Blended Learning là gì? Lợi ích của phương pháp học tập áp dụng công nghệ số
BÀI LIÊN QUAN
Tất tần tật về phương pháp 5s là gì?Doanh số là gì? Các phương pháp đẩy doanh số bán hàng hiệu quảCSR là gì? Phương pháp hiệu quả để xây dựng CSRBlended Learning là gì?
Blended Learning là một phương pháp học tập tích hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến. Đây là hình thức đào tạo online sử dụng các nền tảng công nghệ kết hợp học truyền thống quen thuộc.
B Learning tập trung chủ yếu vào vai trò của học viên. Khi đào tạo theo hình thức này, học viên có thể tự do truy cập vào nền tảng học online. Học viên tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức, lớp học ảo, slideshow, …. với tốc độ phù hợp với bản thân mình. Bạn có thể học tại bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào bạn muốn.
Vì là “đứa con lai” giữa đào tạo truyền thống và online, B Learning còn sở hữu tính tương tác cao của các lớp học trực tiếp. Giảng viên không phải là nguồn thông tin chính. Giảng viên đóng vai trò như người hướng dẫn giải đáp những thắc mắc mà học viên không thể nhận được qua chương trình online.
Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mô hình B Learning đã có những thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy. Những thay đổi có thể kể đến như:
- Sự thay đổi về cách truyền đạt kiến thức, lấy học sinh làm trọng tâm bài giảng. Đưa cho học sinh nhiều cơ hội để thể hiện bản thân mình hơn.
- Gia tăng mức độ tương tác giữa học sinh và giáo viên với nội dung của bài giảng. Điều này thông qua việc học sinh cần phải tự động tìm hiểu trước về các kiến thức của nội dung bài học trước khi đến lớp.
- Đưa thêm các cơ chế về việc tổng kết, đánh giá kết quả học tập cho học sinh cũng như cho giáo viên.
Các mô hình học tập của phương pháp Blended Learning
B Learning có 6 mô hình học tập với từng đặc điểm học tập khác nhau:
Face to face
Với mô hình học này, học sinh sẽ tham gia học tập với các trình độ như:
- Học sinh có sự chuẩn bị tốt, thành thạo với các kiến thức sẽ tiếp thu bài học nhanh hơn. Điều này đã ngăn được sự nhàm chán với những sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh.
- Học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa thành thạo với kiến thức sẽ được cung cấp cách bài tập. Điều này đã khắc phục các kỹ năng phù hợp đề có thể tăng tốc độ làm việc, học tập của họ.
Mô hình luân phiên
Với mô hình này, học sinh sẽ được quay vòng lịch trình học tập giữa học trực tuyến độc lập và thời gian học trực tiếp. Mô hình này thường phổ biến ở các môi trường như:
- Các lớp học tiểu học khi giáo viên đã phổ biến những kiến thức thông qua hoạt động giảng dạy trực tiếp.
- Các lớp học tiểu học mà ở đó học sinh có thể được phân chia dựa trên các cấp độ kỹ năng. Giáo viên có thể dựa vào lực học của học sinh để cung cấp những bài tập phù hợp nhằm nâng cao những điểm yếu của họ.
Mô hình flex
Với mô hình này, giáo viên sẽ đóng vai trò là những người hướng dẫn học viên. Học sinh sẽ chủ động tìm hiểu các kiến thức để thực hành trong các hoạt động của giờ học. Mô hình này được sử dụng nhiều ở các môi trường như:
- Các môi trường khi những lớp học truyền thống không khả thi.
- Các môi trường học sinh thường là những đối tượng học là những người vừa học vừa làm.
Mô hình online lab school
Với mô hình này, nội dung của chương trình giảng dạy được phân phối thông qua hệ thống trực tuyến. Học sinh sẽ không có sự giám sát của giáo viên hướng dẫn.Nhưng họ sẽ được đào tạo bằng cách giám sát. Mô hình này phù hợp với các đối tượng như:
- Học sinh cần sắp xếp linh hoạt thời gian để tham gia các trách nhiệm khác.
- Học sinh trung học nếu muốn có tiến bộ nhanh hơn so với phương thức dạy học truyền thống.
- Học sinh có tốc độ tiếp thu kiến thức chậm hơn nếu áp dụng hình thức học tập truyền thống.
Mô hình self blended
Với mô hình học này, học sinh vẫn sẽ theo học các lớp truyền thông. Tuy nhiên, học sinh có thể đăng ký thêm những khóa học bổ sinh cho chương trình học tập của riêng mình. Mô hình học này thường phù hợp với các đối tượng:
- Sinh viên muốn tham gia các khóa học nâng cao để có thể đăng ký vào chuyên ngành.
- Sinh viên có động lực học tập rõ ràng, hoàn toàn độc lập.
Mô hình online driver
Với mô hình này, sinh viên có thể học từ xa và nhận những hướng dẫn học tập thông qua các nền tảng trực tuyến. Học sinh/ sinh viên nếu có thắc mắc sẽ nhắn tin hỏi giảng viên thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến.
Lợi ích của phương pháp học tập kết hợp trực tiếp và online
Blended Learning được xem như một làn gió mới cho các nhà L&D lựa chọn nhờ vào những ưu điểm nổi bật của mình.
Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo
Đây là ưu điểm mà B Learning được thừa hưởng từ e-Learning. Theo đó, hình thức này cho phép doanh nghiệp tối ưu về cả thời gian lẫn chi phí đào tạo, chi phí tổ chức, địa điểm, đi lại, thiết bị, lương giảng viên…. cần thiết khi tổ chức lớp học truyền thống. Tất cả các tài liệu và bài giảng đều được số hóa và đăng tải trên hệ thống học trực tuyến. Giảng viên chỉ cần hướng dẫn học viên truy cập và chủ động học tập theo đúng tiến độ.
Các tài liệu, bài giảng đào tạo được số hóa và đăng tải trên hệ thống trực tuyến. Vì vậy, B Learning cho phép doanh nghiệp có thể tái sử dụng tài nguyên học tập nhiều lần cho nhiều đối tượng tại những thời điểm khác nhau. Do đó, việc chậm trễ tiến độ đào tạo dẫn tới ảnh hướng kết quả làm việc hầu như không xảy ra.
Cá nhân hóa học tập
Blended Learning sở hữu hệ thống tài liệu, thông tin được cập nhật thường xuyên và còn giúp học viên chủ động vạch ra lộ trình học tập và các nguồn dữ liệu cần thiết trong quá trình học tập. Điều này sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp và bộ phận phụ trách đào tạo, cảm thấy “nhàn” hơn đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao tính tương tác
Một ưu điểm khác từ đào tạo truyền thống cũng được B Learning kế thừa hoàn hảo là tính tương tác. Hình thức đào tạo kết hợp mang tên B Learning mang đến sự tương tác cao giữa học viên, giảng viên và doanh nghiệp, giữa việc học trên lớp và học online.
Ngoài ra, với hệ thống quản lý chất lượng, thông qua các bài kiểm tra định kỳ, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý tiến độ. Từ đó, doanh nghiệp biết họ gặp khó khăn ở đâu để đưa ra giải pháp cải thiện kịp thời.
Nâng cao tỷ lệ hoàn thành khóa đào tạo
Tỷ lệ hoàn thành khóa học là chỉ số đo lường tính hiệu quả của hoạt động đào tạo & phát triển nguồn nhân lực. Blended Learning giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ hoàn thành khóa học hiệu quả. L&D nào cũng muốn nhờ vào khả năng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người học, giảng viên và người quản lý. Phương thức này sẽ tạo thói quen học tập chủ động cho học viên.
Lời kết
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn một phương pháp học mới áp dụng công nghệ số. Với làn gió mới này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn hơn để ứng dụng vào đào tạo nguồn nhân lực của mình. Áp dụng Blended Learning giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng từ dịch bệnh mà vẫn đạt được kết quả đào tạo như mong đợi.