meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bong bóng startup thế giới lại sắp nổ tung sau 20 năm?

Thứ năm, 14/07/2022-22:07
Không gian startup 2021 đang được các chuyên gia so sánh với vụ vỡ bong bóng dotcom trị giá 1,8 tỷ USD năm 2000.

Trên thế giới, các công ty khởi nghiệp hay startup được coi là nguồn năng lượng quan  trọng của đổi mới và là biểu tượng của tinh thần doanh nhân. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả và đạt được những tham vọng của mình, các startup đều cần phải nhận được sự hậu thuẫn vững chắc về mặt tài chính từ các quỹ đầu tư hay các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc những nhà đầu tư thiên thần.

Với các nhà đầu tư luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội ở những startup có tiềm năng, đương nhiên để xác định được mức giá trị chính xác của một công ty khởi nghiệp là một thách thức rất lớn. Một phương pháp thường xuyên được giới đầu tư sử dụng để định giá các  công ty khởi nghiệp là Dòng tiền chiết khấu - Discounted Cash Flow (DCF). Với các định giá này, các nhà đầu tư có thể ước tính giá trị của khoản đầu tư dựa trên dòng tiền trong tương lai của startup. Phân tích DCF cố gắng tìm ra giá trị của một công ty ngày hôm nay, dựa trên dự đoán về việc công ty sẽ tạo ra bao nhiêu tiền trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư mạo hiểm vốn từ  lâu đã ưa thích cách tiếp cận "bội số thị trường" (Market Multiple). Tức là họ sẽ định giá 1 startup dựa vào việc xem xét những thương vụ thâu tóm gần đây của các công ty  cùng loại trên thị trường.


Tổng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup trên toàn thế giới trong 5 năm qua
Tổng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup trên toàn thế giới trong 5 năm qua

Bất chấp các quy tắc nền tảng về những cách định hoá công ty kể trên, những năm gần đây, giá trị của các công ty khởi nghiệp bùng nổ với khoảng 249 công ty đạt danh xưng "kỳ lân" (tức là có vốn hóa lớn hơn 1 tỷ USD). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều startup kỳ lân thậm chí vẫn chưa hoà vốn và tạo ra được mức giá trị cao trong một thời gian ngắn. Điều đó khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hiện tượng bùng nổ ở ở những công ty công nghệ tư nhân trong giai đoạn đầu được thúc đẩy bởi nỗi sợ bị bỏ lỡ hơn là dựa trên những nền tảng đầu tư cơ bản.

Trong suốt năm 2021, cộng đồng đã râm ran và nổi bật nhất là sự so sánh không gian startup 2021 với bong bóng dotcom những năm 2000 với kết thúc là sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường và nỗi đau lớn cho nền kinh tế trong nhiều năm. Năm 2022, phán quyết của thị trường về những so sánh đó dường như đã bắt đầu xuất hiện với những dấu hiệu ngày một rõ ràng hơn. Nasdaq 100 vừa ghi nhận một thành tích chưa từng có kể từ hậu thời kỳ bong bóng internet: chỉ số này giảm hơn 1% trong mỗi phiên của tuần vừa qua (nhưng thị trường đóng cửa nghỉ lễ hôm thứ Hai). Song, đối với nhóm nhà đầu tư "mắc kẹt" trong đợt bán tháo, thì dường như điều gì đó đã thay đổi.

Chỉ số công nghệ chứng kiến 1 tuần tràn ngập sắc đỏ, lần đầu tiên kể từ khi bong bóng dot-com vỡ tung vào tháng 4/2000 và sau đó là tháng 9/2001. Khi đó, Nasdaq tiếp tục giảm thêm 28% trước khi thị trường chạm đáy khoảng 1 năm sau đó.


Biến động của Nasdaq 100 trong mỗi phiên
Biến động của Nasdaq 100 trong mỗi phiên

Đáng chú ý, ngay trong quý I/2022, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm ở khắp mọi nơi và như một lẽ tất yếu lĩnh vực công nghệ cũng chịu tác động đặc biệt xấu. NDXT – chỉ số 100 công ty lớn nhất giao dịch trên sàn NASDAQ đã giảm 1/3 so với mức đỉnh vào tháng 11 và đã thổi bay 2,8 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty trong chỉ số đó và không có tín hiệu tiềm năng nào cho thấy sự sụt giảm này sẽ dần vơi bớt.

Không chỉ những “gã khổng lồ” đứng đầu thị trường như Apple, Microsoft và thậm chí cả Google cũng phải chịu những sự sụt giảm đáng kể. Những kỳ lân trước đây từng "bay cao" cũng đã chịu tác động. Robinhood - công ty có mức vốn hoá thị trường đạt 46 tỷ USD vào cuối tháng 8/2021, đã phải chứng kiến “thảm cảnh” cổ phiếu công ty giảm 80% xuống mức giá trị chỉ 7,71 tỷ USD. Những cái tên từng vô cùng hấp dẫn khác như Peloton và Zoom cũng đã mất lần lượt 90 và 80% giá trị.

Sự sụt giảm nghiêm trọng này được cho là do thói quen người tiêu dùng đã có sự thay đổi và những thổi phồng xung quanh các cổ phiếu công nghệ cũng đã không còn nữa. Trong những đợt phòng toả vì bùng phát đại dịch COVID-19 vào năm 2020 và 2021, mọi người đều phải ở nhà, rất nhiều startup nhờ đó mà “lên như diều gặp gió”. Tuy nhiên, sau đại dịch, mọi thứ đã thay đổi.

Sự thăng trầm đó dẫn tới những lo ngại gia tăng về tương lai của nhiều startup với 20% công ty không thể sống sót trong năm đầu khởi nghiệp và 90% doanh nghiệp thất bại trước khi đạt tới mốc 5 năm. Tuy nhiên, một vài nhà đầu tư mạo hiểm vẫn “mắt nhắm mắt mở” rót tiền vào những công ty khởi nghiệp với mong muốn có thể tìm được kỳ lân.


Các nhà đầu tư mạo hiểm bỏ qua các nhược điểm của startup để tìm kiếm "kỳ lân"
Các nhà đầu tư mạo hiểm bỏ qua các nhược điểm của startup để tìm kiếm "kỳ lân"

Với những kinh nghiệm đúc rút được từ nhiều năm tăng trưởng và bùng nổ kinh tế chưa bao giờ kết thúc, các nhà đầu tư mạo hiểm luôn cho rằng khả năng có lãi không phải ưu tiên hàng đầu với họ. Bởi bản thân họ biết rằng các khoản đầu tư của mình hoàn toàn có thể thua lỗ trong ngắn hạn và họ thường bỏ qua những sự yếu kém của các mô hình kinh doanh. Ví dụ điển hình như Uber, một ý tưởng nhỏ đã nhanh chóng trở thành hiện tượng trên toàn thế giới với hàng triệu người dùng hàng ngày. Tuy nhiên, sau 13 năm hoạt động, Uber vẫn báo lỗ kỷ lục. Hiện nay, Uber được xem như một doanh nghiệp lớn tuổi với rất ít không gian phát triển trong tương lai, làm dấy lên nhiều câu hỏi quanh việc liệu doanh nghiệp của họ có bao giờ ghi nhận lợi nhuận hay không.

Với trường hợp của các startup nhỏ hơn, tình hình thậm chí còn điên rồ hơn khi chỉ có 2 trong 5 startup có lãi và phần còn lại hoặc là hoà vốn hoặc là thua lỗ cho tới khi bị xoá sổ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mạo hiểm lại không tìm kiếm lợi nhuận ngay từ đầu mà họ tìm kiếm mô hình kinh doanh có khả năng thu hút hầu hết khách hàng và "phá vỡ thị trường". Bằng cách làm như vậy, họ hy vọng sẽ đưa startup IPO – nơi họ có thể bán cổ phần và nhân số lãi với khoản đầu tư ban đầu lên.

Sự tự tin và sẵn sàng rút hầu bao của các nhà đầu tư mạo hiểm, hiện nay, đã giảm. Điều đó gây ra hệ quả là lượng thỏa thuận đầu tư giảm 5% và số lượng khoản đầu tư cũng giảm 19% trong quý đầu 2022. Đặc biệt, 3 tháng từ tháng 1 - tháng 4 năm 2022 mới chỉ có  30 thương vụ IPO. Con số này thấp hơn rất nhiều con số 150 thương vụ trong cùng giai đoạn năm 2021. Và hậu quả tất yếu là sự xuất hiện của vòng lặp lại tiêu cực khi các nhà đầu tư do dự rót vốn vào các công ty trong khi các công ty cũng không nhận đủ vốn để phát triển từ một ý tưởng nhỏ thành doanh nghiệp ổn định.


Nguồn tiền dồi dào khiến một phần trong số quỹ đầu tư tìm đến các thương vụ đầu tư mạo hiểm
Nguồn tiền dồi dào khiến một phần trong số quỹ đầu tư tìm đến các thương vụ đầu tư mạo hiểm

Trong tương lai, các chuyên gia phân tích dự báo rằng tốc độ cũng sẽ chậm lại trong tổng giá trị của các thỏa thuận đầu tư mạo hiểm. Khi chúng ta tiến vào kỷ nguyên hậu Covid, nguồn cung tiền chắc chắn sẽ giảm. Tuy nhiên, tiền mặt trong lưu thông đã được phân bổ trong suốt đại dịch vẫn đang khuyến khích đầu tư hơn nữa.

Nhiều ngành công nghiệp như blockchain và công nghệ khí hậu đã duy trì tốc độ đầu tư trong suốt 2 quý vừa qua, tạo ra sự lạc quan trong số nhiều chuyên gia quỹ đầu tư mạo hiểm.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021, các quỹ đầu tư mạo hiểm có xu hướng hướng tới mức giá trị cao hơn với một số lượng nhỏ hơn những startup giai đoạn đầu. Những startup có lịch sử có dòng tiền sẽ tiếp tục có nhu cầu cao và mức giá trị cao. 

Những giá trị này sau đó sẽ biến động đồng bộ với thị trường cổ phiếu. Những startup giai đoạn đầu thì không được may mắn như vậy khi họ gặp rủi ro cao trong điều kiện kinh tế thắt chặt sẽ dẫn tới mức giá trị thấp hơn. Kể cả một số công ty ngoại lệ có thể thành công thì họ cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước