Ngành công nghiệp than đá phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mạiXuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm đạt 886 triệu USD, loạt doanh nghiệp báo lãi khủngSầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thu về hơn 6 triệu USDVào tháng 11/2021, tham gia Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc lần thứ 26, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã tranh luận gay gắt về một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có việc loại bỏ hoặc loại bỏ dần dần nguồn nguyên liệu than đá. Cũng kể từ đây, thuật ngữ "theo giai đoạn" cũng đã ra đời.
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực vì khí hậu biến đổi, than trở thành nguyên liệu đóng góp nhiều nhất vào quá trình gây phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, sản xuất điện than trên toàn cầu có thể sẽ lập kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, đồng thời vẫn được coi là nguồn cung cấp điện năng lớn cho cả thế giới. Tại châu Âu, lượng than tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh trong khi tại thị trường Trung Quốc đang khai thác một số lượng than kỷ lục từ những trữ mỏ lớn, mục tiêu là có thể giảm dần được sự phụ thuộc trong một thị trường năng lượng đầy biến động.
Thông tin từ Bloomberg cho biết, giá than xuất khẩu đã tăng vọt lên mức kỷ tục. Trong nhiều năm tới, tình trạng này có thể sẽ tiếp tục được duy trì. Trong khi đó, kế hoạch chi tiêu trữ mỏ cùng với các nhà máy điện mới chỉ bằng một phần nhỏ khi so sánh với trước đây, các công ty vẫn tích cực và duy trì đầu tư mua than được coi là hành động đáng báo động với các chuyên gia về khí hậu. Đáng chú ý, các chuyên gia này cho rằng, than là loại nhiên liệu cần phải được loại bỏ dần dần vào năm 2040 để có thể giảm thiểu được tác động xấu nhất.
Cụ thể, chuyên gia phân tích khí hậu Dave Jones của Ember ở London, Anh cho biết: “Lượng khí thải từ ngành công nghiệp điện phải giảm từ thập kỷ này. Đồng thời, đây cũng chính là thời điểm mà các chính phủ phải đặc biệt nghiêm túc”. Tuy nhiên, những gã khổng lồ về than đá trên thế giới vốn đã quen với việc bị chỉ trích lại ghi nhận doanh thu đầy tích cực trong năm nay. Thời điểm nguồn cung eo hẹp trở thành cơ hội vàng để họ có thể nhắc nhở cả thế giới về một giá trị của một nguồn cung năng lượng không những rẻ mà còn đáng tin cậy.
Liên quan đến vấn đề này, Mark Vaile, Chủ tịch công ty khai thác mỏ Whitehaven Coal nhận định: “Quá trình khử cacbon là vô cùng cần thiết, thế nhưng nó phải diễn ra một cách có trách nhiệm. Đây sẽ là một hành trình kéo dài đến cả thập kỷ chứ không đơn thuần chỉ diễn ra nhiều năm bởi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá vẫn còn rất quan trọng”.
Nguồn nguyên liệu gây tranh cãi
Từ lâu, than đã trở thành một nguyên liệu gây tranh cãi. Than rẻ tiền, dễ vận chuyển và đốt cháy nhưng lại thải ra một lượng lớn CO2 ra bầu khí quyển. Dù đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm không khí trực tiếp nhưng than vẫn được coi là nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu, còn hơn cả dầu và khí tự nhiên.
Mục tiêu thế giới có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các nhà máy điện than cần phải được loại bỏ ở những quốc gia đang phát triển trong năm 2030 và phần còn lại của thế giới là năm 2040. Theo như dự báo, có đến hàng trăm tỷ USD vẫn sẽ tiếp tục được đầu tư vào than trong khi các quốc gia chủ chốt trên thế giới như Ấn Độ hay Trung Quốc vẫn đang triển khai kế hoạch cải thiện công suất nhà máy điện mới khổng lồ.
Đáng chú ý, năm 2021 cũng được kỳ vọng là năm cuối cùng của nhiên liệu bẩn. Thời điểm đó, Chủ tịch hội nghị khí hậu COP 26 là Alok Sharma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới có thể nhanh chóng đưa than về thời kỳ đồ đá, nhanh chóng thực hiện các mục tiêu về khí hậu.
Thế nhưng, nền công nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã khiến mức tiêu thụ than được đẩy cao kỷ lục. Tại các quốc gia sử dụng than nhiều nhất trên thế giới, tình trạng mất điện trên diện rộng đã khiến cho giới chức buộc phải đảm bảo nguồn cung để nguồn nguyên liệu này có thể duy trì nền kinh tế. Dữ liệu từ Ember cũng cho thấy, tính đến tháng 8 năm nay, sản lượng điện từ than đá đã tăng nhẹ khoảng 1% so với cùng kỳ năm trước. Than đá tại châu u được coi là nguyên liệu cần thiết để thay thế cho khí đốt của Nga cũng như bù đắp cho sản lượng điện thấp từ thủy điện và hạt nhân.
Điều đáng nói, việc các hồ chứa tại Trung Quốc cạn nước sau khi trải qua đợt hạn hán kỷ lục khiến cho than đá một lần nữa trở thành nguồn nguyên liệu được săn đón để lấp đầy khoảng trống. Tại Mỹ, dự kiến sản lượng than trong năm nay sẽ tăng 3,5% sau khi các công ty khai thác tìm cách để đáp ứng nhu cầu tăng cao và tận dụng mức giá kỷ lục.
Đối với 2 quốc gia tiêu thụ đến 70% lượng than trên toàn cầu, rất nhiều nhà máy điện than đã và đang được tái khởi động. Đến năm 2025, dự báo số lượng nhà máy than mới được phê duyệt tại Trung Quốc sẽ nhiều hơn khi so với bất kỳ quốc gia nào khác. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch để mở rộng 25% số lượng các nhà máy cho đến năm 2030 trong trường hợp lưu trữ điện không được cải thiện.
Có thể thấy, dù hoạt động đầu tư cho năng lượng gió cùng với năng lượng mặt trời đang tăng kỷ lục nhưng nhiều khả năng khí thải từ ngành điện than trong năm nay sẽ tăng mạnh. Cách đây không lâu, các nhà khoa học về khí hậu của Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra cảnh báo về việc sản lượng than phải được cắt giảm một nửa vào năm 2030 thì mới có thể ngăn cản tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng thêm khoảng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thông tin từ Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết, lượng phát thải từ các nhà máy điện của Mỹ trong năm nay sẽ tăng 1,5%
Đặc biệt, giá than đã được đẩy lên mức kỷ lục vì nhu cầu tăng cao. Thời điểm hiện tại, giá than tiêu chuẩn ở Newcastle đang được giao dịch ở mức khoảng 360 USD/tấn, so với thời điểm năm 2020 đã cao gấp 6 lần. Bên cạnh đó, các hợp đồng kỳ hạn cũng đang ở mức trên 260 USD/tấn cho đến năm 2027.
Với xu hướng này, người được hưởng lợi nhiều nhất chính là các công ty khai thác. Trong nửa đầu năm, gã khổng lồ hàng hóa Glencore đã công bố doanh thu từ than tăng gần 900%, lên mức 8,9 tỷ USD. Trong khi đó, nhà sản xuất than hàng đầu thế giới là Công ty TNHH Than Ấn Độ đã ghi nhận lợi nhuận tăng lên gần gấp 3. Ngoài ra, những công ty của Trung Quốc vốn khai thác một nửa lượng than đá toàn cầu đã thu về 80 tỷ USD chỉ sau 6 tháng đầu năm.
New Hope là một công ty đang hướng đến mục tiêu nâng sản lượng cũng như nghiên cứu các thương vụ mua lại tiềm năng trong lĩnh vực than. Giám đốc điều hành của công ty là Robert Bishop cho biết: “Thế giới không thể loại bỏ hoàn toàn nguồn điện chạy bằng than. Quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian và chúng ta sẽ không đủ nguồn cung đáp ứng. Vì vậy, giá than nhiều khả năng có thể sẽ vẫn tăng”.
Trong khi cổ phiếu của các công ty khai thác than vẫn đang tăng phi mã, lượng tiền đầu tư vào than lại giảm xuống đáng kể bởi nhiều cổ đông và ngân hàng đã từ chối phê duyệt các gói chi tiêu mới. Họ luôn tỏ ra quan ngại về việc các nhà máy sẽ phải đóng cửa trước khi tạo ra được lợi nhuận.