meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu cảnh báo nghiêm trọng nếu Nga dừng cung cấp khí đốt hoàn toàn

Thứ bảy, 25/06/2022-16:06
Động thái mới nhất của Nga khiến nước Đức thiếu khí tự nhiên có thể phải hạn chế tiêu thụ trong các ngành công nghiệp. Nhiều quốc gia khác cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Nền kinh tế đứng trước nguy cơ sụp đổ

Vừa qua, vào ngày 23/6, CNN đưa tin Đức đã kích hoạt giai đoạn 2 trong chương trình khẩn cấp gồm 3 giai đoạn về khí tự nhiên. Theo đó, nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiến gần hơn tới việc sử dụng khí trong công nghiệp một cách hạn chế.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bày tỏ hy vọng sẽ không cần phải hạn chế việc tiêu thụ để đi qua mùa đông sắp tới. Tuy nhiên ông cũng không thể khẳng định một điều chắc chắn.

Bộ trưởng Habeck nói với báo giới tại Berlin rằng: “Từ giờ trở đi, Đức bị thiếu hụt nguồn cung khí đốt tự nhiên. Các bạn có thể chưa cảm nhận được thực tế này nhưng đúng là chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng khí tự nhiên nghiêm trọng”.

Nếu khí tự nhiên bị hạn chế tiêu thụ, lĩnh vực sản xuất của Đức sẽ bị tổn thất trầm trọng. Vừa có vai trò nguyên liệu vừa giữ vai trò nhiên liệu nhằm cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, khí tự nhiên là thành phần không thể thiếu trong ngành phân bón.


Đức cảnh bảo hậu nghiêm trọng khi thiếu khí đốt
Đức cảnh bảo hậu nghiêm trọng khi thiếu khí đốt

Hơn nữa, khí tự nhiên còn được sử dụng để sản xuất khí hidro, nhiều loại hóa chất và phát điện. Ngành công nghiệp sẽ không thể nào vận hành được nếu không có điện. Điều này còn chưa kể đến khí tự nhiên giữ vai trò sưởi ấm cho các hộ gia đình vào mùa đông vô cùng lạnh lẽo tại châu Âu.

Bộ trưởng Habeck chia sẻ với tạp chí Der Spiegel hôm 24/6: “Các công ty sẽ phải ngừng sản xuất, cắt giảm nhân sự, nguồn cung bị sụp đổ, người dân lâm cảnh nợ nần để trả tiền cho việc sưởi ấm, và mọi người sẽ bước vào giai đoạn nghèo đi”. Theo bộ trưởng kinh tế Đức, việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga là một phần chiến lược của ông Putin nhằm chia rẽ đất nước.

Khí tự nhiên được vận chuyển từ các nhà sản xuất ở Nga đi qua biển Baltic hoặc nhiều nước trên đất liền như Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine,... tới các kho chứa ở châu Âu thông qua hệ thống đường ống, sau đó lại qua các đường ống nhỏ hơn để đến từng căn nhà.

Bởi vậy, sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng đường ống dẫn khí tự nhiên. Ví dụ như dự án Nord Stream 2 chạy trên Biển Baltic kéo dài 10 năm và tốn mức chi phí 11 tỷ USD. Do đó, để đảm bảo thu hồi vốn, các hợp đồng mua bán khí đốt giữa Nga và châu Âu thường có thời hạn dài đến hàng chục năm.

Ngoài ra, các bên đều gặp khó khăn khi tìm kiếm người bán và người mua nằm ngoài hệ thống đường ống đã được xây dựng.

Thế nhưng, hồi cuối tháng 2 khi xung đột Ukraine nổ ra, cuộc khủng hoảng năng lượng càng có nguy cơ hiện hữu khi phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Hậu quả là các giao dịch mua bán khi tự nhiên trở nên khó khăn hơn. Theo đó, Nga cũng có lý do để trả đũa bằng cách dừng cung cấp nhiên liệu hóa thạch.


Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga
Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga

Tập đoàn Gazprom của Nga vào tuần trước đã cắt giảm 60% khí tự nhiên chảy qua đường Nord Stream 1 tới Đức. Phía Nga đổ lỗi rằng chính các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Moscow không nhận được động cơ tuabin quan trọng trong quá trình vận hành đường ống.

Theo tập đoàn năng lượng ENI của Italy, Gazprom đã giảm 15% nguồn cung khí tự nhiên tới Ý.

Vũ khí biến thành năng lượng

Reuters đưa tin về lời phát biểu của Bộ trưởng Công nghiệp Czech, ông Jozef Sikela vào ngày 24/6: “Ông Putin khơi mào cuộc chiến tranh năng lượng và chúng ta đang ở trong một giai đoạn mới. Không biết rõ cuộc chiến sẽ đi đến đâu và cũng không thể loại trừ khả năng nguồn cung cấp sẽ bị cắt giảm và có thể dừng hẳn”.

Từ động thái giảm nguồn cung khí đốt của Nga, đã có ít nhất 12 nước thành viên của Liên minh châu Âu EU bị ảnh hưởng, theo Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans nói hôm 23/6.

Ông Timmermans phát biểu trước các nhà lập pháp EU: “Nga biến năng lượng trở thành vũ khí và chúng ta đang thấy quyết định dừng cung cấp khí tự nhiên ngày một được công bố nhiều hơn trong thời gian gần đây. Tất cả điều đó đều nằm trong kế hoạch của Nga để phá hoại sự đoàn kết của khối".

Ông Timmermans nhấn mạnh rằng: “Rủi ro chuỗi cung ứng khí tự nhiên bị đứt hoàn toàn đang lớn hơn bao giờ hết”.

Hôm 23/6, người phát ngôn điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết nguồn khí tự nhiên từ Nga vận chuyển tới Châu Âu giảm đi vì những vấn đề kỹ thuật mà không phải là lý do chính trị. Đồng thời, ông khẳng định rằng Nga không có toan tính bí mật nào.

Ông Peskov nói: “Chu kỳ kỹ thuật của việc bảo dưỡng đường ống vận hành nhiều năm nay một cách chính xác và không có bất kỳ sai sót nào. Những đối tác người Đức của chúng tôi chắc chắn hiểu rất rõ chu kỳ này. Bởi vậy, tôi thấy tò mò và kỳ lại tại sao mọi người lôi vấn đề chính trị vào chuyện này”.


Giá khí đốt hiện nay không còn ở đỉnh nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021 (Ảnh: VietnamBiz)
Giá khí đốt hiện nay không còn ở đỉnh nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021 (Ảnh: VietnamBiz)

Châu Âu lo ngại rằng Nga sẽ không mở van trở lại sau khi đóng van để bảo dưỡng định kỳ theo lịch đối với đường ống Nord Stream 1 trong 10 ngày từ 11 đến 21/7. Điều đó khiến EU không thể dự trữ nhiên liệu cho mùa đông sắp tới.

Hôm 22/6, ông Fatih Birol, Tổng Giám đốc Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo rằng Nga có thể sẽ cắt đứt toàn bộ nguồn cung khí đốt đến châu Âu để có thể nâng vị thế đàm phán của mình trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Tất nhiên Nga sẽ mất đi một nguồn thu lớn từ xuất khẩu năng lượng nếu dừng bán khí đốt. Tuy nhiên, châu Âu sẽ đối mặt với hậu quả khủng khiếp hơn rất nhiều.

Theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, châu Âu sẽ không có đủ nguồn cung khí tự nhiên cho mùa đông và sẽ có người chết vì quá lạnh nếu đường ống Nord Stream 1 không vận hành trở lại sau khi hoàn tất bảo dưỡng vào giữa tháng 7.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

21 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước