Ai sẽ hưởng tài sản nếu người thừa kế đã mất?
BÀI LIÊN QUAN
Có thể tự thỏa thuận chia di sản thừa kế được không? Văn bản thỏa thuận có cần công chứng không?Bố được nhận thừa kế là mảnh đất từ ông bà nhưng nay mất liên lạc, con phải làm sao?Chưa phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì ai là người có quyền giữ giấy tờ nhà đất?Hỏi:
“Ông bà em có 7 người con, 1 trai và 6 gái. Ông mất năm 1983, bà mất 1998 không có để lại di chúc. Mảnh đất của ông bà hiện do môt cô không lập gia đình sinh sống và xây nhà. Hiện nay đất của ông bà vẫn đứng tên ông. Nay cô muốn chuyển sổ đỏ cho người cháu ngoại mà gia đình em không muốn. Bố em là con trai đã mất, giờ gia đình em muốn chia quyền thừa kế mảnh đất cho gia đình em thì có được không? Gia đình em không đồng ý thì cô có chuyển được đất đó sang cho người cháu không?” (Trần Dược - Long An).
Trả lời:
Liên quan đến câu hỏi của bạn Dược, Luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh xin tư vấn như sau:
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Trong trường hợp của bạn Dược, do ông bà bạn đã mất không để lại di chúc, như vậy tài sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Ông bà bạn có 7 người con, gồm 1 trai và 6 gái thì đều là những người thừa kế thứ nhất có quyền, nghĩa vụ và hưởng phần thừa kế bằng nhau.
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Căn cứ vào quy định của luật này và đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn Dược, thì bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng đã qua đời. Nếu bố bạn không nằm trong trường hợp quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì bạn sẽ không có quyền thừa kế phần di sản mà ông bà để lại cho bố bạn theo quy định pháp luật.
“Điều 652: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Việc cô bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho một người cháu khác phải được sự đồng ý từ tất cả những người thừa kế hàng thứ nhất. Nếu cả 5 người con gái của ông bạn đều đồng ý thì cô bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần có sự đồng ý từ gia đình bạn.