Chuyên gia chứng khoán: Kịch bản VN-Index “thủng” đáy 1.000 điểm khó xảy ra, sóng tăng mạnh sẽ xuất hiện trong năm 2024
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán, dầu, vàng đồng loạt tăng giá trên toàn cầuRủi ro trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn đang hiện hữuChứng khoán Mỹ “hụt hơi” sau 4 tuần tăng, giá dầu giảm trong lúc chờ cuộc họp OPEC+Có thể thấy, nỗ lực kéo điểm chưa đủ kéo thị trường vượt cản, chỉ số VN-Index vẫn chật vật quanh ngưỡng 1.100 điểm trong suốt hơn 1 tháng qua. Tính từ đỉnh ngắn hạn hồi giữa tháng 9 tới nay, chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái sideway down với những phiên hồi phục với biên độ nhỏ, sau đó, nhịp điều chỉnh sâu hơn xuất hiện đã xóa sạch đà tăng của chỉ số.
Dòng tiền mạnh thường xuất hiện vào những thời điểm thị trường giảm sâu và điều này cho thấy nhà đầu tư đang dè dặt trong việc xuống tiền tại vùng giá cao.
Thị trường vận động theo xu hướng sideway down khiến nhà đầu tư khó chịu vì mua cổ phiếu chưa kịp về tài khoản đã “tạm lỗ”. Vậy thị trường có thể tiếp tục trạng thái “cưa chân bàn” đến bao giờ?
Thị trường có thể tiếp tục trạng thái "cưa chân bàn" đến bao giờ? |
Đưa ra nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT FiinPeacecho cho rằng, dù VN-Index nhiều lần vượt cản 1.100 điểm, nhưng vẫn chưa thể khẳng định đáy 2 của chỉ số được xác lập.
Theo chuyên gia, điều kiện tạo đáy của thị trường hiện vẫn chưa đủ yếu tố thời gian, ít nhất cần khoảng 2-4 phiên điều chỉnh để tạo mức giá thấp nhất giai đoạn này. Từ khoảng phiên 4-6 sau đó, nếu thị trường bứt phá vượt lên đường chéo thì có thể xác nhận VN-Index đã chính thức tạo đáy 2.
Tính từ đáy 2022 đến nay, chuyên gia FiinPeace nhận định, VN-Index vẫn đang trong trạng thái sideway down. Nhìn lại giai đoạn 2018 - 2020, thị trường khi đó giữ trạng thái sideway down trong suốt gần 2 năm. Theo đó, chuyên gia cho rằng VN-Index có thể phải đến tháng 4/2024, thậm chí lâu hơn để chấm dứt trạng thái “cưa chân bàn”.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là chỉ số chính đang ở vùng giá thấp tại khu vực đi ngang với mức dao động trên 1.000 điểm. Vấn đề là do thị trường đi ngang biến động nhỏ tạo cho nhà đầu tư cảm giác khó chịu khi giao dịch lướt sóng.
Do đó, theo chuyên gia xu hướng sideway là cần thiết, vì nhìn lại thị trường giai đoạn 2020, VN-Index giảm rất mạnh khi có biến cố Covid-19. Nếu so sánh hai kịch bản để kết thúc trạng thái đi ngang là một pha giảm mạnh để bật lên và lình xình tích lũy đủ thời gian thì xu hướng hiện tại vẫn giúp nhà đầu tư phần nào bớt thua lỗ hơn.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT FinPeace |
Đặc biệt, ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng xu hướng sideway down của thị trường cũng đang chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc. Nếu thị trường sớm kéo tăng điểm từ nay đến tháng 1 năm 2024, sau đó có đợt giảm mạnh thì xu hướng đi ngang sẽ chấm dứt. Còn ngược lại, nếu thị trường biến động trong biên hẹp như hiện nay thì có khả năng trạng thái “cưa chân bàn” sẽ kéo dài có đến tháng 4 năm sau.
Vị chuyên gia FiinPeacecho biết thêm, dấu hiệu xác nhận con sóng tăng lớn vẫn chưa xuất hiện, nhà đầu tư vẫn đang thận trọng chưa giải ngân với lượng tiền lớn. Trong thời gian tới, chỉ số VN-Index cần xác nhận vượt những ngưỡng cản quan trọng với lượng tiền mua đuổi lớn thì nhà đầu tư mới có thể giải ngân quyết liệt vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kịch bản VN-Index “thủng” đáy 1.000 điểm sẽ khó xảy ra, sóng tăng mạnh trong năm 2024 sẽ xuất hiện, vấn đề chỉ là thời gian.
Về chiến lược đầu tư, vị chuyên gia đến từ FiinPeace khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn có thể tranh thủ tận dụng cơ hội gom cổ phiếu tại những nhịp giảm từ khoảng cuối tháng 1 và cuối tháng 4 năm 2024. Trong khi đó, với những nhà đầu tư ngắn hạn nên chờ thị trường xác nhận tín hiệu rõ ràng hơn để giải ngân.
Nhà đầu tư nên làm gì khi tài khoản chứng khoán bị bào mòn?
Đầu tư chứng khoán chắn hẳn không nhà đầu tư nào dám khẳng định luôn chiến thắng. Chọn nhầm cổ phiếu, vào sai thời điểm, mua đúng đỉnh, bán đúng đáy,... là những câu chuyện không hiếm. Những quyết định sai lầm có thể khiến nhà đầu tư cảm thấy mệt mỏi khi nhìn tài khoản chứng khoán bị bào mòn từng ngày. Vậy nhà đầu tư nên làm gì?
Đầu tiên, cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc tài khoản bị bào mòn. Điều cần thiết là phân tích lại các quyết định đầu tư của mình, xem đã mắc những sai lầm nào như giao dịch quá nhiều, gồng lỗ, không có chiến lược rõ ràng, không cắt lỗ kịp thời,... Bằng cách này, nhà đầu tư có thể rút ra bài học và tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.
Thứ hai, nên kiểm soát tâm lý và cảm xúc của mình. Khi tài khoản bị bào mòn, nhà đầu tư có tâm lý chung cảm thấy buồn, thậm chí tức giận, hoảng loạn,... Những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định, khiến nhà đầu tư mất bình tĩnh và khách quan. Bạn có thể hạn chế những cảm xúc này bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi, tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia tư vấn tài chính,...
Thứ ba, nhà đầu tư nên tránh những tin đồn, lời “phím hàng” không chính xác cũng như không kiểm chứng được nguồn gốc. Việc tìm kiếm những thông tin chính thống, khách quan và đầy đủ sẽ bổ trợ đắc lực cho quá trình đầu tư. Điều quan trọng là phải tuân thủ kỷ luật đầu tư và không để tham lam hay sợ hãi làm mất đi lợi nhuận của mình.
Thứ tư, nhà đầu tư cũng nên điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình, xem xét lại các cổ phiếu đang nắm giữ, xem cổ phiếu nào không còn phù hợp với mục tiêu và chiến lược đầu tư, hoặc những cổ phiếu có triển vọng sấu. Theo đó. nhà đầu tư nên cắt lỗ những cổ phiếu này để giảm bớt áp lực cũng như giải phóng vốn để tìm kiếm những cổ phiếu mới, có giá trị thực cao hơn giá trị thị trường hoặc có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời là phương pháp được khuyến khích.