Với nền kinh tế phát triển nhanh, kết hợp với tâm thế sắp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bất động sản Khánh Hòa liên tục khởi sắc, cho thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng bền vững xứng đáng để các nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh thành có tốc độ kinh tế phát triển nhanh, ảnh hưởng lớn đến bộ mặt nền kinh tế của cả nước. Trong những năm gần đây, tỉnh thành này liên tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang “thay da đổi thịt” từng ngày để hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước và quốc tế vào năm 2030.
Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, theo báo cáo KT-XH của tỉnh Khánh Hòa, năm 2019 GRDP (theo giá hiện hành) toàn tỉnh đạt 86.184 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành dịch vụ là ngành có mức đóng góp tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP, chiếm tỷ trọng khoảng 50,7%.
Trong giai đoạn 2015-2019, GRDP của tỉnh đạt 106.611 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ và đạt GRDP 2015-2019 là 14,2%/năm. Tính riêng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh đạt 106.611 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ và đạt GRDP 2015-2019 là 14,2%/năm.
Đồng thời, 2019 cũng được xem là một năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của du lịch toàn tỉnh khi lần đầu tiên lượt khách quốc tế vượt khách nội địa (3,56 triệu lượt với 3,44 triệu lượt). Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh trong năm.
Đến năm 2021, cùng với tình hình chung của cả nước, nền kinh tế của tỉnh Khánh Hòa cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh thành này vẫn không ngừng nỗ lực, phấn đấu, phát huy các tiềm năng, thế mạnh vốn có để đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2021, GRDP tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,98%, công nghiệp-xây dựng tăng 3,71%, ngành dịch vụ chịu tác động nhiều của dịch Covid-19 nên mức tăng trưởng bị âm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt. 9,6%, tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái.
Những con số tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng kể trên đã phần nào cho thấy tốc độ phát triển nhanh của Khánh Hòa. Đồng thời, đây cũng là động lực lớn để ngành bất động sản ở tỉnh thành này phát triển.
Ngày 24/02/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Theo như kế hoạch này, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.
Trước thông tin sắp trở thành đô thị Trung ương, thị trường bất động sản Khánh Hòa bắt đầu trở nên náo nhiệt. Ngay từ đầu năm 2020, khi chưa có quyết định chính thức của Chính phủ, bảng giá đất của tỉnh thành đã được điều chỉnh tăng 30-50%. Đến năm 2021, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng giá bất động sản ở đây chỉ giảm nhẹ, chứ không giảm sâu như thị trường ở các tỉnh thành khác.
Bất động sản Khánh Hòa có nhiều khởi sắc mới nhờ tâm thê sắp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của VARS, tiêu điểm năm 2021 của thị trường bất động sản Khánh Hòa là các sản phẩm bất động sản phân lô, bán nền tại các huyện thị vùng ven TP. Nha Trang. Trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19, tỉnh thành này vẫn có khoảng hàng trăm khu đất phân lô, bán nền có quy mô, diện tích lớn được tung ra thị trường, với mức giá 300 triệu – 01 tỷ đồng/lô. Sức hấp thụ của nhà đầu tư F0 đạt 95% mỗi giỏ hàng. Về cơ bản, có thể nhận định, đây là “điểm sáng” của thị trường bất động sản Khánh Hòa về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Sức hút đầu tư hướng vào thị trường bất động động sản Khánh Hòa đã làm tăng lên khoảng 30% nhu cầu đầu tư mới. Các ông lớn địa ốc liên tục “rót vốn” đầu tư các dự án khách sạn nghỉ dưỡng quy mô lớn ở khu vực phía tây TP. Nha Trang, núi Cô tiên, Bài Dài, Cam Ranh, Vân Phong,… khiến thị trường bất động sản ở tỉnh thành này liên tục gia tăng sức nóng.
Thị trường bất động sản Khánh Hòa đang “nóng sốt” với sự xuất hiện của các dự án nghìn tỷ đô.
Chưa dừng lại ở đó, mới đây, trong Nghị quyết số 09-NQ/TW, Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế. Đặc biệt đến năm 2045, Khánh Hòa sẽ trở thành một đô thị thông minh, sánh ngang tầm vóc với các đô thị khác trong khu vực châu Á.
Nghị quyết này của Bộ Chính trị đã trở thành một “cú hích” lớn cho thị trường bất động sản của tỉnh Khánh Hòa. Theo khảo sát của phóng viên, giá bất động sản ở tỉnh thành này, đặc biệt giá đất nền đang tăng phi mã trong thời gian gần đây. Có những mảnh đất nằm ở các vùng nông thôn nằm cách xa trung tâm, trước đây mỗi mét ngang (rộng 1m, dài 25-30m) có giá khoảng 30 triệu đồng thì nay đã nhảy vọt lên đến hơn 130 triệu đồng/mét ngang. Thậm chí có những dự án bất động sản nằm sát trung tâm có thể tăng giá 5-6 lần so với thời điểm 2 năm trước đó.
Từ năm 2021 đến nay, Khánh Hòa liên tục xảy ra những đợt cơn sốt đất liên tục diễn ra ở vùng nằm dọc tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 5, quốc lộ 26, khiến giá bất động sản ở đây tăng lên theo từng ngày. Anh Đoàn Hữu Chánh – một môi giới bất động sản ở Khánh Hòa cho biết, không chỉ có đất thổ cư, giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở các vùng quê ở tỉnh thành này cũng tăng giá chóng mặt. “Đầu năm 2021, một lô đất nông nghiệp ở xã Ninh Thân (Ninh Hòa, Khánh Hòa) chào bán 700 triệu đồng nhưng nay chủ đất đã gửi bán với mức giá 2 tỷ đồng”, anh Chánh nói.
Trên nhiều website, diễn đàn mua bán bất động sản, thị trường ở Khánh Hòa luôn có sức hút mạnh, lọt “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư. So với các thành phố du lịch khác như Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Lạt, bất động sản ở tỉnh thành này vẫn có giá trị cao hơn. Những khu vực có giá đất cao ngất ngưỡng ở Khánh Hòa phải kể đến như: TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh,…
Khánh Hòa đang rục rịch chuẩn bị tâm thế đón làn sóng đầu tư bất động sản đổ bộ trong thời gian tới.
Sóng bất động sản đang dần bao phủ thị trường bất động sản ở Khánh Hòa. Để đón đầu làn sóng phát triển này, hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực phát triển hạ tầng giao thông kết nối trọng điểm như: Đường Võ Nguyên Giáp, đường Phong Châu, đường số 4 (TP. Nha Trang), dự án BOT quốc lộ 26, hai cầu vượt nằm ở nút giao quốc lộ 1 và quốc lộ 1C, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Đồng thời, chính quyền còn tiếp tục đầu tư thêm các công trình giao thông mới để phục vụ người dân và du khách. Đây là những cơ sở vững chắc, tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
Không chỉ nóng sốt nhờ thông tin sắp trở thành đô thị Trung ương, thị trường bất động sản Khánh Hòa vẫn còn rất nhiều tiềm năm tăng trưởng bền vững. Giới chuyên gia nhận định, bất động sản ở tỉnh thành này vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch nên trong ngắn hạn sẽ không có nhiều khởi sắc do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường nhà đất ở đây sẽ phát triển mạnh trong dài hạn nhờ những tiềm năng tăng trưởng bền vững vốn có.
Tiềm năng phát triển bền vững đầu tiên phải kể đến là việc tỉnh Khánh Hòa sở hữu đường bờ biển kéo dài hơn 385km, cùng với 200 hòn đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô tuyệt đẹp. Tiếp đến, tỉnh thành này còn có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ với các tuyến đường giao thông trọng điểm như: Quốc lộ 1A, cao tốc Bắc – Nam, đường hàng không nằm giữa TP. Cam Ranh và TP. Nha Trang, cảng du lịch Cầu Đá, Ba Ngòi,…
Vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển, kết hợp với các đồ án quy hoạch ngày càng chuẩn chỉnh đã giúp Khánh Hòa thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn với các dự án tỷ đô ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong. Đây là nền tảng vững chắc nhất để thị trường bất động sản ở tỉnh thành này “lên ngôi” trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, chính quyền tỉnh Khánh Hòa liên tục đưa ra những chính sách để thu hút vốn đầu tư về địa phương. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành bất động của chính quyền địa phương.
Riêng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang vướng mắc nhiều yếu tố pháp lý nên đã làm gián đoạn nguồn cung và làm mất cân bằng các sản phẩm trong phân khúc này. Tuy nhiên, việc thay đổi pháp lý, đưa ra những quy định mới về Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật đấu thầu sẽ góp phần thanh lọc nhà đầu tư và chất lượng sản phẩm bất động sản ở đây trong thời gian tới.
Hơn nữa, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước khôi phục ngành du lịch, mở cửa đón khách quốc tế. Với kinh nghiệm trong quá trình làm thí điểm đón khách du lịch quốc tế, tỉnh thành này tự tin có thể mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch quốc tế trong năm 2022. Đây sẽ là động lực lớn để bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng “cất cánh” , bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đưa ra dự báo về thị trường bất động sản Khánh Hòa trong năm 2022, ông Phan Việt Hoàng – Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Khánh Hòa cho biết, mặc dù nền kinh tế chung còn gặp nhiều thách thức nhưng bất kỳ thời điểm nào nhu cầu nhà ở thật vẫn luôn tồn tại. Các phân khúc nhà ở giá rẻ đầy đủ pháp lý, đặc biệt là đất nền giá thấp và nhà ở xã hội luôn được thị trường hấp thụ tốt, tỷ lệ cầu vượt cung sẽ kéo dài sang năm 2022.