9x Bình Phước cất tấm bằng cử nhân đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi trùn quế, sản xuất phân vi sinh
BÀI LIÊN QUAN
Anh nông dân Tiền Giang biến bãi bùn ở xứ cù lao thành "đất vàng" từ nghề nuôi tôm thẻ, mỗi năm thu lãi tiền tỷÔng nông dân Long An đầu tư 6ha đất trồng mai vàng thu về tiền tỷ mỗi năm: Khó khăn mới gặt được "quả ngọt"Nông dân Hà Tĩnh "hưởng lợi" từ việc "sốt đất": Nhiều gia đình đổi đời khi xây nhà, tậu xe ô tô tiền tỷKỹ sư trẻ đam mê nuôi trùn quế
Theo Dân Việt, trang trại của chàng kỹ sư 9x Mai Thế Tâm nằm khép mình trong vườn cao su xanh mướt tại ấp Bưng Trang, xã Tiến Thành, tỉnh Bình Phước, cách nhà của anh tầm 4km. Trong trang trại, hàng dãy nhà nối tiếp nhau được Tâm thiết kế rất bài bản và khoa học. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn trên nền bê tông nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân. Chỉ tay vào một ô nuôi, chàng kỹ sư trẻ này tâm sự: "Nuôi trùn rất thú vị, phân bò đưa vào đây chỉ trong vòng từ 10-15 ngày thì con trùn đã biến phân bò thành phân vi sinh, bón rất tốt cho cây trồng. Trùn quế là loại khá dễ tính. Nuôi không khó chút nào, chỉ cần hiểu được tập tính, chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó sẽ mang lại nguồn thu nhập cao”.
Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hưng Yên đầu tư đất nuôi bò mỗi năm dắt túi 300 triệu đồng
Với 30 con bò thịt và bò sinh sản theo hướng nhốt chuồng, cho ăn cám ngô và gạo, anh Hưng sống tại thôn Minh Lý, xã Hoàng Hoa Thám, huyện n Thi, tỉnh Hưng Yên đã có được lợi nhuận mỗi năm 300 triệu đồng.Ông nông dân Tây Ninh đầu tư 10ha đất trồng tràm nấu tinh dầu thơm, mỗi năm thu về 200 triệu đồng
Tại vùng đất bán ngập nước của Đảo Nhím của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có nhiều nông dân trồng mì và các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, chỉ có một mình ông Hạnh "đen" đi trồng tràm nấu tinh dầu. Mặc dù nhiều nơi đã trồng tràm lấy tinh dầu nhưng tại Tây Ninh thì chỉ có ông Hạnh là người đầu tiên.Mai Thế Tâm cho biết cơ duyên đến với nghề này rất tình cờ. Trong một lần học đại học, Tâm đã được thầy giáo giao cho thực hiện đề tài khoa học về nông nghiệp. Qua tìm hiểu, Tâm đã chọn đề tài trùn quế để thực hiện. Và sau khi đăng ký thì Tâm đã được thầy dẫn đi tham quan một số trang trại nuôi trùn quế tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, chàng trai trẻ nhìn thấy những con trùn quế lúc nhúc màu đỏ trông rất đặc biệt, từ đó Tâm đã mê mẩn loài này mà không hề hay biết. Và sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học chuyên ngành Khoa học môi trường vào tháng 8/2016, đến cuối năm thì Tâm đã quyết định không nộp hồ sơ xin việc mà đầu tư nuôi trùn quế.
Tâm chia sẻ: "Khi nói với bố mẹ dự định của bản thân thì bị ngăn cản, từ chối. Không nản lòng tôi đã tiếp tục thuyết phục và được bố mẹ đồng ý. Khi được sự hậu thuẫn của gia đình, tôi đã mượn một ít vốn của bố mẹ để thực hiện đam mê nuôi trùn quế của mình". Hiện tại, chàng kỹ sư 9x Mai Thế Tâm đang sở hữu 20 con bò, 3 khu nuôi trùn quế và khu trồng cỏ với tổng diện tích lên đến 2ha. Sau thời gian gần 1 năm đầu tư chăm sóc, khu nuôi trùn quế của anh chàng đã xuất bán được 20 tấn phân vi sinh với số tiền 40 triệu đồng. Đây được xem là thành quả ban đầu để cho Tâm có động lực tiếp tục đầu tư mở rộng khu để nuôi trùn quế.
Chàng trai trẻ bật mí tương lai sẽ hướng đến sản xuất phân vi sinh
Chàng trai trẻ này cho biết, trùn quế thuộc ngành ruột khoang, nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang được phân hủy. Phân trùn quế và mùn bã sau thời gian nuôi trùn là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng. Bên cạnh đó, trùn quế còn có hàm lượng Protein cao tương đương với bột cá, bột đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia cầm và thủy sản rất tốt. Để cho trùn quế có thể sinh trưởng tốt thì trang trại nuôi phải có mái che mưa, che nắng và nền phải được xây dựng bằng xi măng hay nền đất cứng, chiều cao từ 5 - 10cm. Giống trùn quế tốt nhất là ở dạng sinh khối (có cả trùn bố mẹ, con, trúng kén và cơ chất mà trùn đang sống quen) để cho trùn không bị sốc với môi trường lạ và phát triển, sinh sản nhanh.
Và khi chuẩn bị chuồng xong thì thả trùn giống bằng cách rải theo một đường thẳng giữa những ô luống. Hơn thế, nên thả trùn quế vào buổi sáng. Chàng kỹ sư 9x này nhấn mạnh: "Phân bò tươi sau khi thu gom sẽ ủ khô hay ủ với nước thời gian từ 7 - 10 ngày thì lấy cho trùn ăn. Sau thời gian 2 - 3 ngày thì hãy cho phân bò đã ủ lên trên bề mặt của ô đang nuôi để cho trùn ăn. Cứ như thế, sau thời gian 4 tháng sẽ thu hoạch sản phẩm phân vi sinh (phân của trùn quế).
Ngoài ra, hàng ngày cần phải tưới ẩm mặt luống. Nếu như trời quá nóng từ 34 - 35 độ C thì cần tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ. Mật độ thả giống cũng quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp là khoảng từ 9 - 12kg sinh khối/m2, tương đương với 3 - 4 kg trùn tinh/m2. Chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm cho hay: "Hiện nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh rất lớn nên sản phẩm phân trùn quế của trang trại tôi sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Chủ yếu cung cấp cho một số trang trại trồng rau sạch, dưa lưới, cây ăn trái... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để sản xuất phân bón vi sinh để cung cấp cho người nông dân”.
Hiện tại, mô hình nuôi trùn quế của anh chàng Mai Thế Tâm đang được xã Tiến Thành triển khai nhân rộng. Và để tạo điều kiện cho mô hình này phát triển một cách mạnh mẽ thì thời gian quan Ủy ban nhân dân xã Tiến Thành đã thành lập Hợp tác xã tư vấn liên kết sản xuất điều và dịch vụ phân bón vi sinh Bình Phước do Mai Thế Tâm làm chủ nhiệm.