Bất động sản công nghiệp miền Bắc sẽ tiếp tục “sáng cửa” thu hút nhà đầu tư ngoại
BÀI LIÊN QUAN
Ngành công nghiệp than đá phục hồi mạnh mẽ sau đại dịchCác khu công nghiệp tại Nghệ An “thay da đổi thịt” từ loạt dự án FDI tỷ đô Bất động sản công nghiệp “may đo” chạy đà bứt phá mạnh mẽVốn FDI là lực đẩy để phân khúc bất động sản công nghiệp "cất cánh"
Khi hai dòng vốn quan trọng nhất của lĩnh vực bất động sản gồm tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thách thức, thì dòng vốn FDI được xem là điểm sáng duy nhất của thị trường bất động sản hiện nay.
Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến hết tháng 9 năm 2022, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài tìm đến đầu tư vào khoảng 18 lĩnh vực kinh tế trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Theo đó, tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào nước ta đạt trên 18,6 tỷ USD, giảm khoảng trên 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái
Đang chú ý, lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 trong tất cả các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với khoảng 3,5 tỷ USD, chiếm tới gần 18,8% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nếu so với cùng kỳ năm 2021 (1,8 tỷ USD) thì con năm 2022 tăng tới 51,4%. Bên cạnh đó, dù dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu giảm, nhưng nên kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng của các tổ chức trong nước và quốc tế. Theo đó, GDP trong 9 tháng đầu năm tăng trên 8,80% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Theo chuyên gia Trang Bùi của Cushman & Wakefield, với việc lãi suất ngày càng tăng thì việc kiểm soát các hoạt động tín dụng sẽ chặt chẽ hơn, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản, khi hiện nay đang có những biến động nhất định trên thị trường trong thời vừa qua.
Bà này phân tích, chính sách kiểm soát tín dụng trong thời điểm hiện tại, phần nào đó đã tạo ra một số rào cản trong việc huy động vốn từ những ngân hàng thương mại, nên nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc triển khai dự án phát triển đô thị mới.
Tuy nhiên, việc dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cũng là một tín hiệu tốt để phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển và trở thành điểm sáng trên thị trường trong giai đoạn tới đây.
Sự phát triển của phân khúc bất động sản công nghiệp trong thời gian qua, được nhiều chuyên gia đánh giá khá cao, kéo theo đó là bất động sản ven khu công nghiệp sẽ trở thành “điểm sáng” cho giới đầu tư trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện tại. Phân khúc bất động sản này sẽ tiếp tục là “điểm sáng” chung của toàn thị trường bất động sản năm 2023.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Đình Tĩnh thành viên HĐQT Công ty CP Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang nhận định, hiện nay thị trường vẫn đang có một số khó khăn nhất định, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn sẽ tục nghiên cứu, theo dõi thị trường và chờ cơ hội để lựa chọn bất động sản có nhiều tiềm năng phát triển, hay có dư địa tăng trưởng tốt cho tương lai.
Vị này phân tích, nhà đầu tư hiện đang có xu hướng tìm về các khu vực đất giá trị sử dụng cao, nhất là các khu vực xung quanh những khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thông thường, giới đầu tư sẽ hướng đến những khu vực trở thành thủ phủ công nghiệp mới của một số địa phương. Tức là, những khu vực có nguồn vốn đầu tư FDI đăng ký lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh…quy hoạch cũng sẽ tăng mạnh diện tích khu công nghiệp tại một số địa phương này, những khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh sẽ là điểm đến thích hợp cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, ông Tĩnh cho biết, giá thuê nhà xưởng tại các địa phương đang tăng lên, xu hướng tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới, khi nhiều nhà máy di chuyển từ một số quốc gia trong khu vực tìm đến Việt Nam.
Những Nhân tố tích cực của thị trường
Hiện Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách zero Covid, việc Việt Nam mở cửa biên giới từ sớm cũng phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm đến Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng thúc đã đẩy làn sóng dịch chuyển của một số doanh nghiệp quốc tế sang nhiều nước khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được xem là điểm đến có nhiều tiềm năng.
Ngoài ra, hàng loạt nhân tố ảnh hưởng tích cực tới các kết quả hoạt động của ngành công nghiệp Việt Nam cũng được chỉ ra. Trong đó, phải kể đến chính sách mở cửa biên giới áp kịp thời, phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến Việt Nam làm việc.
Vì vậy, không chỉ được hưởng lợi từ các làn sóng dịch chuyển ấy, tiềm năng của Việt Nam còn nằm ở những hiệp định thương mại tự do, điển hình EVFTA giúp Việt Nam dễ dàng thu hút nhà đầu tư từ các nước châu Âu. Một yếu tố nữa cũng đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư khá an toàn là sự ổn định tỷ giá của VND/USD so với tỷ giá ở một số nước trong khu vực.
Bên cạnh những nhân tố nêu trên, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra một số chính sách kích cầu du lịch, để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, cho thuê và hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được hưởng lợi từ chính sách đưa thuế thu nhập doanh nghiệp về 0% trong 04 năm đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, hay giảm 50% trong 5 năm tiếp theo cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục giúp các doanh nghiệp thu hút lao động, bằng việc ban hành Nghị định hỗ trợ công nhân sở hữu nhà ở xã hội tại khu công nghiệp, nhằm tận dụng hiệu quả những ưu thế vốn và về lực lượng lao động khá dồi dào.
Sự phát triển của phân khúc bất động sản công nghiệp, dù vẫn còn có một số thách thức đến từ những suy giảm thương mại trên toàn cầu, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn có vị thế thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bằng chứng rõ nhất là nhiều khu công nghiệp trên cả nước đang đạt công suất hoạt động cao cùng với một số dự án mới nhiều tiềm năng đang được triển khai.
Tại thị trường trọng điểm miền Bắc, tính đến thời điểm này của năm 2022, nguồn cung đất công nghiệp đã có nhiều thay đổi. Nếu như năm ngoái, Bắc Ninh đã dẫn đầu về tổng diện tích, thì nay TP. Hải Phòng đã chiếm lĩnh vị trí thứ nhất. Dù vậy, tỉnh Bắc Ninh vẫn đang sở hữu nhiều dự án nhà xưởng xây sẵn lớn nhất. Ngoài ra, nguồn cung tại khu vực TP. Hà Nội hiện không còn, nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc chuyển hướng sang một số địa phương lân cận như Hưng Yên, Hải Dương và Thái Nguyên...
Tại thị trường Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã phê duyệt thành lập một số khu công nghiệp mới tại Sóc Sơn, Đông Anh, Thường Tín…và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cũng đã rà soát 25 khu công nghiệp. Nhằm đảm bảo đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trong thời gian tới.