Bộ trưởng Bộ Lương thực Ấn Độ khẳng định nước này không có kế hoạch siết chặt việc xuất khẩu gạo
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Trung Quốc một mình tăng mạnh bất chấp thị trường toàn cầu đang "rực lửa"Elon Musk sắp có dịp trả lời trực tiếp các câu hỏi của nhân viên Twitter kể từ khi đạt thỏa thuận mua lại nền tảngTheo Reuters, ngày 14/5 vừa qua Ấn Độ bất ngờ quyết định cấm xuất khẩu lúa mì đã khiến nhiều nước trên thế giới lo ngại việc nước này sẽ hạn chế xuất khẩu gạo. Theo đó, nhiều nhà kinh doanh gạo từ khắp nơi đã tăng cường thu mua và đặt các hợp đồng dài hạn hơn. Họ lo ngại nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới này cũng có thể hạn chế các lô hàng đó tương tự như hạn chế lúa mì, việc này vốn hiếm xảy ra trên thị trường xuất, nhập khẩu gạo.
Trả lời câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc hiện nay, liệu Ấn Độ có đưa ra các biện pháp hạn chế nào đối với việc xuất khẩu gạo hay không, Bộ trưởng Bộ Lương thực Ấn Độ Sudhanshu Pandey cho biết Ấn Độ vẫn có lượng gạo dự trữ nhất định và giá gạo của nước này vẫn thấp hơn giá chính phủ ấn định mua của người dân.
Chính phủ Ấn Độ vẫn đang dự trữ trong kho hơn 57,8 triệu tấn gạo đã xay xát, cao hơn gấp 4 lần so với mục tiêu là 13,5 triệu tấn.
Hiện nay, Ấn Độ đang xuất khẩu gạo sang 150 quốc gia, nếu bất kỳ đơn hàng nào của nước này giảm sút thì sẽ rất dễ dẫn đến lạm phát lương thực. Trong khi đó, nước này hiện đang là quốc gia tiêu thụ gạo thứ hai thế giới sau Trung Quốc, chiếm hơn 40% thị phần gạo trên toàn cầu.
Vào năm 2021, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt kỷ lục 21,5 triệu tấn, nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của 4 nhà cung ứng gạo lớn tiếp theo bao gồm cả Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ.
Sản lượng gạo lớn của Ấn Độ hầu hết đến từ lúa gieo sạ vụ hè, chiếm hơn 80% tổng sản lượng hàng năm (gần 129,7 triệu tấn), nên lượng mưa gió mùa đóng một vai trò quan trọng đối với năng suất lúa thu hoạch được của nước này.
Theo ông BV Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ, người nước ngoài vẫn ưa chuộng gạo Ấn Độ hơn vì giá thành rẻ hơn nhiều so với các đối thủ là Thái Lan và Việt Nam. Các đại lý gạo lớn cũng cho biết, gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được chào bán trên thị trường với giá từ 330-340 USD/tấn, mức giá này thấp hơn đáng kể so với mức 455-460 USD/tấn gạo Thái Lan và 420-425 USD/tấn gạo Việt Nam.
Nếu Ấn Độ đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, thì giá gạo toàn cầu có thể sẽ tăng mạnh. Một đại lý gạo có trụ sở lớn tại New Delhi cho biết: "Gạo Ấn Độ có giá thành rẻ hơn 30% so với các điểm đến khác. Người mua là những dân ở các nước nghèo ở châu Á và châu Phi sẽ bị buộc phải trả giá rất cao nếu Ấn Độ hạn chế xuất khẩu. Đó là lý do tại sao người ta đổ xô mua gạo Ấn Độ".
Bên cạnh gạo, xuất khẩu đường của Ấn Độ cũng được các nước trên thế giới quan tâm. Tuy Ấn Độ không phải là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu nhưng lại là nước có sản lượng đường xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
Theo Bộ trưởng Pandey, thời điểm hiện tại, Chính phủ nước này không có kế hoạch tăng mức trần của lệnh hạn chế xuất khẩu đường. Lần đầu tiên sau 6 năm, New Delhi đã đưa ra áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu đường vào tháng trước bằng cách chỉ cho phép xuất khẩu ở mức 10 triệu tấn đường.
Ông Aditya Jhunjhunwala, Chủ tịch Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ cho biết, tổ chức này đã đại diện cho các nhà sản xuất đường, yêu cầu Chính phủ nước này cho phép xuất khẩu nhiều hơn, vì theo họ ước tính vụ thu hoạch năm nay sẽ đạt lãi suất cao hơn.