Bốn tháng cuối năm tín dụng vẫn khó chảy mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Room tín dụng được nới lỏng: Giảm áp lực tiền vay trái phiếu của doanh nghiệp BĐSCạn room tín dụng: Hướng đi nào giúp Doanh nghiệp hết khát vốn?Chuyên gia nhận định nới room tín dụng có thể thấp hơn kỳ vọng15 ngân hàng được nới room tín dụng
Theo baodautu.vn, tại lần nới room tín dụng đầu tiên trong năm 2022 này, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cấp cho 15 ngân hàng đã có đề nghị xin nới thêm trước đó. Một số ngân hàng trong danh sách này gồm Sacombank (4%); Agribank (3,5%); HDBank (3,4%); MB và SHB mỗi ngân hàng được nới thêm room tín dụng 3,2%; OCB: 3,1%; VIB (3%), Techcombank, Vietcombank (2,7%)... Những ngân hàng còn lại chỉ được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tín dụng thấp hơn, trên dưới 1%.
Sau rất nhiều ngóng trông từ các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp, đầu tháng 9, Ngân hàng Nhà nước mới thực hiện nới room tín dụng trong năm 2022. Trong khi các năm trước, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm thì nhà điều hành sẽ thực hiện 1 - 2 đợt tăng hạn mức tín dụng trong năm.
Động thái điều chỉnh room tín dụng lần này của Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào điểm xếp hạng theo quy định, những ngân hàng có điểm tốt sẽ được chấp thuận nới room tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng được nới room tín dụng trong đợt đầu tiên của năm 2022 này dựa trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung); xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…
Tính đến hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,91%, con số này cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2 nước trước, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng đã được cấp từ đầu năm khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, mục tiêu là duy trì tỷ lệ lạm phát dưới 4%, tăng trưởng GDP từ 6%-6,5%. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán, cân nhắc để đưa ra mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2022 là 14%. Mức chỉ tiêu này đã được ra từ đầu năm trong bối cảnh chưa có cuộc xung đột tại Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng khiến giá năng lượng và nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Khó đáp ứng nhu cầu tín dụng vào cuối năm
Hạn mức tăng trưởng tín dụng là vấn đề liên tục tăng cao trong thời gian qua khi nhiều ngân hàng đã sử dụng hết số được cấp ngay từ những quý đầu năm dẫn đến tình trạng dư vốn nhưng không thể cho vay mới.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 14% thì từ nay đến cuối năm, dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống còn lại hơn 4%, Với việc nới room tín dụng này sẽ phần nào giải cơn khát tín dụng nhưng khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu của người dân, doanh nghiệp khi sắp bước vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Bởi room tín dụng được nới thêm không nhiều và các ngân hàng đã gần như sử dụng hết phần tín dụng được giao từ đầu năm.
Tại Vietcombank, đại diện ngân hàng này cho biết hạn mức tín dụng sau khi được cấp thêm đạt 17,7%. Trong khi đó, tính đến hết tháng 8, nhà băng này đã tăng trưởng tín dụng 14,7% so với đầu năm. Như vậy, từ nay đến hết năm Vietcombank còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng.
Tại Sacombank, Ngân hàng Nhà nước giao thêm room 4% so với với hạn mức cũ 7%. Tổng quy mô dư nợ của ngân hàng này vào cuối quý II/2022 là hơn 400.000 tỷ đồng. Với việc nới thêm room tín dụng, Sacombank còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đồng cho đến hết năm.
Đối với Agribank, ngân hàng có 100% vốn nhà nước này cũng mới được nới thêm room 3,5% so với mức cũ là 7%. Đây là ngân hàng có quy mô dư nợ đứng đầu hệ thống ngân hàng, do đó Agribank còn dư địa khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường đến hết năm 2022.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, bối cảnh “cân đo đong đếm” nguồn tín dụng này là cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng. Nhằm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung của ngành ngân hàng trong cả năm 2022 là 14%. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt tín dụng ở những lĩnh vực có nhiều rủi ro, điều tiết dòng tiền nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết với room tín dụng được cấp mới hạn chế, các ngân hàng sẽ cố gắng tính toán để phù hợp với dư địa còn lại. "Ở góc độ là một doanh nghiệp, chúng tôi đương nhiên không muốn bị giới hạn việc tăng trưởng", tổng giám đốc của một nhà băng tư nhân cho biết. Tuy nhiên, vị tổng giám đốc này và nhiều lãnh đạo ngân hàng khác cũng hiểu sự ưu tiên kiểm soát lạm phát và những cái khó của Ngân hàng Nhà nước.
Vì vậy, một trong những giải pháp được các ngân hàng lựa chọn hàng đầu là đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ đã đến hạn để có thêm dư địa cho tín dụng mới. Giải pháp này cũng có yếu điểm vì còn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng.
Giải pháp thứ hai là đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn. Theo đó, các ngân hàng chỉ xem xét các khoản cho vay ngắn hạn, cho vay tiêu dùng trong thời gian từ 1 - 3 tháng, hạn chế tối đa cho vay dài hạn. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, bán chéo sản phẩm, kinh doanh bảo hiểm tăng nguồn thu ngoài lãi.
Có nghĩa, chỉ xem xét cho vay ngắn hạn, các khoản cho vay tiêu dùng trong thời gian ngắn từ 1-3 tháng, đồng thời hạn chế tối đa cho vay dài hạn. Cuối cùng là đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, bán chéo sản phẩm, kinh doanh bảo hiểm… tăng nguồn thu ngoài lãi.