meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm 2024

Thứ bảy, 09/12/2023-19:12
Vào ngày 6/12, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra dự báo tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2023: Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng - Cơ hội cho Việt Nam rằng, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam cao hơn so với nhiều quốc gia ở trong khu vực về trên thế giới. Song song với đó, các chuyên gia của CIEM cũng đã đưa ra kịch bản tăng trưởng cho năm 2024 từ 5,5 - 6,5%.

Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước nhờ nỗ lực “vượt khó”

TS. Nguyễn Hữu Thọ - Đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra những khó khăn và vướng mắc làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 như thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động trầm lắng. Vị chuyên gia này dẫn chứng, trong 9 tháng năm 2023 chỉ có 51 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 1213 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 60,4%.

Cũng tương tự, thị trường bất động sản cũng không lạc quan hơn khi mà cơ cấu hàng chưa phù hợp, thừa hàng ở những phân khúc cao tuy nhiên lại thiếu hàng ở phân khúc thấp.

Và hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế mặc dù cao (dự báo 5,19%) tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra là 6,5%. Điều này đã làm ảnh hưởng đến lộ trình phát triển đến năm 2025 và năm 2030.

Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm 2024
Trong quý IV/2023 tăng trưởng GDP ước đạt 7,72%, cao hơn so với mức tăng trưởng quý III/2023 là 5,23%, quý II/2023 là 4,05% còn quý I/2023 là 3,28%. Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra những yếu tố khách quan bên ngoài như địa chính trị thế giới phức tạp, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, lạm phát toàn cầu gây áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ, giá cả hàng hóa,... thì kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong như công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn bất cập. Và hiện tượng thiếu thống nhất, chồng chéo giữa một số quy định pháp luật và việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vẫn còn chậm và chưa quyết liệt, kịp thời.

Đưa ra đánh giá về nền kinh tế Việt Nam trong năm qua, bà Trần Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, dù đại dịch COVID-19 đã được khống chế, dù vậy thì hậu quả đại dịch để lại vẫn còn rất nặng nề. Có thể thấy, nó đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Cùng với đó, căng thẳng về địa chính trị, tăng cường rào cản kỹ thuật từ phía các thị trường quan trọng của Việt Nam liên quan đến những sản phẩm xanh, sản xuất xanh đã đặt ra những khó khăn và thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2023 cũng như trong những năm tiếp theo.

Song song với những khó khăn nêu trên, bà Ramla Khalidi - trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, năm 2023 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế các nước. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương ở khắp các nước trên thế giới đều tăng lãi suất để có thể kiểm soát lạm phát. Điều này đã kéo theo những hệ lụy tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng về cầu thị trường cũng như tăng trưởng kinh tế thế giới. Đứng trước bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để có thể giảm bớt những khó khăn từ thách thức này và kiểm soát lạm phát.

Và nhờ những nỗ lực đó mà tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 được dự báo theo hướng quý sau cao hơn quý trước. Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đáp ứng được tốt nhu cầu vốn cho phát triển, nhất là chỉ tiêu về đầu tư công. Và tính chung 11 tháng đã giải ngân 461 nghìn tỷ đồng, cao hơn 6,7% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 11 tháng năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ước đạt 28,8 tỷ USD vốn đăng ký. Trong đó, vốn thực hiện đạt mức 20,2 tỷ USD. Đây chính là mức vốn thực hiện cao nhất trong thời gian 5 năm qua. Song song với đó, Việt Nam cũng kiểm soát lạm phát tốt, nằm trong kế hoạch điều hành Nghị quyết 01 của Chính phủ với 4,5%.

Tăng trưởng kinh tế cũng theo hướng quý sau cao hơn quý trước, trong quý IV/2023 tăng trưởng GDP ước đạt 7,72%, cao hơn so với mức tăng trưởng quý III/2023 là 5,23%, quý II/2023 là 4,05% còn quý I/2023 là 3,28%.

Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm 2024
Về giải pháp trong thời gian tới, các chuyên gia khẳng định Việt Nam sẽ phải nỗ lực để có thể vượt qua được những khó khăn nội tại của chính nền kinh tế hay như những khó khăn khách quan từ nền kinh tế thế giới, bối cảnh phức tạp của địa chính trị. Nguồn ảnh: Internet

Chuyên gia đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024

Cũng tại diễn đàn,TS.Nguyễn Hữu Thọ có nêu 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2024. Theo đó, với lần lượt 3 mức là 5,5% (kịch bản thấp); 6% (kịch bản cơ sở); 6,5% (kịch bản cao). Và ước tính này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế (WB dự báo 5,5%; IMF dự báo 5,8%; ADB dự báo 6%).

Đặc biệt, theo nhóm nghiên cứu, các đầu tàu tăng trưởng truyền thống như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng chậm dần và xuất hiện một số đầu tàu mới đó là Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Tuy nhiên, một số đầu tàu mới này còn ít và chưa thực sự mạnh mẽ.

Và nhóm nghiên cứu cũng đề xuất tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tình trạng lạm phát, chú trọng nhiều hơn các động lực tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy tiếp tục cải thiện thể chế cũng như môi trường kinh doanh. Song song với đó là tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất, tăng cường hỗ trợ các chủ thể sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ.

Còn về giải pháp trong thời gian tới, các chuyên gia khẳng định Việt Nam sẽ phải nỗ lực để có thể vượt qua được những khó khăn nội tại của chính nền kinh tế hay như những khó khăn khách quan từ nền kinh tế thế giới, bối cảnh phức tạp của địa chính trị. Và để có được sự đột phá trong năm 2024 và những năm tiếp theo đòi hỏi cần phải có những chính sách, chiến lược điều hành, phát triển kinh tế phù hợp nhằm mục đích tận dụng lợi thế từ các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm mục đích vượt qua thách thức mới và những khó khăn.

Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm 2024
Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, động lực đầu tiên để cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong tháng cuối năm 2023 và năm 2024 đó chính là xuất khẩu và Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu từ 5 - 7%. Nguồn ảnh: Internet

Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, để cho nền kinh tế Việt Nam có thể hồi phục mạnh mẽ vào năm 2024, Việt Nam cần phải linh hoạt các giải pháp để giải quyết được những khó khăn, thách thức đang hiện hữu. Trên thực tế thì quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng,... đang mang đến những cơ hội mới để cho Việt Nam có thể thâm nhập vào những thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu,...

Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phân tích, ngoài ra Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến cũng như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo,... nhằm mục đích khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Trước đó, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành - giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, động lực đầu tiên để cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong tháng cuối năm 2023 và năm 2024 đó chính là xuất khẩu. Cũng theo ông Thành, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu từ 5 - 7%. Điều này có thể đạt được nhờ vào việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ hồi phục.

Còn TS Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam đánh giá, mục tiêu tăng trưởng 5,5 - 6,5% trong năm 2024 là tương đối thách thức trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều điều kiện và chuyển biến trong những tháng cuối năm ủng hộ cho triển vọng tăng trưởng trong năm tới.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước