ADB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 5,2%, năm 2024 ở mức 6%
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm 2024Liệu có kịp bơm 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế trong tháng 12?TS Cấn Văn Lực: Cuối năm là thời điểm ‘xuống tiền’ đất nền, nên lựa chọn dự án gần các KCN vùng kinh tế trọng điểmMới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO). Theo đó, trong Báo cáo tháng 12 của ADB dự báo tăng trưởng của các quốc gia châu Á đang phát triển trong năm nay được điều chỉnh lên mức 4,9%, so với dự báo 4,7% được đưa ra hồi tháng 9 có tăng.
Trong năm 2024, triển vọng của khu vực này được giữ nguyên ở mức 4,8% như trong báo cáo ADO hồi tháng 9.
ADB cho biết, triển vọng của khu vực vẫn nhất quán với các giả định được đưa ra vào hồi tháng 9 với nhu cầu, dịch vụ trong nước tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng đến năm 2024 và hoạt động sản xuất dần dần hồi phục.
Theo đó, việc sửa đổi dự báo tăng trưởng năm 2023 của khu vực được thúc đẩy bởi sự điều chỉnh tăng lên đối với dự báo tăng trưởng của Ấn Độ và T, Trung Á. Tuy nhiên, Đông Nam Á sẽ tăng trưởng chậm hơn dự kiến bởi điều chỉnh giảm đối với Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Nguồn ảnh: Internet |
Theo đó, dự báo tăng trưởng Đông Nam Á trong năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống còn 4,3% so với dự báo 4,6% trước đó. Và tăng trưởng trong năm 2024 được hạ xuống mức 4,7% từ mức 4,8% trước đó. Việc điều chỉnh dự báo phản ánh hiệu suất mờ nhạt ở các nền kinh tế mở.
Ghi nhận, Indonesia, Philippines, Singapore là 3 quốc gia Đông Nam Á được giữ nguyên dự báo tăng trưởng trong năm 2023, cả năm 2024. Lý do là cả 3 nước đều cho thấy được mức tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, đà tăng dự kiến sẽ tiếp tục và bất chấp điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Đặc biệt, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay xuống 5,2% so với dự báo trước đó là 5,8%, trong khi tăng trưởng trong năm 2024 được dự báo duy trì ở mức 6,0%.
Tăng trưởng yếu hơn phản ánh tác động tích lũy của nhu cầu bên ngoài giảm, thực hiện ngân sách yếu, đặc biệt là ở cấp tỉnh; sự hồi phục chậm chạp về việc làm và tiêu dùng ở trong nước. Còn về phía cung, tăng trưởng kinh tế đã bị cản trở bởi sản lượng công nghiệp và dịch vụ thấp hơn. Bởi sự suy giảm không lường trước được, dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh giảm.
Nguồn ảnh: Internet |
Cũng theo ADB, đầu tư công cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế Đông Nam Á vào năm 2024 cũng như chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng, đáng chú ý là vào khách sạn/nhà hàng cùng các hoạt động du lịch, trong bối cảnh du lịch quốc tế trên khắp Đông Nam Á hồi phục một cách mạnh mẽ.
Dịch vụ và xây dựng ở Singapore cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự báo tăng trưởng của nước này không thay đổi. Sự hồi phục trong xuất khẩu điện tử và lĩnh vực công nghệ, cùng với sự cải thiện ở các nền kinh tế tiên tiến vào năm 2024 sẽ cải thiện hơn nữa triển vọng tăng trưởng của tiểu vùng.