meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất chấp khó khăn bủa vây, các “ông lớn” nhanh nhạy nắm bắt cơ hội phục hồi của bất động sản bán lẻ

Thứ tư, 04/05/2022-17:05
Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bán lẻ Việt Nam dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đang dần hồi phục. Điều này hứa hẹn đem đến tương lai tươi sáng cho bất động sản bán lẻ, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Đại gia ngành bán lẻ nắm bắt cơ hội phục hồi

Theo báo cáo của VARS, trong tháng 4 vừa qua, tổng mức bán lẻ Việt Nam tăng 12,1% so với thời điểm cùng kỳ 2021. Đây là kết quả tương đối tích cực so với mức giảm gần 3,8% trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.

Trong đó, ông lớn bán lẻ thời trang Uniqlo đến từ Nhật Bản vừa khai trương một cửa hàng mới nằm tại trung tâm quận 1, TPHCM với tổng diện tích mặt bằng là 3.000m2. Đây là một trong những cửa hàng có quy mô lớn nhất của thương hiệu Uniqlo ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu phục hồi rất rõ ràng của ngành bán lẻ tại Việt Nam sau một thời gian dài bị đóng băng vì những tác động của đại dịch Covid-19.


Đai gia ngành bán lẻ đón đầu cơ hội phục hồi 
Đai gia ngành bán lẻ đón đầu cơ hội phục hồi 

Trước khi dịch bệnh ập đến, bán lẻ từng là một trong những ngành kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng nhất của Việt Nam. Ngành này đã duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 2 chữ số trong nhiều thập kỷ. Các ông lớn bán lẻ trên thế giới đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội phục hồi của ngành bán lẻ ở Việt Nam, theo đó họ đã không bỏ lỡ cơ hội lựa chọn mặt bằng tốt cho chiến lược phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam ngay khi mức giá thuê chỉ mới bắt đầu tăng nhẹ. 

Trước đó, trong một cuộc khảo sát vào tháng 11/2021 do CBRE tổ chức về nhu cầu mở rộng các cửa hàng của nhiều đơn vị nhãn hàng lớn ở châu Á trong năm 2022 thì có đến hơn 65% các nhãn hàng lớn có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách thiết lập các cửa hàng mới, trong đó có 50% nhãn hàng có nhu cầu tìm kiếm địa điểm tốt hơn. Hơn một nửa các nhãn hàng cho biết họ muốn tìm kiếm các mặt bằng nằm tại các trung tâm thành phố để mở cửa hàng mới, 48% nhãn hàng cho hay có nhu cầu tìm địa điểm thuê ở các trục đường chính. 

Mặt bằng bán lẻ cho thuê tăng giá

Theo nghiên cứu của VARS, ở thị trường Hà Nội, giá thuê mặt bằng tầng trệt trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 5% so với thời điểm quý trước với mức công suất thuê khá ổn định. Điều tương tự cũng xảy ra ở TPHCM khi các khách thuê lớn giữ vai trò dẫn dắt nhu cầu thị trường. 

Thực tế là sự hồi phục của ngành bán lẻ Việt Nam thời hậu dịch không chỉ đến từ việc tăng trưởng thu nhập bình quân và thu nhập khả dụng của khách hàng mà còn đến từ việc dịch chuyển thói quen mua sắm.

Cũng theo đánh giá của VARS, hoạt động mua sắm hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, tiêu dùng đơn thuần mà còn là nhu cầu được trải nghiệm cảm giác vui vẻ, đặc biệt là sau thời gian dài việc đi lại bị cấm đoán do các quy định khắc nghiệt để phòng chống bệnh dịch. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để lĩnh vực bất động sản lẻ khôi phục nhanh chóng khi đây là nơi có thể đáp ứng tối đa nhu cầu trải nghiệm của người tiêu dùng. Khách hàng không thể tìm thấy điều này ở thương mại điện tử và các hình thức mua sắm trực tuyến khác. 


Mặt bằng bán lẻ nhiều khả năng tăng giá trong những tháng cuối năm
Mặt bằng bán lẻ nhiều khả năng tăng giá trong những tháng cuối năm

Ngành hàng dịch vụ ăn uống, cửa hàng tiện lợi và dược phẩm là những nhóm ngành được dự đoán có dư địa tăng trưởng mạnh nhất, do kế hoạch mở rộng kinh doanh của các nhãn hàng lớn trong lĩnh vực này cũng như nhu cầu trải nghiệm của khách hàng. Trong khi nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng trưởng khá chậm trong thời gian 3 năm qua thì nhu cầu của các nhãn hàng, các thương hiệu lại không ngừng tăng cao sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Mức giá cho thuê bất động sản bán lẻ, đặc biệt là tại mặt bằng ở các trung tâm thương mại tại các đô thị lớn được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian sắp tới. 


Bất động sản bán lẻ dần khởi sắc
Bất động sản bán lẻ dần khởi sắc

Dự kiến giá cho thuê mặt bằng ở khu vực TPHCM đã tăng trưởng khoảng 1,5-3,5% trong năm sau. Ở Hà Nội, do mức ảnh hưởng của dịch bệnh không quá rõ rệt nên mức giá thuê mặt bằng dự báo sẽ thấp hơn, tăng chỉ khoảng 1-1,5%.

Theo: Dân Trí
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

9 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

9 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

9 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

9 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước