4 phân khúc bất động sản sẽ thu hút vốn đầu tư trong năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản Đại Nam như thế nào sau khi Nguyễn Phương Hằng bị bắt?"Kích cầu" trước nguy cơ lạm phát, doanh nghiệp bất động sản đang tính toán điều gì?An Giang và những lợi thế bứt phá về bất động sản năm 2022Đó là khẳng định của TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV khi trao đổi về triển vọng xu hướng nguồn vốn của thị trường bất động sản trong năm 2022.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về các yếu tố thúc đẩy phục hồi thị trường bất động sản 2022?
Chúng tôi kì vọng năm 2022 đà phục hồi nền kinh tế sẽ tốt hơn so với 2 năm vừa qua. Mặc dù chúng ta gặp nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài.
Tại Việt Nam, từ tháng 4/2021 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Trong 2 tháng đầu năm 2022, nhiều chỉ số kinh tế quan trọng ghi nhận mức tăng như: GDP tăng 4,8 - 5,2% (quý I) so với cùng kỳ, CPI bình quân tăng 1,68%, chỉ số sản xuất nghiệp tăng 5,4%, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 876,03 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,2%, kim ngạch nhập khẩu tăng gần 16%, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 11,9%...
Dự báo cả năm 2022, tăng trưởng ở kịch bản khả quan sẽ từ 5,5-6 %, kịch bản xấu hơn sẽ ở mức 4,5-5%, lạm phát xoay quanh 4%.
Có thể bạn quan tâm:
- Biến động thị trường mua bán nhà đất
- Biến động thị trường cho thuê nhà đất
- Biến động thị trường sang nhượng nhà đất
Thứ hai, chúng ta đang thay đổi căn bản các chiến lược phòng chống dịch, kinh tế xã hội đã có phục hồi tương đối tốt từ quý IV/2021 đến nay.
Thứ ba, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã có những hiệu ứng tích cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong năm 2022.
Theo Nghị quyết về Chương trình phục hồi với tổng quy mô thực chi gần 350 nghìn tỷ đồng. Trong đó có nhiều động lực cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi và phát triển nói chung và phục hồi thị trường bất động sản nói riêng.
Chương trình phục hồi của Chính phủ còn bao gồm nhiều nội dung như gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng, mức hỗ trợ 2% trong 2 năm, gói giảm thuế, phí, lệ phí ước khoảng 64 nghìn tỷ, gói 6 nghìn tỷ hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 để giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Việc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công - đặc biệt là cấu phần hơn 100 nghìn tỷ đồng qua Chương trình phục hồi - sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho thị trường bất động sản.
Nền tảng tăng trưởng vững vàng của nền kinh tế nói chung sẽ là tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản ở nhiều phân khúc.
Bên cạnh đó, các “nút thắt” về pháp lý cũng đang dần được tháo gỡ. Chính phủ đang chuẩn bị cho sửa nghị định liên quan đến quản lý khu công nghiệp, trong đó quy định rõ, trong khu công nghiệp phải có nhà ở cho công nhân, rút kinh nghiệm dịch bệnh vừa qua. Đặc biệt là sửa một số luật, Quốc hội đã thông qua 1 luật sửa 8 luật tháo gỡ nhiều vướng mắc trong xây dựng và BĐS, mặc dù vẫn còn một số điểm tiếp tục bàn thảo tiếp. Ngoài ra, Luật Nhà ở, Luật Đất đai sẽ sửa đổi trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm:
- Mua bán Nhà riêng Quận Cầu Giấy, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Nhà mặt phố Quận Cầu Giấy, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Quận Cầu Giấy, Hà Nội mới nhất
- Vậy nguồn vốn thị trường bất động sản 2022 sẽ như thế nào, thưa ông?
Với thị trường bất động sản, dòng vốn năm 2021, tín dụng vẫn tăng trưởng 12%. Trong đó, bất động sản nhà ở tín dụng tăng khoảng 14-15%, tín dụng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tăng khoảng 7-8%. Đặc biệt là phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng tốt khi doanh nghiệp bất động sản đứng thứ hai trong các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường với mức phát hành năm 2021 là trên 200 ngàn tỷ. Thời gian qua Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính có những quy định siết lại hoạt động này. Tuy nhiên vẫn còn dư địa phát triển do quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung và trái phiếu bất động sản Việt Nam nói riêng vẫn còn khá nhỏ so với khu vực. Đây là kênh dẫn vốn trung và dài hạn rất quan trọng cho thị trường bất động sản thời gian qua và sắp tới.
Về dòng vốn tư nhân, tôi cho rằng năm nay sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, giúp dòng vốn đầu tư tư nhân vào thị trường vẫn ở hướng tích cực.
Bên cạnh đó, thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng đứng thứ 2 trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Tôi cho rằng, năm 2022, phục hồi đầu tư tư nhân trong lĩnh vực bất động sản sẽ tốt hơn nữa. Đặc biệt, trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội Chính phủ và Quốc hội thông qua có khá nhiều khấu phần liên quan đến bất động sản nhà ở. Vì vậy, tôi cho rằng phân khúc bất động sản nhà ở năm nay sẽ phục hồi mạnh mẽ. Với BĐS nghỉ dưỡng cũng bắt đầu phục hồi nhưng trễ hơn một chút. Với du lịch, chúng ta đặt mục tiêu phục hồi 40-50% thì bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng phục hồi ở mức tương tự như vậy.
Ngoài ra, phân khúc bất động sản khu công nghiệp cũng được đánh giá tích cực trong hai năm qua sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay. Trong bối cảnh rủi ro hiện nay, hiện tượng dịch chuyển vốn đầu tư bao gồm cả đầu tư nước ngoài và trong nước có dấu hiệu tích cực sẽ thúc đẩy phân khúc bất động sản khu công nghiệp phát triển.
- Đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu đi đến hồi kết, vậy thời gian tới, đây có tiếp tục là lực cản với thị trường bất động sản không?
Chính phủ Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới coi dịch bệnh là bệnh đặc hữu và xác định sống chung an toàn với dịch bệnh nên về cơ bản vẫn có những lực cản nhất định đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, năm nay, vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn đó là Chiến sự Nga – Ukraine sẽ có tác động tiêu cực tới cả kinh tế toàn cầu và Việt Nam chúng ta trong đó có thị trường bất động sản. Bởi nó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, giảm lực cầu. Bên cạnh đó sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Câu chuyện lúc này liên quan đến xuất nhập khẩu hay đầu tư nước ngoài, đặc biệt có nhiều dự án đầu tư từ Trung Đông, Nga, Ukraine hoặc 1 số nước khác có nhu cầu đầu tư sang Việt Nam cũng phải trì hoãn lại kế hoạch.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tận dụng những cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Khi thị trường có các điểm sáng như Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng mức độ khá, quy mô thị trường 100 triệu dân, đặc biệt thị trường bất động sản tiếp tục phát triển tương đối tốt sẽ vẫn nhiều sức hút với sức hút đầu tư.
THAM KHẢO THÊM:
- Nhu cầu của khách hàng đã thay đổi rất nhiều từ đài dịch COVID-19 lần thứ 4, theo ông, các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS cần chú ý về sản phẩm, chất lượng như thế nào?
Về thách thức đối với thị trường bất động sản, nguồn cung chưa dồi dào ngay; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng nhanh (trong 2 tháng đầu năm tăng 2%); Chính phủ chỉ đạo kiểm soát, rà soát thị trường TPDN (sửa đổi Nghị định 153); các cuộc đấu giá đất đã tạo ra một mặt bằng không lành mạnh; giá bất động sản vẫn tăng, đặt ra câu hỏi liệu có điều chỉnh; Thông tư 16/TT-NHNN kiểm soát đầu tư của tổ chức tín dụng vào trái phiếu bất động sản; chương trình đánh thuế bất động sản.
Thị hiếu khách hàng thay đổi thì doanh nghiệp cũng cần thay đổi. Doanh nghiệp bất động sản cần:
Một là thích ứng và thay đổi nhanh hơn sản phẩm của mình theo hướng phải xanh hơn, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường và an toàn.
Thứ hai, tiết kiệm năng lượng hơn nhất là trong bối cảnh giá điện, xăng dầu tăng mạnh như hiện nay.
Thứ ba, không thể bỏ qua chuyển đổi số, giúp chúng ta tiết giảm chi phí giúp chúng ta bán hàng, thiết kế các sản phẩm trên nền tảng số thu hút và hấp dẫn hơn với khách hàng, đặc biệt là trong việc thu thập thông tin dữ liệu khách hàng tốt hơn qua đó nắm được thị hiếu của khách hàng tốt hơn.
- Để hỗ trợ thị trường phát triển trong dài hạn, cần có nhóm giải pháp nào, thưa ông
Liên quan đến vấn đề này, dù tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường này vẫn là “điểm sáng” đầy sôi động. Thời gian tới sẽ có một số xu hướng nổi bật như:
Xu hướng thứ nhất: Các tổ chức tín dụng, kể cả các công ty tài chính tiêu dùng vẫn sẽ tập trung tín dụng vào phân khúc ngân hàng bán lẻ và chiến lược chuyển đổi số trong thời gian tới.
Xu hướng thứ hai: Dòng tiền vẫn tiếp tục chảy vào cho vay mua nhà, bởi vì đây vẫn là chính sách được Nhà nước khuyến khích và cũng là nhu cầu thực tiễn. Năm 2022, Việt Nam sẽ bắt đầu chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có một số gói tài chính liên quan đến bất động sản nhà ở. Chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ phối hợp với các bộ ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để triển khai những chương trình đó.
-Xin cảm ơn ông!