meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản có đang trở thành đại diện cho kinh tế Việt Nam?

Chủ nhật, 02/10/2022-19:10
Nền kinh tế thực và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ dù ở quốc gia nào. Vai trò của mỗi nhóm ngành nghề chủ đạo trên thị trường chứng khoán đã phản ánh được chính xác cấu trúc đặc thù của nền kinh tế thực. Mức tăng trưởng dài hạn cũng được xác định dựa vào lợi thế quốc gia đó trong cả quá trình phát triển. 

Theo thesaigontimes, qua những phân tích về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế tại Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc có thể thấy được cổ phiếu của ngành nào sẽ tăng trưởng dài hạn tại Việt Nam. 

Nền kinh tế thực cùng thị trường tài chính tạo thành một thể thống nhất trong dài hạn, không có nền kinh tế thực thì không có thị trường tài chính. Khi nền kinh tế sở hữu bản chất của một cấu trúc kinh tế đặc thù thì cấu trúc này cũng được phản ánh lên thị trường tài chính.

Các chỉ số chứng khoán được xây dựng theo tỷ trọng giá trị vốn hóa, cũng có nghĩa những công ty nào có giá trị vốn hóa lớn thì tỷ trọng cũng lớn trong cách tính sự thay đổi của các chỉ số chứng khoán.

Bất động sản “ăn” theo các khu công nghiệp, “không có cửa” cho người nghèo?

Tại các thị trường phát triển mạnh bất động sản công nghiệp, bất động sản nhà ở “ăn theo” sự tăng trưởng này. Tuy nhiên sự tăng trưởng của bất động sản nhà ở tại các khu công nghiệp đang “bỏ rơi” công nhân – lực lượng lao động chính làm nên sự sôi nổi của các khu công nghiệp.

Giá đất và chi phí đền bù tăng làm “cản bước” phát triển bất động sản công nghiệp 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ lấp đầy và giá cho thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng tăng trưởng tốt nhờ những chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thành lập khu công nghiệp mới, bởi chi phí đền bù và giá đất tăng quá nhanh. 

Thị trường vẫn “ảm đạm”: Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dòng vốn tín dụng hạn chế. Dù vậy, một số chủ đầu tư đã bắt đầu tung hàng để “hâm nóng” thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đang hồi phục tích cực, tần suất chuyến bay nội địa đã quay trở lại, thậm chí tăng 12% so cùng kỳ năm 2019…. khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sôi động trở lại.

Các ngành nghề dịch vụ bậc cao ó tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Mỹ
Các ngành nghề dịch vụ bậc cao ó tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Mỹ

Mỹ là quốc gia phát triển có mức đóng góp 70% của tiêu dùng nội địa vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo nên nền tảng vững chắc cho những ngành dịch vụ cấp cao phát triển ổn định. Vì vậy, các ngành nghề dịch vụ bậc cao như công nghệ thông tin, tài chính, y tế có tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán. 

Có lẽ không ai là không biết tới phố Phố Wall nổi tiếng của New York. Đây là trung tâm tài chính đóng vai trò quan trọng bậc nhất khi tập trung hầu hết các sàn giao dịch lớn nhất thế giới.

Hay như Thung lũng Silicon - nơi tập trung những “gã khổng lồ” công nghệ của thế giới như Google, Facebook, Intel, Logitech,... Hoặc các công ty tiên phong trong lĩnh vực chế tạo vaccine chống lại dịch bệnh Covid - 19, chưa từng có như Johnson & Johnson và Pfizer - những doanh nghiệp y tế có vốn hóa hàng đầu tại thị trường chứng khoán Mỹ.

Sự phát triển của những ngành chủ chốt trong nền kinh tế phản ánh lên mức sinh lời của những ngành nghề trên thị trường chứng khoán tương ứng trong dài hạn. Với các nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin ghi nhận mức sinh lời tăng hơn 600% hoặc cổ phiếu  Facebook (Meta Platform) có mức tăng trong 10 năm qua gần 470% cho tới hiện tại, tuy đã giảm 60% so với mức đỉnh.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp y tế như Johnson & Johnson hay Pfizer cũng ghi nhận mức sinh lời lad 140% và 105% trong 1 thập kỷ qua.

Còn tại thị trường lớn thứ 2 thế giới - Trung Quốc lại sở hữu ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ lên lĩnh vực công nghiệp toàn cầu. Trung Quốc có đóng góp lớn vào động lực tăng trưởng ngành công nghiệp toàn cầu.


Ngân hàng đã giữ vai trò huyết mạch đối với việc cung ứng vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng đã giữ vai trò huyết mạch đối với việc cung ứng vốn cho nền kinh tế

Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, tốc độ gia tăng sản lượng công nghiệp của quốc gia này rất cao, với tổng giá trị gia tăng hơn 12 lần trong giai đoạn 2012 - 2021. Thống kê từ APEC lại thể hiện việc Trung Quốc đã chạm mốc trên 32% trong tổng giá trị gia tăng ngành sản xuất toàn cầu, điều này càng thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp của Trung Quốc. 

Vì sự phát triển vượt bậc này nên vốn hóa ngành công nghiệp và ngành vật liệu đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ngành tài chính tuy có tỷ trọng lớn nhưng điều này lại bắt nguồn từ sự “lệch” trong cấu trúc của thị trường tài chính khi ngành ngân hàng đã giữ vai trò huyết mạch đối với việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. 

Cũng như trên thị trường Mỹ, các ngành nghề đóng vai trò chủ đạo tại Trung Quốc như tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp cũng thể hiện được mức tăng trưởng vượt trội về mức sinh lời trong thời gian 10 năm qua. Mức sinh lời của ngành tiêu dùng thiết yếu có sức tăng vượt trội hơn các nhóm ngành nghề khác khi đặt hơn 270%.

Tại Mỹ và Trung Quốc ghi nhận các ngành đại diện cho cấu trúc đặc thù của nền kinh tế là khác nhau, tuy nhiên hai nền kinh tế này có sự tương đồng là tỷ trọng vốn hóa của nhóm những doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán rất nhỏ.

Thực tế, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng và nhà ở tại hai quốc gia này đã hoàn thiện và có sự bão hòa. Các nguồn lực đang được đẩy vào phát triển sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS tại Mỹ thuộc nhóm thấp nhất trong các ngành.


Doanh nghiệp BĐS Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị vốn hóa
Doanh nghiệp BĐS Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị vốn hóa

Tuy nhiên, cấu trúc vốn hóa thị trường chứng khoán tại Việt Nam cho thấy xu hướng ngược lại. Các doanh nghiệp BĐS chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị vốn hóa, bởi hoạt động kinh tế thực chịu phụ thuộc vào nhóm ngành BĐS.

Ngành tài chính Việt Nam tương tự như Trung Quốc khi nhóm ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ chốt cho nền kinh tế. Mức sinh lời của 2 nhóm này đạt mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với những ngành nghề trong 5 năm qua.

Khi thị trường BĐS gặp vấn đề sẽ kéo theo biến động tới nhiều ngành nghề khác, nhất là ngân hàng. Điều đó đã giải thích vì sao thị trường chứng khoán bị chững lại trong giai đoạn gần đây khi những bất ổn trên thị trường BĐS diễn ra.

Những phân tích trên đã phần nào giải thích một thực trạng đáng buồn về cấu trúc thị trường chứng khoán của Việt Nam. Thị trường chứng khoán Mỹ thì dựa vào nền tảng ngành dịch vụ tốt, còn với Trung Quốc thì dựa vào nền tảng sản xuất tốt. Trong khi nền kinh tế Việt Nam không có bất kỳ một nền tảng nào trong đó, mà chủ yếu đều phụ thuộc vào BĐS.

Ngay từ đầu, Việt Nam đã không quan tâm đúng mức tới việc phát triển công nghiệp phụ trợ, thay vào đó là đi nhanh vào các ngành công nghiệp hạng nặng. Kết quả là, chỉ phát triển được khâu lắp ráp, nhưng đây là khâu có giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI. Hơn nữa, máy móc, thiết bị và nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.

Chính vì vậy mà Việt Nam còn thiếu hụt các ngành công nghiệp có giá trị. Đồng thời, ngành dịch vụ tuy nhìn có vẻ phát triển nhanh nhưng thực tế vẫn chỉ đi trên con đường phát triển của ngành dịch vụ có giá trị thấp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước