Bên cạnh “góc tối”, thị trường bất động sản quý II/2022 vẫn còn đó những tín hiệu lạc quan
BÀI LIÊN QUAN
Đón đầu cao tốc, thị trường bất động sản Vũng Tàu tăng nhiệtBàu Bàng - “Mỏ vàng” chưa khai thác trên thị trường bất động sản Bình DươngLý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt NamÔng David Jackson – Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam khi nhận định về thị trường bất động sản thời gian tới cho rằng, cùng với đà hồi phục chung của nền kinh tế, có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư hoàn toàn có thể lạc quan về thị trường bất động sản.
Các chính sách mới giúp ổn định thị trường bất động sản
Việc các đơn vị chức năng đưa ra những quyết sách cụ thể tiếp theo đối với vấn đề siết chặt tín dụng bất động sản sẽ có tác động rất quan trọng đối với những diễn biến của phân khúc căn hộ, bất động sản nghỉ dưỡng và nhà liền thổ. Các chính sách nhắm vào mục tiêu điều tiết dòng vốn dịch chuyển nhiều hơn vào khối ngành sản xuất và hướng tới những khách hàng có nhu cầu ở thực nhằm giúp họ dễ dàng sở hữu nơi an cư phù hợp là điều rất quan trọng và cần thiết. Những chính sách như vậy sẽ từng bước giúp cho thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển bền vững và ổn định hơn. Việc đảm bảo cân bằng giữa duy trì sự sôi động, hấp dẫn của thị trường bất động sản, ngăn chặn nguy cơ, rủi ro hình thành “bong bóng” và đảm bảo nhu cầu thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định thị trường BĐS vĩ mô, hướng đến những mục tiêu chung của toàn xã hội.
Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
Sau khi mọi hoạt động xã hội bước vào trạng thái "bình thường mới" và sự kiện đường bay mở cửa trở lại vào hồi tháng 3 chính là cầu nối đưa các “ông lớn” nước ngoài đến gần hơn với bất động sản công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc như thủ tục pháp lý khiến không ít nhà đầu tư e ngại.Đón đầu cao tốc, thị trường bất động sản Vũng Tàu tăng nhiệt
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ báo cáo dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1. Đây là một dự án được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho thị trường bất động Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển đột phá trong thời gian tới.Tại sao thị trường bất động sản Thanh Hóa mãi bị “ghìm chân” tăng trưởng?
Trong khu vực miền Bắc, Thanh Hóa sở hữu thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, chỉ xếp sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các hoạt động đầu tư vào thị trường này vẫn chưa bùng nổ. Chuyên gia cho rằng, để phát huy tối đa tiềm năng, Thanh Hóa cần tháo gỡ dứt điểm nhiều bất cập đang tồn tại.Thị trường bất động sản miền Nam bất ngờ “nguội lạnh”, giới đầu tư “rón rén” xuống tiền
Trong khi tại thị trường khu vực phía Bắc nhu cầu tìm kiếm bất động sản vẫn đang trên đà tăng mạnh, trong khi nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam sẽ xuất hiện tình trạng thanh khoản giảm, nhu cầu giao dịch các sản phẩm bất động sản đi xuống.Thanh Hóa thay đổi để trở thành điểm sáng đầu tư trên thị trường bất động sản phía Bắc
Sở hữu hàng loạt ưu thế về văn hóa, du lịch, dân số, hạ tầng đồng bộ, nhiều tuyến đường trọng điểm, mặt bằng giá đất còn nhiều dư địa tăng trưởng… đã giúp Thanh Hóa trở thành thị trường mới, thu hút các nhà đầu tư bất động sản, nhất là các tổ hợp đô thị trong thời gian tới.Bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Lĩnh vực bất động sản công nghiệp nhiều khả năng vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ do có nhiều yếu tố khách quan vô cùng thuận lợi, bao gồm sự phát triển mạnh mẽ của ngành lĩnh vực thương mại điện tử. Trên thực tế, hành vi tiêu dùng của đại bộ phận người dân đã có sự thay đổi mạnh mẽ sau các đợt bùng phát của dịch bệnh Covid-19, khiến cho nhu cầu mua hàng hóa trực tuyến ngày càng phổ biến hơn, vì thế nhu cầu về kho bãi, hậu cần cũng gia tăng mạnh.
Việc mua sắm trực tuyến xuyên biên giới cũng ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi hơn khi mà khách hàng ở Việt Nam có thể mua hàng hóa từ Taobao (Trung Quốc) dễ dàng thông qua Shopee và Lazada. Ngoài ra, Shopee cũng đã bổ sung thêm các cửa hàng ở Hàn Quốc và Indonesia để phục vụ khách hàng. Thêm vào đó, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ khiến cho phân khúc bất động sản công nghiệp hưởng lợi và duy trì đà tăng trưởng.
Trong tháng 4 đầu năm nay, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt gần 10,8 tỷ USD (theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dù chỉ bằng 88,3% so với cùng kỳ của năm trước nhưng vẫn là một con số vô cùng lạc quan. Sẽ không có gì bất ngờ khi tới đây các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục đổ bộ Việt Nam và mang theo nguồn vốn FDI rất lớn.
Phân khúc bất động sản văn phòng thêm sôi động
Thời gian tới, phân khúc bất động sản văn phòng sẽ thêm phần náo nhiệt, sôi động sau một thời gian trầm lắng vì dịch bệnh Covid-19. Đây cũng sẽ xu hướng chung của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay nguồn cung, nhu cầu thuê cũng như tỷ lệ lấp đầy văn phòng ở khu vực TP.HCM, Đà Nẵng, và Hà Nội đều ghi nhận chỉ số tốt, cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của phân khúc bất động sản này. Việc mở lại các đường bay quốc tế vào thời điểm cuối quý I/2022 được xem là yếu tố kích cầu quan trọng nhất không chỉ đối với loại hình văn phòng cho thuê mà còn đối cả thị trường bất động sản nói chung.
Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi), ước tính trong năm 2022, nhu cầu lao động sẽ tăng lên khoảng 310.000 việc làm, chủ yếu xuất phát từ nhóm ngành thương mại, bất động sản, công nghệ thông tin và lĩnh vực sản xuất điện tử. Đáng chú ý, nhóm ngành công nghệ thông tin và truyền thông (chiếm đến hơn 50% tổng diện tích tiêu thụ mặt bằng văn phòng mới trong quý I/2022) nhiều khả năng tiếp tục sẽ trở thành ngành mũi nhọn tạo ra nhu cầu thuê văn phòng lớn trong thời gian tới do thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.
Bùng nổ nguồn cung nhà ở xã hội khắp cả nước
Không chỉ có các đô thị lớn TPHCM, Hà Nội đang chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang gấp rút phê duyệt các dự án nhà ở xã hội trên cả nước. Đơn cử như Vinhomes đã công bố kế hoạch làm nhà ở xã hội trên địa bàn cả nước, trong đó sẽ triển khai trước tiên ở khu vực TPHCM và Hà Nội. Mỗi căn hộ dự kiến có mức giá bán không vượt quá 1 tỷ đồng.
Tổng Cty HUD cũng vừa khởi công một dự án nhà ở xã hội đầu quý II/2022 với mức giá chỉ từ 380 triệu đồng/căn. Dự án này có tổng quy mô diện tích là 4,9 ha bao gồm 4 khối tòa nhà cao 9 tầng với tổng cộng 564 căn hộ cùng một số căn nhà thấp tầng.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Quyết định số 1569 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa với diện tích sử dụng đất là khoảng 28.002,9m2. Cơ cấu sản phẩm nhà ở của dự án nói trên dự kiến khoảng 2.400 căn hộ, tổng chi phí để thực hiện dự án là khoảng 3.721,297 tỷ đồng (chưa bao gồm các khoản chi phí bồi thường, chi phí giải phóng mặt bằng).
UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã báo cáo về chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội phục vụ người lao động, chuyên gia của Khu công nghiệp Gián Khẩu và người dân khu vực lân cận trên lô đất có diện tích rộng 49.622m2, với tổng số lượng nhà ở đạt khoảng 2.153 căn.
Các sở xây dựng địa phương mới đây đã ban hành văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở trong tương lai đối với 9 dự án nhà ở xã hội. Việc nguồn cung nhà ở xã hội tăng cao trên địa bàn cả nước đã mở ra cơ hội sở hữu nhà ở an cư đối với đông đảo người lao động.