Giá khí đốt ở châu Âu hứng một "đòn giáng kép" khi nguồn cung từ Mỹ và Nga bị gián đoạn
BÀI LIÊN QUAN
Bộ trưởng Bộ Lương thực Ấn Độ khẳng định nước này không có kế hoạch siết chặt việc xuất khẩu gạoNữ tỷ phú từ nhân viên phục vụ trở thành tổng giám đốc sở hữu cổ phần của Haidilao: Xuất thân nông thôn, học vấn cấp 2 nhưng vẫn khiến Chủ tịch phải khâm phục vì điều nàyBí ẩn thành phố như bị "lạc trôi" sang hành tinh khác: Cả nghìn dặm không một bóng người, cảnh sắc đẹp hiếm cóMới đây, nguồn cung khí đốt của châu Âu vừa hứng một "đòn giáng kép" vào ngày 14/6 vừa qua khi một cảng xuất khẩu khí tự nhiên (LNG) của Mỹ đã tuyên bố phải tạm ngừng hoạt động trong ít nhất ba tháng. Trong khi đó, Moscow cũng đưa ra tuyên bố sẽ giảm mạnh lượng khí đốt sang Đức do ảnh hưởng của lệnh trừng phạt mà Canada áp đặt lên Nga.
Theo tờ Financial Times, Freeport LNG là cảng biển chiếm 1/5 tổng sản lượng xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ và 10% nhập khẩu LNG của châu Âu trong năm nay đã nói rằng cảng này đã bị gián đoạn hoạt động vì phải sửa chữa sau một vụ nổ tại nhà máy vào tuần trước. Quá trình sửa chữa này có thể kéo dài đến tận cuối năm nay. Trong vòng 90 ngày tới sẽ có một phần cảng có thể hoạt động trở lại.
Vào tuần trước, Freeport dự kiến cảng này sẽ hoạt động trở lại vào đầu tháng 7 nhưng dường như tình hình thực tế đã thay đổi, việc sửa chữa sẽ kéo dài hơn, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu khí đốt từ Mỹ sang châu Âu.
Về phần Nga, nước này tuyên bố sẽ giảm 40% công suất cung cấp khí sang Đức qua đường ống Nord Stream 1. Lý do mà Nga đưa ra là một phần của thiết bị kỹ thuật chủ chốt của đường ống này đang bị trì hoãn sau khi được bảo hành bởi Siemens Energy. Trong khi đó, phía Siemens Energy giải thích rằng sự trì hoãn này là ho các biện pháp trừng phạt của Canada đối với Nga.
Hai mối đe dọa đến cùng một lúc khiến cho việc nhập khẩu khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gặp nhiều khó khăn, điều đó cũng phản ánh vị thế dễ bị chịu ảnh hưởng của khu vực này trước sự gián đoạn của bất kỳ nguồn cung nào, trong bối cảnh EU đang ra sức giảm sự phụ thuộc vào lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Trong phiên giao dịch ngày 14/6, giá khí đốt tiêu chuẩn tại thị trường châu Âu đã tăng hơn 15%, lên mức 99 Euro/megawatt giờ. Giá khí đốt giao tháng 7 tại Anh đã tăng 25%, lên mức 1,97 Bảng/therm. Giới giao dịch khí đốt cũng cảnh báo về sự thắt chặt nguồn cung trong những tháng cuối năm nay.
Trái lại, giá khí đốt trong phiên giao dịch ngày 14/6 của Mỹ đã giảm hơn 15%, trong khi các nhà giao dịch đang tính đến việc cảng Freeport sẽ kéo dài thời gian đóng cửa, trong khi đó đây lại là một nguồn cầu lớn của khí đốt. Giá khí đốt giao sau tại Henry Hub đã hạ về mức 7,2 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh.
Trong 1 năm trở lại đây, giá khí đốt của châu Âu liên tục tăng vọt, trong bối cảnh Nga siết chặt nguồn cung khí đốt trước khi xảy ra chiến tranh và nỗi lo này đang ngày một tăng cao. Giờ đây, Nga đã dừng việc cung cấp khí đốt đến một số nước châu Âu vì các nước này không đáp ứng đủ điều kiện trả tiền khi phải mua khí bằng đồng Rúp mà Nga đưa ra. Giá khí đốt leo thang cũng đẩy lạm phát tăng cao, dẫn tới một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt xảy ra ở nhiều quốc gia trong khu vực.
Trước đó, EU cũng đã cố tránh đưa ra các biện pháp trừng phạt trực tiếp nhằm vào dòng chảy khí đốt từ Nga khi mà trước khi chiến tranh xảy ra nước này luôn đáp ứng đến 40% nhu cầu khí đốt của toàn bộ châu Âu. Trong khi đó, EU vẫn tiếp tục nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung đến từ Nga.
Tuy nhiên, vào ngày 14/6 Siemens Energy nói rằng, những turbine khí đốt mà công ty Đức này cung cấp cho tập đoàn Gazprom của Nga để có thể nén khí trên đường ống Nord Stream 1 đã bị cản trở vận chuyển sau khi được bảo trì tại một nhà máy của Siemens ở Montreal do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga. Vào tuần trước, Canada đã mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga. Theo đó, nước này đã cấm cung cấp dịch vụ kỹ thuật của họ cho các ngành công nghiệp dầu khí và hóa chất của Nga.
"Do lệnh trừng phạt của Canada áp đặt lên Nga, hiện tại Siemens Energy không thể giao lại những turbine khí đốt đang được bảo trì cho khách hàng. Chúng tôi đã thông báo cho chính phủ Canada và Đức và tiếp tục tìm giải pháp cho vấn đề này", Siemens Energy nói trong một tuyên bố.
Gần đây, giá khí đốt của châu Âu đang dần ổn định sau giai đoạn tăng vọt, khi có thêm nguồn cung khí hóa lỏng được vận chuyển tới khu vực này, giúp cho khu vực này cải thiện việc dự trữ khí đốt để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.
Hồi tháng 3 vừa qua, trong một thỏa thuận được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Mỹ cam kết sẽ cung cấp thêm 15 tỷ mét khối LNG cho châu Âu trong năm nay. EU cũng đưa ra tuyên bố rằng, mục tiêu của khối này là đến cuối thập kỷ sẽ tăng nhu cầu đối với khí hóa lỏng của Mỹ thêm 50 tỷ mét khối mỗi năm.
Hiện nay, Nga vẫn ưu tiên duy trì việc xuất khẩu khí đốt của mình sang các nước châu Âu dù đã cắt cung cấp khí đốt cho 5 nước trong khu vực này bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Hà Lan, Bulgaria và Đan Mạch. Các nhà cung cấp tại Đức cũng như một số nước châu Âu khác đã bắt chấp nhận yêu cầu của Nga về việc thanh toán bằng Rúp vì lo sợ sự gián đoạn nguồn cung khí đốt sẽ ảnh hưởng đến nền tinh tế.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck cũng đã đưa ra cảnh báo, chỉ riêng việc cấm vận dầu của Nga đã đủ dẫn đến một cú sốc cho nền kinh tế dẫn tới giá cả ở châu Âu tăng cao. Nếu nguồn cung khí đốt từ Nga đến các nước này tiếp tục giảm, nền kinh tế của châu Âu sẽ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn.