi gắm đến thị trường mục tiêu.

Phân biệt nhân viên Sales và Business Development 
Phân biệt nhân viên Sales và Business Development 

Theo hành trình của khách hàng

Có thể thấy, hành trình phát triển hành vi mua hàng của khách hàng diễn biến theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn nhận thức, khách hàng xác định mong muốn, nhu cầu của mình. Họ quyết định và đưa ra quyết định có nên giải quyết nhu cầu của bản thân hay không.
  • Giai đoạn cân nhắc, khách hàng xác định mục tiêu cuối cùng của bản thân, họ đánh giá các phương án đặt ra và bắt đầu quá trình tìm hiểu các giải pháp, lựa chọn sản phẩm phù hợp ở nhiều phân khúc, giá thành và thương hiệu khác nhau.
  • Giai đoạn quyết định, khách hàng đã lựa chọn giải pháp riêng cho mình.

Trong toàn bộ quá trình này, vai trò của Business Development tập trung vào giai đoạn nhận thức và cân nhắc. Họ sẽ tương tác, tiếp cận với khách hàng, đồng thời kết hợp với bộ phận R&D để thúc đẩy kế hoạch tiếp thị, bán hàng, đảm bảo có những bước thương mại hoá sản phẩm phù hợp.


Họ sẽ tương tác, tiếp cận với khách hàng, đồng thời kết hợp với bộ phận R&D
Họ sẽ tương tác, tiếp cận với khách hàng, đồng thời kết hợp với bộ phận R&D

Trong khi đó, vai trò của nhân viên Sales trong quá trình này là tiếp cận khách hàng ở giai đoạn quyết định, thuyết phục khách hàng khiến họ lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp, công ty.

Như vậy, Business Development là lực lượng không thể thiếu trong quá trình Marketing Bán hàng của doanh nghiệp, là lực lượng theo đuổi và phát triển những chiến lược kinh doanh dài hạn, xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan, chi tiết về ngành nghề này và có những lựa chọn phù hợp trên con đường hoàn thiện năng lực cá nhân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

7 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

7 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

7 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

7 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

7 giờ trước