meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bão giá "gõ cửa" từ nhà đến chợ, ngấm từ dân công sở đến tài xế lái xe: Thực phẩm tăng, vé xe tăng đến tô bún ăn sáng cũng tăng giá

Thứ bảy, 25/06/2022-16:06
Giá xăng dầu tăng quá cao và liên tục khiến cho mọi mặt đời sống, hoạt động của doanh nghiệp và người dân đều chật vật.

Theo Tổ Quốc, so với cuối năm 2021, giá xăng dầu hiện đã tăng hơn 70% trong bối cảnh tiêu dùng năm lượng toàn cầu tăng cao. Từ đầu năm đến nay, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện 16 lần điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ, trong đó đã có 13 lần tăng giá và 3 lần giảm giá.

Đặc biệt, từ 15h ngày 21/6, giá xăng E5 RON 92 tăng thêm 190 đồng/lít, từ 31.110 đồng lên mức 31.300 đồng/lít. Xăng RON 95 tăng 500 đồng/lít, từ mức 32.370 đồng/lít lên mức 32.870 đồng/lít. Đây là lần tăng giá xăng thứ 7 liên tiếp tính từ tháng 4 năm 2022 đến nay. Giá xăng tăng liên tục đã kéo nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá theo.

Giá xăng tăng 13 lần, giảm 3 lần: Công nhân, tiểu thương, tài xế sẽ ra sao?

Việc hàng hóa tăng giá theo giá xăng dầu không chỉ tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của các tiểu thương mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là công nhân, những người lao động.

"Hồi xưa chị bán 35.000 đồng/tô bún nhưng giờ phải lên 40.000 đồng"

"Xăng cứ tăng giá hoài mình cũng buồn lắm", cô Trần Thị Thanh Loan (tiểu thương) ủ rũ chia sẻ trước thực trạng thực phẩm tăng giá hiện nay, người dân đi chợ cũng dè dặt chi tiêu hơn trước.

Cũng đang bán hoa quả ở chợ đầu mối, chị Quỳnh Anh cho biết, giá cả hàng hóa tăng theo giá xăng dầu làm cho sức mua của người dân cũng giảm đi đáng kể. "Giá tăng cao quá nên người ta mua bớt đi, mua ít hơn. Thực phẩm vận chuyển bằng xăng mà, nên phải tăng giá theo".

Hầu hết các tiểu thương đều cho rằng chi phí vận chuyển tăng nên hàng hóa cũng phải điều chỉnh giá tăng theo, dù đã cố gắng bớt một phần tiền lời để giữ giá, hút khách nhưng sức tiêu thụ giảm đi rõ rệt.

"Bán chậm lắm, mất tiền chi phí nhiều quá khoảng 50-60% vì phải đi xa lấy hàng. Hồi trước một ký ớt 50.000 đồng, giờ tăng lên 110.000 đồng/kg. Bên cạnh đó các mặt hàng cũng hạn chế lại, không đa dạng nữa".


Nhiều tiểu thương cho biết do giá cả tăng cao nên lượng khác giảm đi nhiều. Ảnh: Tổ Quốc
Nhiều tiểu thương cho biết do giá cả tăng cao nên lượng khác giảm đi nhiều. Ảnh: Tổ Quốc

Đặc biệt, một số quán ăn như bún, hủ tiếu... dù chỉ tăng khoảng 5.000 đồng/bát, thậm chí bớt phần tiền lời để không tăng giá nhưng lượng khách ăn cũng đã giảm đi một nửa.

"Vẫn bán giá như vậy nhưng mình lời ít lại, thay vì hồi đó mình lời 7.000 đồng/bát thì giờ mình lời 5.000 đồng/bát".


Dù bớt một phần lãi để không tăng giá nhưng lượng khách ăn hủ tiếu vẫn giảm đi 1 nửa. Ảnh: Tổ Quốc
Dù bớt một phần lãi để không tăng giá nhưng lượng khách ăn hủ tiếu vẫn giảm đi 1 nửa. Ảnh: Tổ Quốc

Hay như chị Kim Hằng, để vật lộn với "bão giá", chị đã phải tăng thêm 5.000 đồng/tô hủ tiếu. "Hồi xưa chị bán 35.000 đồng nhưng giờ chị phải bán 40.000 đồng, nhưng cũng bị mất một nửa khách rồi", chị Hằng cho hay.

Giá cả các mặt hàng tăng cao theo giá xăng dầu đã có tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân, hầu như mọi người đều phải thắt chặt chi tiêu. "Hồi đó mình ăn một tô hủ tiếu giá tầm 35.000 đồng thôi, nhưng bây giờ lên 38.000 đồng, còn hộp cơm trước 35.000 đồng thì giờ phải 40.000 đồng trở lên. Thấy tăng chỉ vài nghìn nhưng cộng lại trong vòng 1 tháng thì mức tiền này cũng đáng để mình phải chú ý, đắn đo".

Là một nhân viên văn phòng đang làm việc và thuê trọ ở TP.HCM, chị Ngô Thị Hoa cho biết: "Chi phí tiền trọ, tiền ăn nếu không tăng ca thì lương cũng chỉ vừa đủ chi trả chứ không có dư giả. Giá xăng dầu và tiền gas, khí đốt tăng cao nên so với mức lương công nhân thì không đủ".

"Chóng mặt" vì tiền đổ xăng, giá vé cũng tăng mà lượng khách thì giảm

Giá xăng tăng cao sau 6 tháng đầu năm có lẽ gây ảnh hưởng rõ rệt nhất phải kể đến là lĩnh vực vận tải. Không ít nhà xe lao đao, thậm chí phải cắt giảm một số tuyến xe liên tỉnh. Chia sẻ về tác động của giá xăng dầu tăng liên tiếp thời gian qua, ông Nguyễn Rồng - nhà xe liên tỉnh cho biết: "Từ hồi giá xăng 15.000 đồng/lít thì giá cước là 280.000, hiện nay xăng dầu tăng lên 30.000 đồng/lít thì giá cước tăng lên 320.000 đồng. Giá vé đắt nên khách chê không đi".


Ảnh: Tổ Quốc
Ảnh: Tổ Quốc

Đây có lẽ là tình trạng chung của nhiều nhà xe, khi lượng khách mỗi chuyến giảm mạnh khiến cho chủ xe điêu đứng, không biết xoay xở thế nào. "Lúc xăng dầu nó chưa tăng thì một tour chú đi đổ đến 3,5 triệu tiền dầu thì bây giờ phải đổ đến 5,5 triệu lận. Chi phí xăng dầu tăng gấp đôi. Xe của chú chạy tuyến Bến xe Miền Đông - Đắk Nông, giá vé lúc trước 130.000 đồng/vé nhưng giờ phải tăng lên 180.000 đồng/vé. Tuy nhiên vì đắt không có khách đi nên nhà xe giờ chỉ bán vé 150.000 đồng/vé". Cũng theo vị tài xế này, việc lượng khách sụt giảm cũng có ảnh hưởng đến mức lương của phụ xe và tài xế.


Một chủ nhà xe liên tỉnh cho biết chi phí đổ dầu cho mỗi chuyến xe hiện tại đang tăng gần gấp đôi. Ảnh: Tổ Quốc
Một chủ nhà xe liên tỉnh cho biết chi phí đổ dầu cho mỗi chuyến xe hiện tại đang tăng gần gấp đôi. Ảnh: Tổ Quốc

Vừa mới trải qua cơn bão sau đại dịch, giờ đây giá xăng dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp vận tải trong nước khó khăn lại chồng chất khó khăn. Thậm chí, có không ít nhà xe đã nghĩ đến việc nghỉ chạy xe, đóng tuyến... vì thua lỗ, không trụ nổi trước việc xăng dầu tăng giá.

Không chỉ các nhà xe mà cả những người làm nghề xe ôm, chở hàng hay xe ôm công nghệ cũng cho biết do giá xăng tăng, lượng khách sụt giảm do mọi người chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng... kéo theo thu nhập tài xế cũng bị sụt giảm mạnh, nên có không ít tài xế đang tính chuyện bỏ việc, chuyển sang bán hàng online hoặc tìm nghề khác để có nguồn thu nhập ổn định.


Giá vé tăng cao nên không có khách do vậy nhà xe chỉ tăng nhẹ từ 130.000 đồng/vé lên 150.000 đồng/vé. Ảnh: Tổ Quốc
Giá vé tăng cao nên không có khách do vậy nhà xe chỉ tăng nhẹ từ 130.000 đồng/vé lên 150.000 đồng/vé. Ảnh: Tổ Quốc

Bạn Võ Cao Siêu, shipper chia sẻ: "Trước đây một ngày chạy được khoảng 500.000 đồng, đổ xăng khoảng 60.000-70.000 đồng thì giờ phải đổ hơn 100.000 đồng. Mỗi ngày phải chạy thêm 1 tiếng đồng hồ để bù lại tiền xăng".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước