Bất động sản Khánh Hòa: Nơi lặng sóng, chỗ khởi sắc
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản Khánh Hòa rục rịch “dọn ổ đón đại bàng”Bất động sản Khánh Hòa chờ đợi sự bứt phá sau nhiều năm trầm lắngDù hạ nhiệt, đất Cam Lâm vẫn “nóng”
Là nơi đón nhận hàng loạt thông tin tích cực về hạ tầng giao thông và các dự án lớn, bất động sản Cam Lâm (Khánh Hòa) chứng kiến rải rác các cơn sốt đất từ đầu năm 2021 đến đầu năm 2022. Các yếu tố kích sóng thị trường Cam Lâm trong khoảng hơn một năm qua phải kể đến 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam từ Cam Lâm đến Dầu Giây là Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. Bên cạnh đó, thông tin về chủ trương lập quy hoạch chung đô thị mới với mục tiêu phát triển huyện Cam Lâm thành đô thị sân bay, hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế trở thành đòn bẩy để giới đầu tư kì vọng vào sự phát triển của thị trường bất động sản trong tương lai gần. Đặc biệt, thông tin về các dự án lớn như khu đô thị sân bay; dự án Khu đô thị sinh thái; dự án Tổ hợp du lịch, thương mại và vui chơi giải trí tại huyện Cam Lâm đã làm dậy lên làn sóng đầu tư “ăn” theo các dự án này.
Khánh Hòa: Cấp sổ đỏ cho dự án đất ở không hình thành đơn vị ở rất khó nhưng có thể làm
Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa lần thứ I năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh và Tổ công tác Chính phủ có đề xuất về việc cấp sổ cho các căn hộ thuộc dự án có đất ở không hình thành đơn vị ở và đang chờ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Từ 1/8/2022, tỉnh Khánh Hòa được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù
Ngày 16/6, tiếp tục chương trình tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.Hàng loạt thông tin tích cực trên đã đưa Cam Lâm trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản Khánh Hòa trong năm 2021 và đầu năm 2022. Với biên độ thời gian 1 năm, tính đến hết quý 1/2022, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho biết, lượng tin rao đất nền Cam Lâm đã tăng 111%, riêng tin rao đất nền dự án tăng 233%. Tỉ lệ thuận với lượng tin rao, quý đầu năm 2022 cũng chứng kiến lượt tìm kiếm đất thổ cư và đất nền dự án tăng vọt 90% so với cùng kỳ năm 2021. Giá bất động sản Cam Lâm, theo đó, cũng thiết lập mặt bằng mới. Thời điểm đầu năm 2021, các lô đất ở Cam Lâm được chào bán ở mức 5-8 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm 2021, giá đất đã tăng gấp đôi, gấp 3 với mức giá phổ biến từ 15-20triệu đồng/m2. Những lô đất vị trí đẹp, giá chào bán đều ngoài 30 triệu đồng/m2, những lô đắc địa giá lên tới 40-50 triệu đồng/m2. Đất nông nghiệp Cam Lâm cũng tăng từ mức 500-550 triệu đồng/sào thời điểm đầu năm lên mức 800-900 triệu đồng/sào vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Tuy nhiên, đến tháng 5, thị trường đã Cam Lâm bắt đầu hạ nhiệt. Báo cáo thị trường tháng 5/2022 của Batdongsan.com.vn đưa ra những thông số đáng chú ý. Cụ thể, đất nền và đất nền dự án có sự sụt giảm mạnh nhất với lượt tìm kiếm giảm lần lượt 27% và 24% so với tháng 4/2022. Từ quý 2/2022 đến nay, dòng người đầu tư đổ về Cam Lâm thưa thớt dần so với thời điểm đầu năm 2022 và năm 2021. Dù hạ nhiệt, nhưng đến thời điểm hiện tại, mặt bằng giá của Cam Lâm vẫn đang duy trì mức giá cao, gần như giảm không đáng kể so với giai đoạn “hoàng kim” của thị trường. Với đất nền, những lô đất gần biển đang có giá rao bán trung bình từ 15-25 triệu đồng/m2, vị trí đắc địa có giá chào bán 40-45 triệu đồng/m2. Đất thổ cư trong dân, giá dao động từ 7-18 triệu đồng/m2.
Ông Bùi Văn Linh, một nhà đầu tư kiêm môi giới tại Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, sau giai đoạn sốt nóng, thị trường bất động sản Cam Lâm đang có chiều hướng đi ngang về giá và sụt giảm về giao dịch. Đây là quy luật tất yếu của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh tín dụng bị siết và việc phân lô tách thửa bị kiểm soát gắt gao hơn trước. Tuy nhiên, những nhà đầu tư trường vốn, xác định bài toán đi đường dài với thị trường Cam Lâm đều có niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường trong dài hạn nên tâm thế của họ vẫn là “găm đất chờ thời” và mua thêm khi giá đất rẻ.
Bắc Vân Phong khởi sắc
Vào những năm 2016-2018, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) từng là một điểm nóng bỏng của thị trường bất động sản với thông tin lên đặc khu. Tuy nhiên, sau khi Luật đặc khu hoãn thông qua, Bắc Vân Phong đã “tuột dốc không phanh”, trầm lắng nhiều năm sau đó.
Khác với tình cảnh chợ chiều ế ẩm của những năm trước đó, từ đầu quý 2/2022, thị trường này có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi quyết định số 451/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được kí. Theo quyết định trên, KKT Vân Phong được định hướng là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Đây được coi là cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, xem xét, lựa chọn nhà đầu tư bởi thực tế khu vực Bắc Vân Phong gần như còn giữ nguyên hiện trạng từ năm 2016 đến khi có quyết định số 451/QĐ-TTg.
Một loạt “đại bàng” trong và ngoài nước cũng đã đưa Bắc Vân Phong vào tầm ngắm. Các ông lớn nước ngoài có thể kể đến như Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tập đoàn Quantum, Công ty Millennium Energy (Hoa Kỳ)... Bên cạnh đó là một loạt ông lớn trong nước như Novaland, IPPG, FPT, Sungroup, Sovico, T&T, SSI, Viglacera…
Ở thời điểm hiện tại, giá đất Bắc Vân Phong đã nhích đáng kể so với giai đoạn nửa cuối 2018 và 2019 – thời điểm thị trường trầm lắng khi đón nhận thông tin hoãn lên đặc khu. Đất mặt đường Trần Hưng Đạo – tuyến đường trung tâm ở thị trấn Vạn Giã tăng 30-40% so với năm 2019, được chào bán và giao dịch ghi nhận ở mức 60-67 triệu đồng/m2. Đất đường 14/8 được rao bán ở giá 30-35 triệu đồng/m2, đất mặt tiền Phạm Ngũ Lão đạt mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng 20-30% so với cuối 2019. Đất thuộc các khu tái định cư được chào bán 20-26 triệu đồng/m2, tăng 20% so với cùng kì năm ngoái. Đất thổ cư Vạn Hưng, Vạn Thắng được giao dịch ở mức giá 13-16 triệu đồng/m2. Mức tăng đạt 15% so với tháng 6/2021. Cùng khu vực Vạn Hưng, Vạn Thắng, những lô đất vài nghìn m2 đang có giá chào bán 3-4 triệu đồng/m2, tăng 1-2 giá so với đầu năm ngoái.
Anh Nguyễn Hồng Kỳ, một môi giới tự do tại thị trấn Vạn Giã cho biết thị trường Bắc Vân Phong đã qua giai đoạn lướt sóng ăn chênh. Thị trường hiện tại là sân chơi của các nhà đầu tư trung và dài hạn, có nguồn “tiền tươi” thực sự, không phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Khoảng ba tháng gần đây, thị trường này đón một lượng không nhỏ các nhà đầu tư đến từ Hà Nội. “Họ đầu tư theo nhóm và thực sự là những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh khi tìm mua gom những lô đất lớn. Nhóm nhà đầu tư này dự định trong 1-2 năm tới, khi thị trường bất động sản qua được giai đoạn khó khăn, họ sẽ tiến hành tách thửa phân lô, đẩy hàng ra thị trường để bán”.