Bất động sản bán lẻ đón những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Dự báo thị trường bất động sản công nghiệp năm 2022Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản 2022 có thể đón làn sóng mớiNgành bất động sản hưởng lợi ra sao từ gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồngBất động sản bán lẻ là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ bởi dịch Covid. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia phân khúc này sẽ phục hồi trở lại trong năm tới.
Dư địa dành cho khách thuê vẫn còn nhiều
Làn sóng dịch Covid thứ 4 kéo dài nhất từ đầu mùa đến nay đã khiến thị trường bán lẻ nhà phố tại Hà Nội gặp muôn vàn khó khăn. Theo đó các mặt bằng gian hàng trung tâm thương mại và nhà mặt phố ở các tuyến trung tâm như Chùa Bộc, Hàng Ngang, Hàng Đào...đều không có giao dịch trong nhiều tháng.
Tới tháng 9 khi các chỉ thị giãn cách xã hội dần được gỡ bỏ đã giúp thị trường bất động sản bán lẻ được “cởi trói”. Tuy nhiên thực tế là các cửa hàng bán lẻ và các gian hàng trung tâm thương mại dù hoạt động trở lại nhưng giao dịch vẫn rất chậm cầm chừng. Tỷ lệ các căn bất động sản bỏ trống khá cao.
Theo đánh giá của CBRE Hà Nội, các trung tâm thương mại nằm ở Long Biên, Nam Từ Liêm và Hà Đông tỷ lệ gian hàng trống từ 35-45%. Số còn lại chỉ mở cửa để duy trì chứ không có khách. Mặt bằng nhà phố trung tâm Thủ đô cũng chỉ mở 50% và hoạt động cầm chừng. Tỷ lệ trống cao cũng dẫn đến việc giá thuê giảm rất mạnh
Giá thuê mới trung bình tầng trệt và tầng 1 ở khu ngoài trung tâm đang ở ngưỡng 24 USD/m2/tháng. Mức giá này đã giảm 4% tính theo quý và cũng giảm 4% nếu tính theo năm. Theo các chuyên gia bất động sản, sẽ phải mất ít nhất 6-12 tháng để các khu mua sắm dần dần phục hồi như trước khi dịch diễn ra.
Sự sụt giảm nhu cầu thuê và mua mặt bằng bán lẻ cũng đến từ sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người dân khi các gian hàng thương mại điện tử ngày một tiện dụng và phổ biến. Tình hình dịch bệnh phức tạp cũng khiến người mua yêu thích hoạt động giao dịch trực tuyến hơn so với mua sắm trực tiếp.
Giám đốc bộ phận cho thuê thương mại của Savills cho hay: “Thương mại điện tử không thể thay thế hoàn toàn cho các cửa hàng bán lẻ mặt phố nhưng sẽ khiến các thương hiệu giảm nhu cầu mở thêm địa chỉ mới. Các cửa hàng bán lẻ sẽ giúp thương hiệu quảng bá sản phẩm tốt hơn.
Theo các chuyên gia bất động sản, nhu cầu mua bán mặt bằng bán lẻ trong 2022 sẽ tập trung nhiều ở phân khúc trung cao cấp. Khách hàng ưa chuộng thuê mặt bằng làm nhà hàng, cửa hàng ăn uống do người Việt thích tận hưởng cảm giác được phục vụ chu đáo tại nhà hàng.
Giao dịch doanh số sụt giảm nhưng nhu cầu đầu tư vẫn rất hút
Tỷ lệ lấp đầy giảm đã khiến hầu hết các doanh nghiệp cung cấp bất động sản bắt buộc phải giảm giá thuê để giữ chân khách hàng. Dẫu vậy số lượng giao dịch vẫn cải thiện cho tới cuối 2021. Tuy nhiên đơn vị tư vấn bất động sản Collier Việt Nam nhận định đã xuất hiện nhiều tín hiệu khả quan đối với phân khúc bất động sản bán lẻ. Lĩnh vực này vẫn đang thu hút lượng tiền đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.
Một số thương hiệu bán lẻ quốc tế đang có kế hoạch mở chuỗi cửa hàng flagship tại Việt Nam kết hợp bán hàng trực tuyến để tăng độ nhận diện. Riêng trong lĩnh vực F&B ghi nhận sự hồi phục tốt khi một bộ phận khách hàng đã nhanh chóng tìm đến các cơ sở nhà hàng ăn uống để tận hưởng cảm giác được phục vụ sau thời gian dài phải nghỉ giãn cách tại nhà.
Dòng vốn FDI đổ vào ngành kinh doanh bán lẻ cũng rất cao trong thời gian tới. Cụ thể Aeon Nhật Bản đã và đang phát triển hàng loạt dự án trung tâm thương mại quy mô ở các tỉnh thành cả nước với số vốn lên tới gần 200 triệu USD. Hãng Uniqlo cũng sẽ tiếp tục khai trương các cửa hàng mới trên cả nước vào năm 2022. Có thể lĩnh vực bất động sản bán lẻ vẫn sẽ còn dư địa để tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi đại dịch được kiểm soát tốt.
Thị trường bất động sản bán lẻ cần thích ứng với trạng thái “bình thường mới”
Để thúc đẩy thị trường bất động sản bán lẻ nhanh chóng phục hồi trong năm tới thì cả nhà khách thuê lẫn chủ đầu tư cần phải chủ động thích ứng tình hình. Theo đó các chủ đầu tư lớn nên có chính sách ưu tiên hỗ trợ giá thuê cho khách như miễn phí tiền thuê, giảm tiền thuê khi trung tâm thương mại không hoạt động. Hoặc tái cấu trúc mô hình cho thuê bằng việc chuyển đổi diện tích mặt bằng bán lẻ trống thành cho thuê văn phòng.
Khách thuê lẻ và các nhãn hàng nên đẩy mạnh kinh doanh đa kênh trên sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua sắm trực tuyến để có tăng doanh thu. Qua đó vẫn có thể tiếp tục duy trì thuê mặt bằng bán lẻ, phục vụ việc làm thương hiệu. Khách thuê mới có thể tìm các mặt bằng phù hợp đảm bảo kinh tế.
Các đơn vị cung cấp mặt bằng bán lẻ nên điều chỉnh cả về giá bán lẫn phương án cho thuê. Ví dụ thanh toán theo tháng thay vì 6 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần như hiện nay. Giá thuê giảm 20-30% cho năm đầu tiên và bù vào các năm sau. Ngoài chủ đầu tư cũng có thêm vào các dịch vụ phụ trợ như bãi đỗ xe, biển quảng cáo miễn phí để kích cầu khách hàng.
Sau khi dịch bệnh tạm lắng, nhiều khả năng các mặt bằng khối đế ở các căn chung cư, trung tâm thương mại sẽ được chuộng hơn các căn nhà phố. Thị trường bán lẻ đón nhiều tín hiệu vui khi các thương hiệu thời trang mỹ phẩm quốc tế sẽ đổ bộ vào Việt Nam năm sau. Nhờ đó các chủ mặt bằng bất động sản bán lẻ sẽ có thêm nhiều khách hàng quan tâm săn đón.
Để hỗ trợ thị trường bất động sản bán lẻ cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp bán lẻ vượt qua khó khăn thì cũng cần đến sự ra tay của các cơ quan Nhà nước. Các đơn vị quản lý nên hỗ trợ bằng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trung tâm thương mại, trung tâm phân phối vận chuyển hoặc kho bãi để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong kinh doanh. Khi mà doanh nghiệp cung cấp bất động sản bán lẻ và người thuê đều có lợi thì thị trường sẽ “ấm” lên và khôi phục dần vào quý II/2022.