Bất động sản Cổ Đông - Sơn Tây: Hàng chục nghìn sinh viên thúc đẩy phân khúc nhà trọ tăng trưởng mạnh
Nhu cầu nhà trọ tăng trưởng đột biến
Tháng 5/2022, Thủ tướng chính phủ chính thức phê duyệt quy hoạch Hòa Lạc là đô thị khoa học công nghệ, dự kiến tới năm 2030 sẽ đạt quy mô dân số khoảng 600.000 người với diện tích 17.274ha. Theo đó, Hòa Lạc cũng được xem là khu đô thị vệ tinh lớn nhất tại Thủ đô khu mang vị trí quan trọng cùng mục tiêu phát triển kinh tế chiến lược cấp quốc gia, giống như một đặc khu kinh tế nằm sát Thủ đô.
Vì sao bất động sản Sơn Tây chuyển mình mạnh mẽ bậc nhất ở Hà Nội?
Nhiều tín hiệu tích cức đến với thị trường bất động sản Sơn Tây trong thời gian gần đây. Trong đó, yếu tố về hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cùng với các tuyến đường giao thông huyết mạnh được đưa vào khai thác đã giúp cho giá nhà đất khu vực Sơn Tây ngày một chuyển mình mạnh mẽ hơn.Bất động sản ven Hà Nội: Nhà ở tại Hòa Lạc được quan tâm mạnh
Nhiều trường đại học đã và đang lên kế hoạch để chuyển trụ sở về khu vực Hòa Lạc (Hà Nội). Theo đó, số lượng sinh viên, giảng viên, người lao động đổ về đây là rất lớn, thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, tiện ích xung quanh các trường đại học.Đất nền Hòa Lạc, nhà đầu tư nhỏ lẻ “đi mắc núi, trở lại mắc sông”
Đất nền là một trong những phân khúc bị giảm thanh khoản nhất trong thị trường bất động sản. Nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chót đu đỉnh đất nền Hòa Lạc đang ở thế “đi mắc núi, trở lại mắc sông”, muốn thoát hàng cũng khó.Tính đến thời điểm này, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút về đây khoảng 100 dự án đầu tư của những tập đoàn lớn trong và ngoài nước, phát triển nhiều dự án và đang được triển khai xây dựng như: Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ, Viện Đào tạo nghiệp vụ kiểm toán Nhà nước, Trung tâm Kỹ thuật Viettel Hòa Lạc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Nhà Giải pháp điện Á Châu (giai đoạn 2), Công ty Dược phẩm Tanaphar, Trung tâm thương mại, VNPT...
Như vậy, ngay khi những dự án này hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ đón số lượng khổng lồ các cán bộ, kỹ sư, công nhân viên về sinh sống và làm việc tại khu vực.
Bên cạnh lực lượng kỹ sư và công nhân hùng hậu, khu vực Hòa Lạc còn đón một lượng lớn sinh viên của hai trường đại học hàng đầu là Đại học FPT và Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo thông báo của Đại học FPT, năm 2022 trường có 6.000 sinh viên, năm 2023 dự kiến có 7.000 sinh viên học tại Hòa Lạc.
Bên cạnh đó, trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa 2.000 sinh viên tới học tại cơ sở Hòa Lạc. Dự kiến số lượng sinh viên vào năm 2023 sẽ còn tăng mạnh. Vì vậy, ngoài ký túc xá trong trường thì nhu cầu sinh viên ở trọ ngày càng nóng lên.
Đánh giá về nhu cầu nhà trọ trong khu vực Hòa Lạc, Anh Mạnh Hùng - Giám đốc một sàn môi giới lâu năm tại đây cho biết, khoảng 2 năm nay, số lượng nhà đầu tư quan tâm tới đất nền xung quanh khu công nghệ cao, trường Đại học FPT tăng mạnh.
Trước đây, các nhà đầu tư chỉ quan tâm tới việc lướt sóng thì hiện tại sẽ tập trung vào thi công xây dựng các khu nhà trọ chất lượng cao, chung cư mini hiện đại.
“Hiện nay, giá cho thuê chung cư mini xây mới tại Hòa Lạc xấp xỉ với giá trong khu vực nội thành Hà Nội với giá thuê từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Phân khúc bất động sản lưu trú trong tương lai sẽ còn phát triển hơn bởi khu vực này vẫn thiếu nguồn cung nhà ở cho sinh viên, công nhân tới từ các trường đại học, nhà máy, công ty” - Anh Hùng cho hay.
Cơ hội nào cho bất động sản Cổ Đông Sơn Tây
Trước bối cảnh nhu cầu mua đất xây nhà trọ, chung cư mini đang tăng cao, giá đất nền tại khu công nghệ cao, so sánh với mức giá tại quận 9 (TP. Hồ Chí Minh) đang là 100 - 300 triệu đồng/m2, thì mức giá tại Hòa Lạc - Cổ Đông chỉ từ 15 - 30 triệu đồng tùy theo trục đường lớn hay trong xóm nhỏ là vẫn thấp. Tuy nhiên, với mặt bằng giá như vậy, chi phí mà các nhà đầu tư cần bỏ ra khá lớn từ 3 - 5 tỷ đồng tiền đất, nếu tính cả tiền xây dựng thì tổng chi phí đầu tư có thể lên tới 5 - 7 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đất Hòa Lạc đang bị đẩy lên cao, nhiều nhà đầu tư hiện nay có xu hướng mua vào những mảnh đất cách đó với bán kính 3 - 4km. Nổi bật nhất là khu vực Cổ Đông (Sơn Tây) đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư,.
Quan sát thực tế, giá đất tại khu vực Cổ Đông đang thấp hơn nhiều so với trung tâm Hòa Lạc. Nếu ở nội đô, giá đất khoảng 200 triệu đồng/m2 và cho thuê nhà trọ với giá từ 3 - 7 triệu đồng/tháng, thì ở Cổ Đông giá đất chỉ từ 15 - 30 triệu đồng/m2 nhưng cũng cho thuê trọ với giá 3 - 7 triệu đồng/tháng, thậm chí vào sâu trong ngõ giá sẽ rẻ hơn.
Với suất đầu tư ban đầu thấp, có nghĩa giá xây dựng nhà trọ sẽ giảm đi, đây chính là sức hấp dẫn của phân khúc nhà trọ tại Cổ Đông khi lượng công nhân và sinh viên đang tăng cao hơn và áp lực giá phòng thuê tại Hòa Lạc rất lớn.
Không chỉ mua đất xây nhà trọ mà có không ít nhà đầu tư mua đất Cổ Đông như một khoản đầu tư dài hạn từ 2 - 3 năm nhằm đón đầu cơ hội tăng trưởng của thị xã Sơn Tây. Sơn Tây từng là thành phố thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Tuy nhiên, vì chưa kịp phát triển nên nơi đây tụt hạng về thị xã.
Trong thời gian qua, với sự phát triển mạnh mẽ của phía Tây thủ đô, thị xã Sơn Tây liên tục xin nâng cấp lên thành phố. Giới chuyên gia cũng đề xuất việc Sơn Tây cần được nâng cấp lên thành phố trong thời gian tới. Nếu điều thành được thực hiện, trong tương lai, Cổ Đông sẽ có cơ hội trở thành hạt nhân của thành phố phía Tây Hà Nội, khi đó giá bất động sản cũng sẽ tăng mạnh.
Các nhà đầu tư cho rằng, với tiềm năng lớn của loại hình nhà trọ và cơ hội phát triển của Sơn Tây thì việc mua đất Cổ Đông ở thời điểm này không chỉ mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư mà cũng để tích lũy tài sản, đón đầu cơ hội tương lai. Trước bối cảnh giá đất khu vực này còn rẻ, biên độ lợi nhuận sẽ lớn dần, một khi đất Cổ Đông tăng giá như Hòa Lạc thì cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư sẽ hẹp dần.