meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm danh 10 startup hàng đầu giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở châu Âu

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Với những tham vọng mà châu Âu đang theo đuổi, không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt startup được sản sinh ở nơi đây với những ý tưởng thú vị liên quan tới kinh tế tuần hoàn, nhằm giúp châu Âu dịch chuyển khỏi nền kinh tế tuyến tính hiện nay.

Theo VnEconomy, thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal) đã đặt mục tiêu đến năm 2050 khu vực này sẽ đạt được phát thải ròng bằng 0, đưa châu Âu trở thành châu lục đầu tiên trên thế giới đạt trung hòa khí hậu (climate-neutral).

Thỏa thuận này của châu Âu cũng bao gồm cả Kế hoạch Hành động kinh thế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan). Việc dịch chuyển toàn châu lục theo hướng một nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp châu lục này giảm áp lực lên các tài nguyên thiên nhiên và mang đến tăng trưởng cho nền kinh tế đồng thời giữ cho việc làm luôn bền vững.


Châu Âu đang đưa ra Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng bền vững
Châu Âu đang đưa ra Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng bền vững

Châu Âu hiện tại đang là châu lục dẫn đầu thế giới về chính sách kinh tế tuần hoàn. Các chính phủ ở khu vực này đã gây ảnh hưởng để có được các thay đổi trong luật nhằm hỗ trợ sự dịch chuyển kinh tế theo hướng tuần hoàn. Những chính sách như cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, đặt mục tiêu cho việc tái sử dụng và tái chế, đưa ra quy định bắt buộc về việc thu gom riêng riêng rác thải là vải vóc và chất thải hữu cơ.

Với những tham vọng đã đề ra, không có gì đáng ngạc nhiên khi châu Âu đã và đang sản sinh ra hàng loạt startup với những định hướng liên quan đến kinh tế tuần hoàn, góp phần giúp khu vực này dịch chuyển khỏi nền kinh tế tuyến tính từ bao lâu nay. Những công ty startup này góp phần thúc đẩy sự tuần hoàn bằng nhiều cách khác nhau từ việc tái chế, đóng gói sản phẩm, thực phẩm, thời trang và các giải pháp dành cho gia đình có con nhỏ. 

Bên cạnh các công ty khởi nghiệp kinh tế tuần hoàn, châu Âu thiết lập những quỹ chỉ tập trung vào kinh tế tuần hoàn. Vào đầu năm 2022, công ty quản lý quỹ Polestar Capital có trụ sở tại Hà Lan đã mở quỹ đầu tư vào kinh tế tuần hoàn lớn nhất ở châu Âu. Ngoài ra, còn có nhiều quỹ khác nhằm đầu tư vào lĩnh vực này như Circularity Capital đặt ở Edinburgh và Closed Loop Partners đến từ New York.

Dưới đây là 10 startup kinh tế tuần hoàn đang nổi bật nhất châu Âu, do trang EU-Startups điểm qua:

REATH

Công ty Reath thành lập vào năm 2019, là một startup thành lập ở Edinburgh với mục tiêu đưa bao bì tái sử dụng trở nên phổ biến hơn loại bao bì chỉ sử dụng một lần. Hiện tại, Reath đã cộng tác với các đơn vị khác như Innovate UK, Open Data Institute và Đại học Lancaster để có thể thiết lập tiêu chuẩn dữ liệu mở (Open Data Standard) đầu tiên trên thế giới dành cho các loại bao bì tái sử dụng với tên gọi reuse.id. Nền tảng dễ sử dụng này giúp tạo ra “hộ chiếu kỹ thuật số” cho các sản phẩm thực tế đồng thời sẽ theo dõi chúng tại mọi giai đoạn trong vòng đời. 

Công nghệ của startup Reath với mục đích tạo ra một cuộc cách mạng về cách thức các công ty theo dõi và lưu trữ được những dữ liệu cần thiết để áp dụng các loại hệ thống đóng gói tái sử dụng bao bì an toàn, hợp quy định và trên quy mô lớn hơn. Công ty này đã ký thỏa thuận trở thành đối tác thương mại với một số thương hiệu như M&S và Bower Collective. Năm 2021, công ty này đã huy động được số vốn đầu tư lên đến 365.000 Euro.


Reath được thành lập với mục tiêu đưa bao bì tái sử dụng trở nên phổ biến hơn
Reath được thành lập với mục tiêu đưa bao bì tái sử dụng trở nên phổ biến hơn

SOJO

Đây là một startup với mục tiêu giúp cho ngành công nghiệp thời trang trở nên tuần hoàn hơn bằng cách giúp cho dịch vụ sửa chữa quần áo và may đo trở nên phổ biến và thuận tiện hơn. Nền tảng D2C (trực tiếp đến khách hàng) của Sojo giúp khách hàng dễ dàng kết nối với thợ may tại địa phương, quần áo của khách sẽ được thu và trả lại bằng người giao hàng bằng xe đạp. Hoạt động như thế này, sẽ giúp cho khách hàng có thể sửa chữa đồ mà không cần phải đi ra khỏi nhà. 

Startup này cũng có một nền tảng với tên gọi B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và đã ký hợp tác với công ty GIANNI để cung cấp dịch vụ may đo và sửa chữa quần áo cho khách hàng sống ở London. 

Sojo được thành lập vào năm 2021, mới đây startup này đã hoàn thành một vòng gọi vốn trị giá 2,2 triệu Euro. Với số vốn hiện tại, Sojo sẽ thuê thêm nhân viên và thúc đẩy mạnh hơn mảng B2B.


Sojo có mục tiêu giúp cho ngành công nghiệp thời trang trở nên tuần hoàn hơn
Sojo có mục tiêu giúp cho ngành công nghiệp thời trang trở nên tuần hoàn hơn

CIRPLUS

Công ty khởi nghiệp này có trụ sở ở Hamburg. Cirplus là một chợ dạng B2B dành cho đồ nhựa có khả năng tái chế. Startup này có nhiệm vụ số hóa và rút ngắn quy trình giao dịch cho các công ty chế biến nhựa và các doanh nghiệp chuyên tái chế nhựa. Được thành lập từ năm 2018, hoạt động của Cirplus bao gồm các công đoạn trong quy trình như tìm đối tác, đàm phán, ký hợp đồng, vận chuyển, bảo hiểm và thành toán cho những sản phẩm tái chế và rác thải nhựa.

Sứ mệnh của công ty này đơn giản chỉ là giảm chi phí của nhựa tái chế so với nhựa nguyên sinh. Thông qua hoạt động đó, giúp hỗ trợ cho sự dịch chuyển sang kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nhựa. Cho đến thời điểm hiện nay, Cirplus đã huy động được 3,5 triệu USD với 21 nhân viên.


Cirplus giúp số hóa và rút ngắn quy trình giao dịch, giúp quá trình tái chế nhựa nhanh chóng hơn
Cirplus giúp số hóa và rút ngắn quy trình giao dịch, giúp quá trình tái chế nhựa nhanh chóng hơn

AGAIN

Startup này đặt cho mình một sứ mệnh đó là đưa hàng tỷ bao bì sử dụng một lần chuyển đổi thành bao bì tái sử dụng. Hiện tại, Again đang xây dựng một mạng lưới phân tán bao gồm hàng trăm cơ sở lạm sạch tự động với tên gọi là Cleancell. Hiện nay, mỗi cơ sở CleanCell đều làm nhiệm vụ xử lý và làm sạch bao bì để những bao bì đó được những thương hiệu tiêu dùng nhanh lớn nhất trên thế giới tái sử dụng.

Mục tiêu là đến năm 2025, Again sẽ tạo ra một thế giới mà mọi phương diện ở đó đều lấy việc tái sử dụng lại bao bì đặt lên trên việc sử dụng bao bì một lần. Điều này sẽ góp phần giảm bớt hàng tỷ bao bì đang đưa ra bãi chôn lấp rác hoặc lò đốt rác hàng năm. Again được thành lập vào năm 2021 và có trụ sở ở London với 7 thành viên. 


Again có sứ mệnh đưa hàng tỷ bao bì sử dụng một lần thành tái sử dụng
Again có sứ mệnh đưa hàng tỷ bao bì sử dụng một lần thành tái sử dụng

GREYPARROT

Startup này là một nền tảng phân tích hiệu quả dành cho nền kinh tế tuần hoàn đang được ưu tiên ở châu Âu. Công ty này đã sử dụng công nghệ thị giác máy (computer vision technology) để có thể theo dõi, phân tích và phân loại hàng tấn rác cùng một lúc. Thiết kế bao bì chất lượng thấp và việc phân loại rác để tái chế vẫn kém hiệu quả đồng nghĩa với việc phần lớn những loại rác được mang đi tái chế đều lại bị đưa ra bãi chôn lấp rác thải. Chính vì thế, Greyparrot sẽ mang đến một sự minh bạch và tự động hóa cho hệ thống xử lý rác thải kém hiệu quả. 

Công nghệ của startup này đã phân tích hơn 10 tỷ bao bì tại các nhà máy phân loại rác, góp phần tăng tốc độ tái chế và mang đến tính đáng tin cậy cao cho chuỗi giá trị rác thải. Việc cung cấp dữ liệu về rác có thể sẽ ảnh hưởng đến chính sách của các chính phủ về dữ liệu tái chế và đóng gói. Công ty Greyparrot được thành lập vào năm 2019, và trong vòng gọi vốn Series đã huy động được số vốn là 10,2 triệu Euro. 


Greyparrot có công nghệ giúp việc theo dõi, phân tích, phân loại rác hiệu quả hơn
Greyparrot có công nghệ giúp việc theo dõi, phân tích, phân loại rác hiệu quả hơn

BIKE CLUB 

Công ty này mang đến dịch vụ cho thuê bao và trao đổi xe cho trẻ em khi chúng lớn lên. Trẻ nhỏ thường lớn rất nhanh và bố mẹ phải đổi xe thường xuyên dù những chiếc xe đẹp này vẫn còn rất mới. Đó chính là lý do Biker Club ra đời. Công ty này được thành lập từ năm 2016, là nền tảng cho thuê-trao đổi xe duy nhất được cơ quan giám sát tài chính Anh FCA điều tiết. Hiện tại, Bike Club đã hoàn thành vòng gọi vốn Series B với số vốn huy động được là 19,5 triệu Euro. Với số vốn có trong tay, startup này đang nỗ lực để mở rộng thị trường trên toàn nước Anh và mở rộng sang các nước châu Âu khác.


Bike Club giúp trao đổi xe cũ với xe mới cho trẻ em khi chúng lớn lên
Bike Club giúp trao đổi xe cũ với xe mới cho trẻ em khi chúng lớn lên

FAIROWN

Fairown thành lập từ năm 2018, đặt ở Tallinn, Estonia. Startup này có sứ mệnh là trao đi sức mạnh để có thêm nhiều thương hiệu dịch chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn. Fairown đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có ý thức về môi trường cung cấp các sản phẩm theo hình thức thuê bao hàng tháng và đảm bảo rằng một chu trình tái sinh sản phẩm một cách trơn tru hơn bằng cách thu gom và sử dụng lại các sản phẩm cũ. Trước khi huy động vốn, công ty này đã bắt đầu có lãi và đạt được doanh thu 1,2 triệu Euro. Hiện tại Fairown đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới. Sau vòng gọi vốn Fairown đã huy động được 4,2 triệu Euro tiền vốn.


Fariown giúp cho nhiều thương hiệu dịch chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn
Fariown giúp cho nhiều thương hiệu dịch chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn

TWIG 

Twig được thành lập vào năm 2021 và tự dưng mình là “ngân hàng vạn vật” với mục tiêu mang lại cuộc sống mới cho những thứ mà người tiêu dùng không còn cần đến nữa. Startup này sinh ra để giúp người tiêu dùng có được sức mạnh để “mở khóa” những giá trị mà họ thậm chí không biết mà mình có.

Người tiêu dùng có thể tải hình ảnh của những vật phẩm mà họ có lên hệ thống của Twig, trong vòng chưa đầy 30 giây, hệ thống sẽ định ra một mức giá và ngay lập tức đưa ra đề nghị khách hàng bán lại thứ đó.
Twig có trụ sở tại London với 81 nhân viên và đã huy động được số vốn lên đến 38,7 triệu USD. 


Twig có mục tiêu mang lại cuộc sống mới cho những thứ mà người khác không cần đến
Twig có mục tiêu mang lại cuộc sống mới cho những thứ mà người khác không cần đến

VINTERIOR

Vinterior được xây dựng để trở thành một chợ cho đồ nội thất và phụ kiện trong nhà thuộc hàng đồ cổ (vintage). Ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm đến những món đồ nội thất độc đáo, phong cách và không thể thiếu sự bền vững. Do thị trường hàng nội thất còn khá phân tán nên người tiêu dùng thường dừng lại ở việc lựa chọn “nội thất nhanh”, tìm đến những công ty thiết kế nội thất với giá đắt đỏ hoặc dành thời gian để săn lùng ở những cửa hàng bán đồ nội thất cũ.

Công ty này được thành lập từ năm 2016 với 12 điểm giao dịch ở London cùng với 200 món đồ nội thất có tuổi đời đến vài chục năm. Từ khi xuất hiện, Vinterior đã phát triển thành một cộng đồng bao gồm 1.800 nhà bán đồ nội thất cổ rải rác khắp châu Âu. Hiện tại, công ty đặt trụ ở sở Londo với 60 nhân viên. Trong vòng gọi vốn Series A, startup này đã huy động được hơn 9,3 triệu Euro, với số vốn này công ty đang đẩy mạnh tăng trưởng và dần tiến vào các thị trường mới.


Thành lập các chợ nội thất và phụ kiện trong nhà thuộc hàng đồ cổ là mục tiêu của Vinterior
Thành lập các chợ nội thất và phụ kiện trong nhà thuộc hàng đồ cổ là mục tiêu của Vinterior

GOOD CLUB

Good Club ra đời vào năm 2019 với sứ mệnh giúp đơn giản hóa việc mua sắm không tạo ra rác thải. Công ty này mang đến cho người tiêu dùng một loại cửa hiệu thực phẩm sử dụng các loại bao bì tái sử dụng, không dùng các loại nhựa và trung tính carbon, đồng thời có dịch vụ giao hàng đến tận cửa cho khách.

Hiện tại, Good Club đang giao thực phẩm tới người tiêu dùng trên khắp nước Anh với số vốn huy động được khoảng 5,05 triệu Euro. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, startup này đang nỗ lực tăng số lượng sản phẩm của mình lên. Thời gian gần đây, Good Club đã công bố hợp tác với dịch vụ giao sữa tận nhà Milk & More của Muller Group. 


Good Club giúp đơn giản hóa việc mua sắm cho người tiêu dùng mà không tạo ra rác thải
Good Club giúp đơn giản hóa việc mua sắm cho người tiêu dùng mà không tạo ra rác thải
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

23 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

23 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

23 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

23 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

23 giờ trước