meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Châu Âu có thể chấm dứt ngay sự phụ thuộc vào Nga nhờ sở hữu quốc đảo rất giàu khí đốt, nhưng họ lại “không thể” khai thác

Thứ hai, 13/06/2022-17:06
Quốc đảo Síp, nơi có nhiều người Việt sinh sống được biết đến với nguồn khí đốt dồi dào. Thế nhưng, châu Âu vẫn không thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng tại quốc đảo này do nhiều yếu tố bất lợi trong quá khứ.

Theo Nhịp sống kinh tế, trong quá trình tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế Nga, châu Âu đang có một nguồn tài nguyên chưa được khai thác. Đó chính là vùng biển xung quanh CH Síp (Cyprus).

Tuy nhiên, nỗ lực khám phá và khai thác bất kỳ nguồn khí tự nhiên nào ở vùng biển này đều đang bị hạn chế, bởi trong quá khứ đã có một cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Síp. 

“Năng lượng có thể biến thành một chương khác trong cuốn sách xung đột dù đó là một nền tảng tốt để hòa giải những mâu thuẫn”.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn một lời nói của mình có trọng lượng trong việc khai thác nguồn lợi từ tài nguyên quanh đảo Síp để có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng người Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi, Ankara cũng mong muốn lượng khí đốt nào trên đường đến châu Âu cũng phải chạy qua lãnh thổ của mình. Còn Athens lại ủng hộ chiến lược vận chuyển khí đốt qua Hy Lạp và Síp.


Châu Âu vẫn không thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này
Châu Âu vẫn không thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này

Trên thực tế, cuộc đàm phán này còn có liên quan đến việc vận chuyển khí đốt từ Ai Cập, Liban và Israel.

Người ta hy vọng rằng các quốc gia sẽ gạt bỏ mọi bất bình để giúp EU từ bỏ năng lượng Nga khi đồng lòng thống nhất ủng hộ Ukraine trong chiến tranh với Nga.

Thậm chí, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gặp nhau hồi tháng 3, khiến người ta nghĩ về một cuộc thỏa hiệp sẽ diễn ra.

Tuy nhiên mọi thứ lại không hề như vậy. Chỉ sau 2 tháng, Erdogan và ông Mitsotakis đã chấm dứt quan hệ với nhau. Giới chức trách Hy Lạp đã đặt lực lượng của họ ở tình trạng báo động cao vì lý do rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa. Dường như những mong muốn và hy vọng về tái hợp giữa hai bên đều tiêu tan.

Kết quả rằng không có một mét khối khí đốt nào chảy ra từ vùng biển Síp dù đã qua 15 năm kể từ khi Síp thông báo vòng cấp phép đầu tiên và 11 năm từ khi tìm thấy mỏ khí đốt đầu tiên xuất hiện ngoài biển khơi. Cũng không có một quyết định nào về việc vận chuyển nguồn khí đốt đến phần còn lại của Châu Âu hay cách thức sử dụng khí đốt.

Theo ông Kornelios Korneliou, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Síp, “dựa trên những kinh nghiệm với Thổ Nhĩ Kỳ và quá khứ gần đây, chúng tôi không cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ với Síp hay Hy Lạp nhanh đến vậy”.

Tại một quốc gia đang lao đao mất đi những hoạt động kinh doanh mà người Nga từng đưa đến hòn đảo, người Síp đang lo ngại rằng các công ty năng lượng sẽ không tiếp tục đầu tư và thăm dò vì những căng thẳng đang diễn ra. Đồng thời, mở rộng kinh doanh cũng bị cản trở và doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch sẽ sụt giảm.


 
 

Theo ông Harry Tzimitras, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo Cyprus, “Tại các khu vực bất đồng chính trị như Síp thì năng lượng có thể là một yếu tố giúp hòa giải mâu thuẫn. Thế nhưng, thật không may, đây lại là một chương khác trong quyển sách về mâu thuẫn”.

Mâu thuẫn từ quá khứ đến hiện tại

Sau cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, hòn đảo Síp được chia thành 2 phần: một phần phía bắc thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (là một quốc gia chỉ có Ankara công nhận ) và một phần phía Nam nói tiếng Hy Lạp một quốc gia EU được quốc tế công nhận rộng rãi là Cộng hòa Síp. 

Về sau, đã xuất hiện hàng loạt các cuộc chiến uỷ nhiệm tranh chấp vùng biên giới biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong những thập kỷ gần đây, cuộc xung đột đó càng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn vì Cộng Hòa Síp bắt đầu cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm mỏ khí đốt tự nhiên trong vùng đặc quyền của mình và mỏ Aphrodite được tìm thấy vào năm 2011.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa các tàu thăm dò đến và yêu cầu Cộng Hòa Síp phải kiềm chế những hành động trong vùng biển. Trong khi đó, EU đã giáng đòn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019 vì đã thăm dò trái phép ngoài khơi tại bờ biển Síp.


 
 

Dù rất nhiều công ty lớn đang tìm cách tham gia khai thác tại vùng biển này nhưng những hoạt động thương mại khí đốt vẫn chưa bao giờ diễn ra dù chỉ một lần trong nhiều năm qua. Một liên doanh đã được thành lập bởi ExxonMobil và Qatar Energy để khai thác khí đốt từ khu vực này. Bộ trưởng năng lượng, thương mại và công nghiệp Síp - bà Natasa Pilides cho biết trong những tuần tới, một cuộc liên doanh khác giữa Eni và Total sẽ bắt đầu.

Việc thăm dò sẽ giúp hình dung rõ hơn về các mỏ khí đốt ở dưới đáy biển và những cuộc thảo luận về cách khai thác và vận chuyển sẽ được tìm ra.

Một giải pháp có thể thực hiện là kết nối mỏ Aphrodite với một cảng tiếp nhận thuộc Ai Cập. Một công ty thuộc Hy Lạp cũng vừa đề xuất về việc liên kết các mỏ khí đốt của Israel với Síp qua đường ống nhỏ lên các quan chức của Cộng Hòa Síp. Điểm phân phối cho phần còn lại của Châu Âu sẽ là một nhà máy khí đốt hóa lỏng nổi sẽ gần hòn đảo này.

Ngoài ra, còn có một ý tưởng là xây dựng đường ống rẻ hơn chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ý kiến này được đưa ra sau khi mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có phần ấm lên trong thời gian gần đây.

Burak Özügergin, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Athens, lên tiếng: “Tại sao chúng ta cần giải quyết các vấn đề của chính mình lại phải dựa vào một cuộc khủng hoảng như tại Ucraina hay một trận động đất?”

Gần đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu cho biết nếu Israel quyết định xuất khẩu khí đốt tới châu Âu thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đầu ra duy nhất. Ở một mặt khác, Bộ trưởng năng lượng Síp Pilides cho rằng tình trạng bế tắc như hiện nay đang gây bất lợi cho cả Síp và cộng đồng quốc tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

5 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

5 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

5 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

5 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

5 giờ trước