meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế thứ 2 thế giới chứng kiến sự sụt giảm trong nhu cầu ăn hàng, mua nhà, mua xe: Nguyên nhân do đâu?

Thứ tư, 22/06/2022-21:06
Người dân Trung Quốc đều đang “thắt chặt” chi tiêu, cùng tỷ lệ người trẻ thất nghiệp gia tăng đã khiến doanh thu của lĩnh vực F&B, oto, bất động sản giảm.

Tháng 5 vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc đã có một số dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên, doanh thu của ngành bán lẻ vẫn sụt giảm liên tiếp 3 tháng. Điều này cho thấy đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục tác động lớn tới hoạt động chi tiêu của người dân Trung Quốc.

Theo số liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 15/6 cho thấy, doanh số bán lẻ của quốc gia này đã giảm 6,7% trong tháng 5. Mặc dù, con  số này đã có  sự cải thiện hơn so với mức sụt giảm 11,1% trong tháng 4, nhưng vẫn đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp doanh thu bán lẻ ở đất nước tỷ dân tụt dốc.


Nền kinh tế Trung Quốc đang chứng kiến sự sụt giảm doanh số bán lẻ
Nền kinh tế Trung Quốc đang chứng kiến sự sụt giảm doanh số bán lẻ

Không chỉ vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế thứ 2  thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, do các ngành dịch vụ có xu hướng thuê lao động trẻ tuổi lại đang bị tác động mạnh nhất vì ngừng kinh doanh do lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, và hoạt động tiêu dùng của người dân bị hạn chế.

Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải nhiều thách thức sau đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tồi tệ nhất  trong  2 năm qua, cùng việc kiên trì theo đuổi chính sách “zero Covid-19” của giới chức Trung Quốc đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nền kinh tế mà đặc biệt là doanh số bán lẻ vốn chiếm khoảng 38% GDP của Trung Quốc. Các nhà phân tích lo ngại, nền kinh tế Trung Quốc có thể bị suy giảm trong quý 2 năm nay.

Doanh thu của dịch vụ ăn uống cũng giảm 21% do các biện pháp hạn chế phòng đại dịch đã buộc các nhà hàng đóng cửa, người tiêu dùng phải ở nhà. Doanh số bán oto cũng sụt giảm 4,1% do người dân lo ngại họ sẽ có thể lại phải chịu cảnh bị phong tỏa vài tháng ngồi yên trong nhà và mất đi nguồn thu nhập.

Dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy trong tháng 5, người tiêu dùng Trung Quốc đã đã cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết các ngành hàng ngoại trừ thực phẩm, đồ uống và xăng dầu.

“Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất ngờ như môi trường quốc tế phức tạp và các đợt bùng phát Covid-19 trong nước, áp lực đối với nền kinh tế đã gia tăng trong quý 2”, ông Fu Linghui, người phát ngôn của NBS cho biết

Ông Fu nói thêm, các đợt bùng phát Covid-19 đã tiếp tục tạo ra ảnh hưởng xấu cho thị trường việc làm ở Trung Quốc.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 16-24 ở quốc gia này cũng tăng lên mức 18,4% vào tháng 5, mức cao kỷ lục mới sau tỷ lệ 18,2% vào tháng Tư. Điều này xảy ra là bởi ngành dịch vụ vốn được coi là trụ cột của thị trường lao động cũng đang chịu tác động mạnh. Sản lượng của lĩnh vực này giảm 5,1% trong tháng 5 và đánh dấu tháng thứ 3 sụt giảm liên tiếp.


Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đang tăng
Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đang tăng

Thị trường bất động sản Trung Quốc cũng chịu chung số phận với các nhóm ngành khác. Theo đó, doanh thu bất động sản đã giảm 31,5% từ tháng Một – Năm, so với tỷ lệ 21% trong 4 tháng đầu năm nay. Đầu tư vào bất động sản cũng giảm 4%.

Sự sụt giảm doanh thu của các nhóm ngành đã khiến sinh viên Đại học ở Trung Quốc phải đối mặt với với mùa tốt nghiệp khó khăn nhất từ ​​trước đến nay với con số kỷ lục 10,76 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp trong 2 tháng tới. Hồi tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã hối thúc sinh viên tốt nghiệp Đại học nên tìm kiếm việc làm ở vùng nông thôn.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc, tháng 5, cũng có một vài điểm sáng như lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có sự cải thiện nhẹ. Sản lượng sản xuất tăng 0,7% trong tháng 5, đảo chiều mức giảm 2,9% trong tháng 4.

Đầu tư vào tài sản cố định cũng tăng 6,2% trong 5 tháng đầu năm nay và tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Đà tăng trưởng phần lớn được thúc đẩy nhờ chi tiêu tăng mạnh hơn vào sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Trên thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang từ từ mở cửa trở lại, mối lo về dịch bệnh Covid-19 vẫn còn. Điển hình, nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đã dần dần xóa bỏ các quy định hạn chế vào đầu tháng này để cuộc sống thường nhật trở lại, một số nơi như Thượng Hải và Bắc Kinh vẫn có vài khu vực trong thành phố bị tái phong tỏa do phát hiện các ổ dịch mới.

Ông Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của tổ chức Pinpoint Asset Management, nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với "thách thức nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua".

"Với nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa có thể tái thi hành, người tiêu dùng và các doanh nhân trở nên khá thận trọng. Sự thay đổi hành vi của họ đã tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ hoạt động dưới mức tiềm năng, nếu như chính phủ không có những hành động quyết định để thúc đẩy tăng trưởng", ông Zhiwei kết luận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

11 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

11 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

11 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

11 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

11 giờ trước