meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản công nghiệp và logistics Việt Nam hút nhà đầu tư

Thứ năm, 30/03/2023-09:03
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết đầu tư vào các dự án về logistics tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) trong vài thập kỷ trở lại đây đã cho thấy sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhân khẩu học thuận lợi, tầng lớp trung lưu ngày càng đông, sức tiêu dùng cao và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử sau đại dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng hậu cần của khu vực cũng được đầu tư với hệ thống cảng biển, sân bay tại các thành phố trọng điểm.

Dòng vốn lớn đổ vào logistics và bất động sản công nghiệp

Ghi nhận của Bộ phận Nghiên cứu Savills APAC cho thấy vốn đầu tư vào phân khúc này đã tăng trưởng mạnh, vượt qua bán lẻ để trở thành phân khúc có tổng giao dịch nhiều thứ 2 trong khu vực. Theo dữ liệu của MSCI, trong 3 quý đầu năm 2022, tổng giá trị các giao dịch logistics đạt 29,5 tỷ USD, so với bán lẻ là 22,3 tỷ USD.

Trong cuộc khảo sát ý định đầu tư mới nhất của ANREV, bất động sản công nghiệp và logistics là loại hình được ưa chuộng thứ hai (sau bất động sản nhà ở), với 76% nhà đầu tư dự định đầu tư vào lĩnh vực này tại CA-TBD trong năm 2023.


Ông Jack Harkness, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Savills
Ông Jack Harkness, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Savills

Ông Jack Harkness, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Savills, đánh giá: “Nhờ sự phát triển ổn định của những yếu tố giúp thúc đẩy thị trường, các nhà đầu tư bất động sản vẫn thể hiện cam kết với lĩnh vực logistics tại thị trường CA-TBD.

Tuy nhiên, nhà đầu tư đang thận trọng hơn. Xu hướng này chủ yếu đến từ những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và các thị trường nơi tỷ suất vốn hóa suy giảm đáng kể và lãi suất tăng.”

Trong năm 2022, thị trường đã chứng kiến sự ra đời của nhiều quỹ đầu tư mới. Đơn cử, GLP công bố thành lập quỹ đầu tư thu nhập thứ 6 tại Trung Quốc, gây quỹ được 1,05 tỷ USD. Cùng với đó, Tập đoàn quản lý quỹ đầu tư và logistics ESR đã gây quỹ 373 triệu USD cho một quỹ đầu tư phát triển tại Australia.

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này cũng diễn ra sôi động ngay từ đầu năm 2023, khi quỹ quản lý đầu tư Anh M&G tuyên bố đã chi 267 triệu USD để tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại một trung tâm logistics tại Nhật Bản. Trong khi đó, nhà quản lý đầu tư Hàn Quốc Mirae Asset Global Investment đã mua kho hàng đầu tiên tại Mumbai (Ấn Độ) vào tháng 1 vừa qua.

Đông Nam Á - điểm đến mới của các nhà đầu tư

"Các thị trường chính được những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới quan tâm là Trung Quốc, Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên chúng tôi dự đoán sự quan tâm đến Ấn Độ và Đông Nam Á, những nơi đang hưởng lợi từ sự đa dạng hóa sản xuất và tăng trưởng tiêu dùng, sẽ nổi lên mạnh mẽ trong tương lai", ông Jack Harkness nói.

Trong năm 2022, Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC) và ESR đã hợp tác thành lập liên doanh trị giá 600 triệu USD. Năm nay, ESR tiếp tục mua cổ phần của BW Industrial - công ty bất động sản công nghiệp và logistics lớn nhất tại Việt Nam. 


Ông John Campbell, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills.
Ông John Campbell, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills.

Bình luận về tiềm năng của Việt Nam trong xu hướng này, ông John Campbell, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills khẳng định thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển thêm các dự án như trung tâm dữ liệu, kho lạnh và logistics. 

“Các cơ hội chính trong ngành logistics bao gồm dịch vụ giao hàng chặng cuối (last-mile logistics) và triển khai hệ thống logistics 4.0. Hơn nữa, sự thiếu hụt về cơ sở vật chất kho lạnh tại Việt Nam là điểm các chủ đầu tư có thể tận dụng phát triển thêm dự án mới, tăng nguồn cung cho thị trường. Ngoài ra, dịch vụ xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu (built – to - suit) nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật cũng là điểm thu hút các nhà đầu tư”, vị chuyên gia của Savills Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Jack Harkness, trước đây, đây là một ngành kinh doanh ít nhận được sự quan tâm nhưng hiện nay, bất động sản công nghiệp và logistics đang phát triển với công nghệ cao và đòi hỏi những chuyên môn phức tạp. Nhu cầu đối với các dòng sản phẩm mới nổi như giao hàng chặng cuối, các kho nhỏ gần đô thị phục vụ người tiêu dùng và kho lạnh đang ngày càng tăng nhanh. 


Các cơ hội chính trong ngành logistics bao gồm dịch vụ giao hàng chặng cuối (last-mile logistics) và triển khai hệ thống logistics 4.0.
Các cơ hội chính trong ngành logistics bao gồm dịch vụ giao hàng chặng cuối (last-mile logistics) và triển khai hệ thống logistics 4.0.

"Nhà đầu tư đang quan tâm đến các phân khúc ngách của logistics như giao hàng chặng cuối và các kho lạnh. Điều này một phần nhằm tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, động lực khác là sự phát triển ngày càng tinh vi và đa dạng các phân khúc mới của thị trường logistics", ông Jack Harkness nói thêm.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thị trường logistics và khu công nghiệp tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Về thị trường logistics, mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn song cũng đã tạo ra nhiều cơ hội mới. Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao trong khi nguồn cung vận chuyển bị gián đoạn do các biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển, các công ty logistics tại Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để phát triển. Ngoài ra, sự gia tăng của thương mại điện tử cũng đã đóng góp vào tăng trưởng của thị trường logistics tại Việt Nam.

Không chỉ chủ doanh nghiệp, các đơn vị tư vấn, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng rất quan tâm đến nguồn cung nhà xưởng chất lượng để hỗ trợ doanh nghiệp trên thị trường bất động sản công nghiệp hiện nay.

Bên cạnh vấn đề giá, các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được loại hình nhà xưởng phù hợp cho dây chuyền sản xuất, môi trường lao động ổn định và có đủ tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp.

Thị trường nhà xưởng xây sẵn ở Việt Nam rất sôi động,không chỉ doanh nghiệp Nhật, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Úc… cũng săn tìm các khu nhà xưởng chất lượng cao của VN để mở nhà máy. 

Nhiều doanh nghiệp cho biết những năm gần đây, số lượng các nhà xưởng xây sẵn đã mọc lên ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp ở không ít địa phương. Tuy nhiên, số lượng nhà xưởng này không đáp ứng đủ nhu cầu, cũng có không ít nhà xưởng chưa được đầu tư bài bản, dịch vụ không đầy đủ hoặc xa các thị trường tiêu thụ lớn.

Với chi phí thuê hợp lý, nhà xưởng chất lượng cao, cộng thêm các ưu đãi về thuế và dịch vụ hỗ trợ, nhà xưởng dịch vụ Ossif là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp sản xuất và hậu cần.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Các tiệm vàng có thể đang chuyển sang hoạt động ngầm

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

5 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

5 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

5 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

5 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

5 giờ trước